Từ
sự kiện Tổng thống Mỹ sang thăm Việt Nam, những ngày gần đây một số trang mạng
xã hội như “Nhân quyền cho Việt Nam”, “Việt Tân”, “Thanh Hiêu Bui”, “Lê Trung
Khoa”, đài “Á Châu Tự Do”…, đang ra sức phát tán nhiều thông tin xấu, độc để chống
phá Đảng, Nhà nước; xuyên tạc mối quan hệ Việt Nam – Trung Quốc, Việt Nam – Hoa
Kỳ…chúng cho rằng “Đảng, Nhà nước Việt Nam bắt cá hai tay”, “miệng thì nói ra rả
chính sách “bốn không” nhưng trên thực tế thì không làm như thế”, “lấy uy, oai
của Mỹ để dọa khỉ, rung cây”, “dạy cho Trung Quốc một bài học”.
Một
số ý kiến khác thì phản ứng ngược lại, “hoan hô sự đổi mới của Đảng Cộng sản Việt
Nam”, cho rằng “Hà Nội mời Tổng thống Mỹ Joe Biden đến Việt Nam là hoàn toàn
đúng” vì “đi theo con đường TBCN là hợp thời thế”, “Việt Nam đi với Mỹ, gia nhập
NATO thì Trung Quốc không dám quậy phá, đe dọa chiếm biển Đông”. Đây là một sự
cáo buộc, vu khống trắng trợn, đã xuyên tạc sự thật, gây nghi ngờ và phá hoại mối
quan hệ giữa hai Đảng, hai Nhà nước, hai Quân đội và các nguyên tắc mà lãnh đạo
cấp cao Việt Nam và Trung Quốc đã ký kết.
Mục
đích chống phá của các thế lực thù địch nhằm xuyên tạc, chống phá đường lối,
chính sách đối ngoại quốc phòng độc lập, tự chủ của Đảng và Nhà nước ta, chống
phá cách mạng Việt Nam; gây hoang mang, dao động, làm suy giảm niềm tin vào chủ
trương, đường lối của Đảng, chính sách đối ngoại quốc phòng của Nhà nước, gây
khó khăn cho Việt Nam trong các quan hệ quốc tế. Vì vậy, khẳng định tính độc lập,
tự chủ của đối ngoại quốc phòng Việt Nam là nhiệm vụ cấp bách nhằm góp phần phản
bác những quan điểm sai trái, xuyên tạc nói trên.
Rõ
ràng là, trong bối cảnh thế giới hiện thời, Đảng ta, đứng đầu là đồng chí Tổng
Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tìm thấy đối sách phù hợp để ứng xử khôn khéo, vừa
“được người, được việc, được quan hệ”, vừa “thêm bạn, bớt thù”, né tránh tổn
thương, mâu thuẫn, và nguy cơ có thể dẫn đến xung đột, chiến tranh, làm gián đoạn
quá trình đổi mới đất nước. Cùng với đó, chúng ta thực hiện phương châm “bảo vệ
Tổ quốc từ sớm, từ xa; giữ nước từ khi nước chưa nguy” một cách hiệu quả. Chuyến
thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Mỹ Joe Biden theo lời mời của Tổng Bí
thư Đảng ta Nguyễn Phú Trọng đã được chuẩn bị chu đáo, cân nhắc và tính toán kỹ
lưỡng vì mục đích hòa bình, hữu nghị và hợp tác ở tầm đối tác chiến lược toàn
diện có lợi cho hai dân tộc Việt Nam và Hoa Kỳ.
Chủ
trương nhất quán của Việt Nam là đẩy mạnh đối ngoại quốc phòng độc lập, tự chủ
theo hướng phát triển sâu, rộng cả về phạm vi và mức độ hợp tác; “chủ động,
tích cực tham gia các cơ chế đa phương về quốc phòng, an ninh theo tư duy mới về
bảo vệ Tổ quốc” nhằm góp phần phát huy sức mạnh nội tại, củng cố sức mạnh quân
sự, quốc phòng, tranh thủ tối đa ngoại lực để bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Trong
quan hệ đối ngoại quốc phòng, Việt Nam nhất quán chính sách quốc phòng “bốn
không”: “Không tham gia liên minh quân sự; không liên kết với nước này để chống
nước kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt
Nam để chống lại nước khác; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực
trong quan hệ quốc tế”.
Tuy
nhiên, tùy theo diễn biến của tình hình và trong những điều kiện cụ thể, Việt
Nam sẽ cân nhắc phát triển các mối quan hệ quốc phòng, quân sự cần thiết với mức
độ thích hợp trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau, các nguyên tắc
cơ bản của luật pháp quốc tế, hợp tác cùng có lợi, vì lợi ích chung của khu vực
và cộng đồng quốc tế nhằm phát huy sức mạnh của mọi nguồn lực để bảo vệ vững chắc
độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
Thực
hiện nhất quán chính sách “bốn không” quy định tính chất độc lập, tự chủ của đối
ngoại quốc phòng Việt Nam, nhằm chủ trương thực hiện “kế sách ngăn ngừa các
nguy cơ chiến tranh, xung đột từ sớm, từ xa. Nỗ lực phấn đấu để ngăn ngừa xung
đột, chiến tranh và giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, phù hợp
với luật pháp quốc tế. Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập,
chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, vùng trời, vùng biển; giữ vững môi
trường hòa bình, ổn định để phát triển”.
Trong
đối ngoại quốc phòng, Việt Nam luôn chú trọng thúc đẩy mở rộng quan hệ hợp tác
và không coi nhẹ sức mạnh bạo lực, không mơ hồ, ảo tưởng về một nền hòa bình có
được mà không dựa trên sức mạnh tự bảo vệ; không dựa trên liên minh quân sự hoặc
“chiếc ô” bảo vệ của nước khác. Khẳng định chân lý về tính tất yếu của bạo lực
cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng, Đảng ta, Nhà nước ta không một phút
lơ là, mất cảnh giác trong củng cố sức mạnh toàn diện quân đội. Việc mở rộng đối
ngoại quốc phòng, trong đó có việc mua sắm vũ khí, trang bị hiện đại, với mục
đích tự vệ chính đáng cho thấy bản chất tự vệ, tính chính nghĩa và phù hợp của
chủ trương xây dựng quân đội của Đảng ta. Đồng thời với từng bước hiện đại hóa
quân đội phù hợp với chiến tranh hiện đại thì nâng cao chất lượng nhân tố chính
trị - tinh thần luôn được đặt lên hàng đầu trong xây dựng quân đội ta.
Hiện
nay, thế giới đang trải qua những biến động to lớn, diễn biến rất nhanh chóng,
phức tạp, khó dự báo; “cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, xung đột cục bộ
tiếp tục diễn ra dưới nhiều hình thức, phức tạp và quyết liệt hơn, làm gia tăng
rủi ro đối với môi trường kinh tế, chính trị, an ninh quốc tế” (4). Trong khi
đó “Chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chủ nghĩa cường quyền nước lớn, chủ nghĩa thực
dụng trong quan hệ quốc tế gia tăng” (5); các vấn đề an ninh truyền thống, đặc
biệt là tranh chấp chủ quyền biển, đảo diễn ra căng thẳng, phức tạp, quyết liệt,
tiềm ẩn nguy cơ xung đột. Từ đó, nêu bật tính độc lập, tự chủ của đối ngoại quốc
phòng Việt Nam là rất cần thiết để phát huy sức mạnh dân tộc, tận dụng và khai
thác triệt để sức mạnh của thời đại trong đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập,
chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc và trong xây dựng chủ
nghĩa xã hội. Trong bối cảnh ấy càng cần đến sự nhất quán và tính độc lập, tự
chủ trong đối ngoại quốc phòng để không rơi vào chiêu bài dụ dỗ, mua chuộc, lợi
dụng lôi kéo của “các bên”, để Việt Nam có khả năng tự quyết định vận mệnh dân
tộc mình mà không trông chờ vào bất cứ thế lực bên ngoài nào.
Thực
tiễn tình hình thế giới những năm qua và gần đây cho thấy rõ, cái phải trả cho
việc liên minh với nước này để chống nước kia, của việc “chọn bên” là vô cùng đắt,
thậm chí một nước nhỏ có thể trở thành con bài “tốt thí” trong tay các nước lớn.
Cho nên, đường lối đối ngoại quốc phòng độc lập, tự chủ là đặc biệt quan trọng
trong bối cảnh khu vực hiện nay. Trong một thế giới đầy biến động, cạnh tranh
chiến lược và nhiều sự lựa chọn, Việt Nam không chọn bên mà chọn chính nghĩa, sự
công bằng, công lý và lẽ phải trên cơ sở các nguyên tắc của luật pháp quốc tế,
Hiến chương Liên hợp quốc, bình đẳng, tất cả cùng có lợi, cùng thắng, đó là
quan điểm nhất quán, xuyên suốt và công khai của Đảng, Nhà nước ta trong thực
hiện chính sách đối ngoại quốc phòng. Với việc kiên định nguyên tắc đó, chúng
ta sẽ có đủ bản lĩnh, trí tuệ để xử lý đúng đắn các quan hệ đối ngoại mà không
nhất thiết phải liên kết với nước này để chống nước kia. Chúng ta có thể chọn bạn,
nhưng dứt khoát không chọn bên, đó là quan điểm nhất quán và cũng phù hợp với
xu thế tiến bộ của thế giới ngày nay.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét