Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn chú
trọng phòng, chống
lãng phí. Bác căn dặn “Tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu là kẻ thù
của nhân dân, của bộ đội và của Chính phủ”. Người chỉ rõ “Tham ô
có hại nhưng lãng phí có khi còn hại nhiều hơn: Nó tai hại hơn tham ô vì lãng
phí rất phổ biến.
Trong thời đại
nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, bên cạnh kết quả đã đạt được, đất nước ta cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.
Một trong những khó khăn, thách thức đã và đang gây ra nhiều hệ lụy nghiêm
trọng cho phát triển đó là bệnh lãng phí. Hiện nay, bệnh lãng phí còn diễn ra
khá phổ biến, dưới nhiều dạng thức khác nhau. Trong đó, gây suy
giảm nguồn lực con người, nguồn lực tài chính, giảm hiệu quả sản xuất, tăng
gánh nặng chi phí, gây cạn kiệt tài nguyên, gia tăng khoảng cách giàu nghèo.
Hơn thế, lãng phí còn gây suy giảm lòng tin của người dân với Đảng, Nhà nước,
tạo rào cản vô hình trong phát triển kinh tế - xã hội, bỏ lỡ thời cơ phát triển
của đất nước.
Để góp phần khắc phục tình hình này, của
Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã viết bài “chống lãng phí”, được đăng trên báo Tiền phong ngày 13/10/2024. Bài
viết đã hệ thống lại những việc Đảng và Nhà nước đã triển khai thực hiện xoay quanh
vấn đề này, cùng sự lý giải tình hình với những diễn biến cụ thể trên mọi lĩnh
vực với mức độ khác nhau của tình trạng lãng phí hiện nay. Đồng thời, xác định
những giải pháp mang tính tổng thể, đồng bộ để từng bước khắc phục thực trạng
trên, góp phần tạo nguồn lực đưa đất nước bước vào thời kỳ mới, kỷ nguyên cho
sự phát triển đột phá của đất nước.
Lãng phí vô hình tồn tại trên mọi lĩnh
vực của đời sống xã hội, không giản đơn, dễ nhận biết như lãng phí trong tiêu
dùng sử dụng cơ sở vật chất từ trong bộ máy Nhà nước đến tiêu dùng và sinh hoạt
của toàn xã hội.
Lãng phí từ trong quá trình xây dựng
pháp luật, ra các chủ trương, chính sách, các quyết định, rồi sửa luật, điều
chỉnh các chủ trương, chính sách, các quyết định… mà chưa được sự suy xét cẩn
trọng, khó hòa nhập vào cuộc sống, gây ách tắc trong quản lý, điều hành của Nhà
nước, làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của doanh nghiệp và người dân.
Xoay quanh vấn đề này, qua các phương
tiện truyền thông đã cung cấp cho chúng ta biết bao sự việc cụ thể, điển hình
trên mọi lĩnh vực của hoạt động kinh tế - xã hội.
Ở một khía cạnh khác, chậm thực thi,
thậm chí không thực thi những chủ trương, nghị quyết, những quyết sách… đã được
xác định, đặc biệt là những dự án mang tầm cỡ quốc gia mang tính đột phá đúng
thời cơ cho sự phát triển của đất nước, do những nhận định đánh giá chưa sát
thực tiễn, mang tính cầu toàn. Sau đó, một thời gian dài lại khởi động triển
khai. Đây là một sự lãng phí với những tổn thất vô cùng to lớn, vô hình về
nhiều mặt, mà không ai chịu trách nhiệm. Trong chống lãng phí, đây là điều cần
xem xét nghiêm túc, rút ra những bài học từ khâu lãnh đạo, chỉ đạo cho đến việc
tiếp thu có chọn lọc ý kiến của dư luận xã hội để không bỏ lỡ những cơ hội lịch
sử trong tương lai.
Trên thực tế, trong thời gian dài, chúng
ta chưa thực sự hành động với những giải pháp quyết liệt như phòng, chống tham
nhũng!
Lãng phí thực sự là hiểm hoạ của đất
nước, nên phải kiên quyết đấu tranh loại trừ. Điều đó càng bức thiết khi chúng
ta bước vào kỷ nguyên mới. Có nhiều biện pháp, giải pháp để phát triển kinh tế
- xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân. Với giải pháp tổng thể, căn cơ bao
gồm 4 nhóm nội dung vừa cơ bản, lâu dài, vừa khẩn trương, cấp bách được xác
định trong bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, tin rằng, sẽ có
những bước đột phá mạnh mẽ vào “bức tường” lãng phí, đã được nhận diện từ lâu,
nhưng phòng, chống chưa đạt được như ước vọng của chúng ta./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét