Trong chiến
lược “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, vấn đề “nhân quyền” được
xem là ngòi nổ để kích động quần chúng nhân dân, chia rẽ khối đại đoàn kết dân
tộc, xuyên tạc đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước.
Gần đây, ngày
11/5/2024, trang blod Đài Á Châu Tự Do (RFA) đã tán phát bài “Hơn 300 khuyến
nghị cho Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc”, nội dung xuyên tạc
Phiên đối thoại về Báo cáo Quốc gia của Việt Nam theo Cơ chế rà soát định kỳ phổ
quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc; phủ nhận giá trị tự
do, dân chủ ở Việt Nam; vu cáo chính quyền vi phạm nhân quyền trên nhiều lĩnh vực.
Cá biệt, chúng còn đòi Việt Nam sửa Điều 4 trong Hiến pháp hòng xóa bỏ vai trò
lãnh đạo của Đảng.
Nói về Đài Á
Châu Tự Do, đây là blog chuyên đăng các bài viết xuyên tạc, chống phá về chủ
trương của Đảng và Nhà nước Việt Nam, nhất là khi có sự kiện về “tôn giáo”,
“nhân quyền”; chúng lại tăng cường có những bài viết xuyên tạc, bôi nhọ, nhằm
làm cộng đồng quốc tế có cái nhìn sai lệch về tình hình “nhân quyền” ở Việt
Nam. Tất cả những bài viết của chúng đều không có số liệu minh chứng, hoặc đánh
giá tình hình một cách phiến diện.
Thực tiễn các vấn đề về nhân quyền ở
Việt Nam, các đánh giá của Liên Hợp Quốc lại luôn coi Việt Nam là nước coi trọng
phát triển con người, xóa đói giảm nghèo, thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội.
Theo báo cáo năm 2020 của Chương trình Phát triển của Liên Hợp Quốc UNDP, Việt
Nam đã vào nhóm các nước có Chỉ số phát triển con người (HDI) ở mức cao trên thế
giới, xếp thứ 117/ 189 quốc gia và vùng lãnh thổ. Từ năm 1990 đến 2019, giá trị
HDI của Việt Nam đã tăng gần 46%, nằm trong số các nước có tốc độ tăng HDI cao
nhất trên thế giới. Chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam là thúc đẩy quyền
con người, trong đó có các quyền tự do cơ bản được quy định cụ thể trong Hiến
pháp 2013 cũng như nhiều văn bản pháp luật liên quan. Trong những năm qua, Việt
Nam không ngừng hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật để triển khai nhiều biện
pháp cụ thể, đảm bảo tốt hơn quyền con người, quyền công dân, tích cực tham gia
hợp tác quốc tế về quyền con người.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét