Với các hoạt
động chống phá của các thế lực thù địch gần đây trên nhiều diễn đàn phản động
đã đồng loạt phát tán bài viết: “Việt Nam đàn áp người dân tộc thiểu số theo
đạo tin lành để phá hoại sự đoàn kết”. Nội dung bài viết vu khống Việt Nam đàn
áp người dân tộc thiểu số theo đạo Tin lành và chia rẽ dân tộc để dễ bề cai
trị, nhằm kích động người người dân tộc thiểu số ly khai, lật đổ chế độ xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam.
Trong nhiều bài viết các thế lực thù địch, phần tử cơ hội cho rằng Việt Nam đã “đàn áp hết sức tàn ác với người dân tộc thiểu số theo đạo Tin Lành” cụ thể là người Mông.
Thực tiễn cho
thấy, từ những năm 2003 đến nay, vấn đề tuyên truyền, thành lập “nhà nước Mông”
trên địa bàn các tỉnh vùng cao, đặc biệt tại huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên
manh nha xuất hiện, sau đó nhanh chóng lan rộng ra toàn huyện. Đỉnh điểm, năm
2011, nhóm đối tượng Vàng A Ía đã tập hợp lực lượng với hơn 7000 người Mông, tổ
chức đón “vua Mông”, “xưng vua”, lập “vương quốc Mông” ở bản Huổi Khon, xã Nậm
Kè. Chúng dựng hơn 300 lều, lán, lập barie, bố trí người canh gác không cho
người lạ vào, đồng thời chuẩn bị vũ trang, tập võ, tập bắn, mua vũ khí, đồng
thời móc nối với các đối tượng ở nước ngoài chuẩn bị các điều kiện, phương để
lập “vương quốc Mông”. Các đối tượng cực đoan, quá khích còn bắt giữ 16 cán bộ
quân đội và cấp ủy, chính quyền cơ sở khi đến công tác tại bản...
Trước tình hình
đó, lực lượng Công an đã phối hợp các đơn vị chức năng tiến hành giải tán đám
đông tại bản Huổi Khon, bắt giữ 127 đối tượng cản trở người thi hành công vụ,
thu nhiều quả nổ tự chế, súng kíp, bao đựng thuốc nổ, đạn, súng AK, cung nỏ,
dao kiếm... Sau đó, cơ quan chức năng đã khởi tố, xét xử nhiều đối tượng về tội
“Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng
hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” và tội “Che giấu tội phạm” theo quy định tại các
Điều 109, Điều 88, Điều 389 Bộ Luật hình sự. Đó là hành động kịp thời, cần
thiết, phù hợp với luật pháp Quốc tế và Việt Nam, không giống như luận điệu vu
cáo của các thế lực thù địch đang rêu rao trên mạng xã hội.
Chúng còn vu cáo
chính quyền Việt Nam “luôn ngờ vực dân tộc thiểu số nên duy trì chính sách chia
rẽ để cai trị”.
Thực tiễn cho
thấy, Việt Nam luôn nhất quán quan điểm các dân tộc “Bình đẳng, đoàn kết, tương
trợ giúp nhau cùng phát triển”. Điều 5, Hiến pháp Việt Nam năm 2013 khẳng định:
“Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia thống nhất của các dân tộc
cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam. Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn
trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân
tộc. Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ
viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và
văn hóa tốt đẹp của mình. Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và
tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, cùng phát triển với đất
nước”.
Các thành tựu
trong thực hiện chính sách dân tộc của Việt Nam là những minh chứng thuyết phục
phản bác luận điệu vu khống của các thế lực thù địch. Về công tác phát triển
giáo dục, đào tạo, hiện nay, đã có 316 trường phổ thông dân tộc nội trú ở 49
tỉnh, thành phố, với 109.245 học sinh, trong đó, có khoảng 40% số trường được
công nhận đạt chuẩn quốc gia. Cùng với đó, Chính phủ đã tập trung chỉ đạo phát
triển sản xuất, đẩy nhanh công tác xóa đói, giảm nghèo và xây dựng hàng vạn
công trình hạ tầng vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi. Đến nay, tỷ lệ hộ
nghèo bình quân toàn vùng dân tộc thiểu số và miền núi giảm 0.4%/năm; 100%
huyện có đường đến trung tâm huyện; 98,4% xã có đường ô tô đến trung tâm xã;
100% xã và 97,2% thôn, bản có điện lưới quốc gia; Nhà nước Việt Nam còn rất chú
trọng đến công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của các dân
tộc. Hiện nay, các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số, như:
không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên, Thánh địa Mỹ Sơn, Cao nguyên đá Đồng
Văn,... được bảo tồn, tôn vinh, được công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Cùng
với đó, tiếng nói, chữ viết của các dân tộc thiểu số được tôn trọng. Đến nay,
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã biên soạn giáo trình dạy 12 thứ tiếng dân tộc thiểu
số; Đặc biệt, hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số
và miền núi nhìn chung ổn định, đúng pháp luật; quyền tự do tín ngưỡng được đảm
bảo.
Như vậy, luận
điệu vu cáo của các thế lực thù địch, phần tử cơ hội là vô căn cứ và đã bị thực
tiễn bác bỏ. Chúng ta cần nêu cao cảnh giác, kiên quyết đấu tranh phản bác
những luận điệu sai trái của các phần tử phản động, góp phần củng cố khối đại
đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét