Về
tập thơ “Nhật ký trong tù”, nhiều đối tượng xuyên tạc cho rằng chữ viết ấy, nội
dung ấy, thi pháp ấy thì “không thể một người Việt Nam nào, dù tài năng đến
mấy” thể hiện được; thế nên Nguyễn Ái Quốc nếu còn sống cũng không thể là
tác giả. Vả lại những năm ở Pháp, ở Nga, ở Hồng Công trước đó, sao Nguyễn Ái Quốc
không có bài thơ chữ Hán nào?
Điều đáng phê phán các
“tác giả” đưa ra cái gọi là “lý lẽ” nêu trên lại không hiểu rằng, Nguyễn Sinh
Cung từ nhỏ đã sớm tiếp xúc với văn hóa Trung Hoa, học giỏi chữ Hán, là trò của
các bậc đại Nho (Nguyễn Sinh Sắc, Hoàng Phan Quỳnh, Vương Thúc Quý). Trong khi
đó, từ những năm 1922-1923, Nguyễn Ái Quốc đã rất quan tâm và viết nhiều bài về
tình hình Trung Quốc in trên báo L’Humanité, La Vie Ouvrière. Cũng trong thời kỳ
hoạt động ở Trung Quốc, Nguyễn Ái Quốc kiếm sống bằng viết báo (tiếng Trung,
Pháp, Anh) và có mối quan hệ mật thiết với một số yếu nhân, trong đó có bà Tống
Khánh Linh.
Vì vậy, các nhà
nghiên cứu chân chính khẳng định, với tâm hồn ấy, tài năng ấy, trong hoàn cảnh
tù đày, thơ đến một cách tự nhiên với Nguyễn Ái Quốc. Các bài thơ trong tập thơ
này là kết tinh các luồng tinh hoa văn hóa Đông Tây, kim cổ, là tiếng nói của
tâm hồn vĩ đại, trí tuệ siêu việt, khí phách lớn. Đó cũng là lý do để nhiều nhà
nghiên cứu văn học quốc tế đã khẳng định tập thơ “Nhật ký trong tù” là tài sản
văn hóa nhân loại và được dịch ra hơn 40 ngôn ngữ trên thế giới.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét