Tòa án Nhân dân tỉnh Lâm Đồng đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm, tuyên phạt bị cáo Dương Tuấn Ngọc (sinh 1985, thường trú huyện Đức Hòa (Long An), tạm trú tại xã Nam Hà, huyện Lâm Hà (Lâm Đồng) 7 năm tù về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Sẽ chẳng có gì phải bàn thêm nếu như không có chuyện trên VOA Tiếng Việt và một vài trang mạng ở hải ngoại, bà Patricia Gossman, Phó Giám đốc và Biên tập viên cao cấp, Ban Á châu của cái gọi là tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) phát biểu rằng: “Đây lại là một trường hợp nữa về việc chính phủ Việt Nam trừng phạt một người chỉ trích chính phủ mà ông ấy không hề làm gì hơn ngoài việc thực thi quyền tự do ngôn luận cơ bản của mình”. Giọng điệu trên là hết sức sai trái, xuyên tạc quyền tự do ngôn luận, can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.
Tôn trọng, bảo vệ, thúc đẩy quyền con người, trong đó có
quyền tự do ngôn luận, tự do thông tin, tự do biểu đạt là quan điểm xuyên suốt,
nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Hiến pháp Việt Nam năm 2013 đã nêu rõ:
“Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp,
lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Cùng
với đó, quyền tự do ngôn luận trên báo chí được Luật Báo chí năm 2016 quy định,
công dân có quyền: Phát biểu ý kiến về tình hình đất nước và thế giới; tham gia
ý kiến xây dựng và thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp
luật của Nhà nước; góp ý kiến, phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo
chí đối với các tổ chức của Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội,
tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề
nghiệp và các tổ chức, cá nhân khác... Luật Báo chí năm 2016 và Luật Tiếp cận
thông tin năm 2016 cũng quy định rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc tạo
điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận
trên báo chí; bảo đảm mọi công dân đều bình đẳng, không bị phân biệt đối xử
trong việc thực hiện quyền…
Tuy nhiên, cũng như mọi quốc gia trên thế giới quyền tự
do ngôn luận ở Việt Nam không phải là vô hạn độ mà phải trong khuôn khổ của
pháp luật. Điều 9 Luật Báo chí quy định các nhóm hành vi bị Luật Báo chí nghiêm
cấm gồm: Đăng, phát thông tin chống Nhà
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có nội dung: Xuyên tạc, phỉ báng, phủ
nhận chính quyền nhân dân; bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân; gây chiến
tranh tâm lý. Đăng, phát thông tin có nội dung: Gây chia rẽ giữa các tầng lớp
nhân dân, giữa nhân dân với chính quyền nhân dân, với lực lượng vũ trang nhân
dân, với tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; Gây hằn thù, kỳ thị,
chia rẽ, ly khai dân tộc, xâm phạm quyền bình đẳng trong cộng đồng các dân tộc
Việt Nam; gây chia rẽ người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa
người theo các tôn giáo khác nhau, chia rẽ các tín đồ tôn giáo với chính quyền
nhân dân, với tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; xúc phạm niềm tin
tín ngưỡng, tôn giáo; phá hoại việc thực hiện chính sách đoàn kết quốc tế. Đăng,
phát thông tin có nội dung kích động chiến tranh nhằm chống lại độc lập, chủ
quyền và toàn vẹn lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Xuyên tạc
lịch sử; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, anh hùng dân tộc. Tiết
lộ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí
mật khác theo quy định của pháp luật. Thông
tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan; thông tin về những chuyện thần bí gây
hoang mang trong xã hội, ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn xã hội và sức khỏe
của cộng đồng. Kích động bạo lực; tuyên truyền lối sống đồi trụy; miêu tả tỉ mỉ
những hành động dâm ô, hành vi tội ác; thông tin không phù hợp với thuần phong
mỹ tục Việt Nam. Thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín
của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân; quy kết tội danh khi chưa
có bản án của Tòa án. Thông tin ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường về thể
chất và tinh thần của trẻ em. In, phát hành, truyền dẫn, phát sóng sản phẩm báo
chí, tác phẩm báo chí, nội dung thông tin trong tác phẩm báo chí đã bị đình chỉ
phát hành, thu hồi, tịch thu, cấm lưu hành, gỡ bỏ, tiêu hủy hoặc nội dung thông
tin mà cơ quan báo chí đã có cải chính. Cản trở việc in, phát hành, truyền dẫn,
phát sóng sản phẩm báo chí, sản phẩm thông tin có tính chất báo chí hợp pháp
tới công chúng. Đe dọa, uy hiếp tính mạng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà
báo, phóng viên; phá hủy, thu giữ phương tiện, tài liệu, cản trở nhà báo, phóng
viên hoạt động nghề nghiệp đúng pháp luật…
Đối chiếu với các quy định hiện hành của pháp luật thì
Dương Tuấn Ngọc đã vi phạm rất nghiêm trọng. Cụ thể theo cáo trạng của Viện
Kiểm sát nhân dân tỉnh Lâm Đồng, từ năm 2012 đến tháng 7-2023, Dương Tuấn Ngọc
đã tạo ra 106 bài viết, 37 video clip, biên soạn lời cho 14 bài hát dựa trên
nền nhạc các ca khúc nổi tiếng, làm 49 tờ tài liệu, tải về, cất giữ 2 tập
tài liệu khác có nội dung sai sự thật, bóp méo tình hình thực tế,
xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân, nói xấu chế độ xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam.
Nội dung các tài liệu do Dương Tuấn Ngọc làm ra còn đả
kích các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong các lĩnh
vực chính trị, kinh tế, xã hội; xuyên tạc lịch sử; nói xấu, xúc
phạm lãnh tụ Hồ Chí Minh hoặc bôi nhọ lãnh đạo cấp cao của Đảng;
tung tin không đúng sự thật. Những tài liệu này thường xuyên được Dương Tuấn
Ngọc đăng tải, phát tán trên 3 tài khoản Facebook và 3 kênh Youtube do đối
tượng quản lý, sử dụng để chống phá Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam.
Hành vi của Dương Tuấn Ngọc có tính chất, mức độ
rất nghiêm trọng và nguy hiểm cho xã hội, đã xâm phạm đến an ninh quốc gia,
gây ảnh hưởng xấu tới tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn
xã hội. Trước Hội đồng xét xử Dương Tuấn Ngọc đã thừa nhận mọi hành vi vi
phạm pháp luật của mình, đồng thời bày tỏ sự ăn năn, hối cải và mong muốn nhận
được sự khoan hồng của pháp luật. Sự thật về những sai phạm của Dương Tuấn Ngọc
rất rõ ràng. Ấy vậy mà bà Patricia Gossman lại cho rằng đó chỉ là “thực thi
quyền tự do ngôn luận cơ bản”. Phát biểu của bà Patricia Gossman là hồ đồ, vô
căn cứ, bóp méo, xuyên tạc sự thật về quyền con người, trong đó có quyền tự do
ngôn luận tại Việt Nam. Thực chất giọng điệu của bà Patricia Gossman không gì
khác là xuyên tạc sự thật, vu cáo Nhà nước Việt Nam vi phạm tự do ngôn luận, đi
kèm với đó là bênh vực Dương Tuấn Ngọc nhằm kích động các đối tượng trong và
ngoài nước tiếp tục lợi dụng quyền tự do ngôn luận tuyên truyền xuyên tạc chống
phá Việt Nam. Thế nhưng dù bằng giọng điệu, chiêu trò gì đi chăng nữa bà
Patricia Gossman và một số cá nhân, tổ chức thiếu thiện chí với Việt Nam cũng không
thể làm gì được. Hình ảnh một đất nước Việt Nam hòa bình, ổn định, dân chủ,
phát triển và là một thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế đã bác
bỏ hoàn toàn mọi luận điệu, chiêu trò sai trái đó./
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét