Việt
Nam và Trung Quốc có nhiều thuận lợi và điểm sáng để phát triển quan hệ ngoại
giao trong tương lai. Có thể nói dư địa phát triển, thúc đẩy nâng cao hơn nữa
quan hệ ngoại giao hai nước vẫn còn rất lớn. Quan hệ hợp tác giữa hai nước đang
ở mức cao nhất trong lịch sử.
Nhận
lời mời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Tổng
Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ sang thăm cấp nhà nước tại Việt Nam
vào ngày 12-13/12 tới đây. Theo TS. Nguyễn Diệu Hương đây là chuyến thăm mang ý
nghĩa lịch sử hết sức đặc biệt.
Thứ
nhất, đây là chuyến thăm Việt Nam lần thứ 3 của ông Tập Cận Bình trên cương vị
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Lần đầu tiên có một Tổng
Bí thư của Trung Quốc thăm Việt Nam đến 3 lần. Điều này thể hiện sự quan tâm rất
lớn của lãnh đạo Trung Quốc nói chung và cá nhân ông Tập Cận Bình nói riêng đối
với Việt Nam.
Thứ
hai, bối cảnh của chuyến thăm lần này khá đặc biệt. Năm nay là năm kỷ niệm tròn
15 năm Việt Nam và Trung Quốc thiết lập quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn
diện (2008-2023). Trung Quốc là nước đầu tiên Việt Nam thiết lập mối quan hệ hợp
tác này, Việt Nam là nước đầu tiên trong ASEAN mà Trung Quốc thiết lập khuôn khổ
mối quan hệ ngoại giao nàyĐiều này thể hiện sự ủng hộ và nhiệt tình của hai bên
dành cho nhau.
Thứ
ba, chuyến thăm Việt Nam lần này của ông Tập Cận Bình được kỳ vọng sẽ mở ra một
giai đoạn phát triển mới tốt đẹp hơn cho quan hệ hai nước. Theo Đại sứ Trung Quốc
Hùng Ba, quan hệ hợp tác hai nước Việt – Trung đang ở mức cao nhất trong lịch sử.
Chính vì thế, TS. Nguyễn Diệu Hương tin tưởng rằng chuyến thăm lần này của ông
Tập Cận Bình sẽ tăng cường lòng tin chính trị, thắt chặt tình hữu nghị giữa
nhân dân hai nước
Đề
cập về những thuận lợi và điểm sáng trong quan hệ hai nước Việt Nam và Trung Quốc
để hướng tới tương lai, TS. Nguyên Diệu Hương cho biết, Việt Nam và Trung Quốc
có nhiều thuận lợi và điểm sáng để phát triển quan hệ trong tương lai. Có thể
nói dư địa phát triển quan hệ hai nước vẫn còn rất lớn.
Thuận
lợi lớn nhất là Việt Nam và Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng. Thể chế chính
trị hai nước đều do Đảng Cộng sản lãnh đạo và đang tiến lên chủ nghĩa xã hội. Nền
kinh tế hai nước đều có sự chuyển đổi từ cơ chế bao cấp kế hoạch sang thị trường.
Văn hóa hai nước đã có sự giao thoa trong khoảng thời gian lịch sử rất dài. Những
điểm tương đồng này là những điều kiện thuận lợi nhất để hai nước phát triển
quan hệ ngoại giao trong quá khứ và cả tương lai sau này.
Điều
kiện về vị trí địa lí cũng là thuận lợi rất lớn để hai nước phát triển quan hệ
hợp tác thương mại. Việt Nam và Trung Quốc có đường biên giới kéo dài khoảng
hơn 1.400 km. Việt Nam có 7 tỉnh từ Tây sang Đông là Điện Biên, Lai Châu, Lào
Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh tiếp giáp với 2 tỉnh Vân Nam và
Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây của Trung Quốc. Việt Nam là một nước có nhiều
loại sản phẩm nông sản đặc sắc được xuất khẩu với số lượng lớn, nhận được sự ưa
chuộng của các nước trên thế giới. Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ
hai của Việt Nam, thị trường tiêu thụ sản phẩm nông sản vô cùng lớn cho nông
dân Việt Nam.
Một
trong những điểm sáng trong quan hệ ngoại giao Việt Nam và Trung Quốc theo quan
điểm của TS. Nguyễn Diệu Hương chính là giao lưu văn hóa và du lịch giữa nhân
dân hai nước. Thông qua sự giao lưu văn hóa, du lịch, người dân hai nước có điều
kiện hiểu biết sâu hơn về đất nước, văn hóa, phong tục tập quán của nhau, tăng
cường tinh thần đoàn kết, hữu nghị giữa nhân dân hai nước. Đặc biệt là thông
qua giao lưu văn hóa, hai nước có thể mở ra những cơ hội hợp tác trong các lĩnh
vực khác, đặc biệt là hợp tác trong lĩnh vực kinh tế - xã hội ở các địa phương
biên giới. Thông qua việc tiến hành trao đổi kinh nghiệm về phát triển ngành
công nghiệp văn hóa, cả hai nước đều tìm ra giải pháp, cơ chế để phát triển tiềm
năng du lịch cho mình. Vì vậy, giao lưu văn hóa và du lịch được coi là cầu nối
để tăng cường hiệu quả mối quan hệ ngoại giao hai nước trong tương lai.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét