Trong thời gian gần đây, các thế lực thù địch
đã triệt để lợi dụng không gian mạng để chống phá cách mạng Việt Nam bằng nhiều
phương thức và thủ đoạn khác nhau. Từ ngụy tạo hoặc nhân danh chiêu bài đấu
tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền đến mượn cớ bảo vệ môi trường… để kích động
các thành phần bất hảo có tư tưởng cực đoan nhằm tập hợp lực lượng, lập các hội,
nhóm chống đối.
Với chiêu bài lu loa rằng Việt Nam vi phạm dân chủ, vi phạm nhân quyền
trong bình đẳng giới. Vu cáo Việt Nam phân biệt đối xử với phụ nữ; hay
xuyên tạc dưới chế độ “đảng trị”, phụ nữ Việt Nam đang có bất bình đẳng về kinh
tế, chính trị, bất bình đẳng về thu nhập và vị trí việc làm.
Cụ thể: Ngày 01/11/2024, trên trang mạng của tổ chức khủng bố “Việt Tân”
tán phát bài “ chính trường Việt Nam ít chỗ cho phụ nữ”, với nội dung nói xấu,
xuyên tạc. bài viết cho rằng tỷ lệ nữ giới trrong các cơ quan lãnh đạo của Đảng, Nhà nước vẫn còn rất
ít, con đường dẫn tới quyền lực cho phụ nữ thường là đi qua Quốc hội, có những
vị trí không mấy quan trọng trong chính trị Việt Nam. Bên cạnh đó, chúng còn
kích động, tuyên truyền với luận điệu: Đảng phải vượt lên trên tính hình thức về
đại diện nữ ngay trong các cơ quan đưa ra quyết định cao nhất.
Bằng luận điệu xảo trá, các thế lực thù địch, phản động đang âm mưu làm
cho một bộ phận nhân dân hiểu sai về chính sách bình đẳng giới của Đảng và Nhà
nước. Đặc biệt, là chính sách phát triển đội ngũ cán bộ nữ trong cơ quan lãnh đạo
của Đảng và Bộ máy nhà nước.
Bình đẳng giới là một trong những mục tiêu phấn đấu của các
quốc gia trên thế giới nhằm hướng đến một xã hội tiến bộ, bình đẳng và phát
triển bền vững, Việt Nam cũng không phải ngoại lệ. Ngay từ khi thành lập, Đảng
Cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ: Nam - Nữ bình quyền là một trong mười nhiệm vụ cốt
yếu của cách mạng Việt Nam. Điều này được ghi nhận trong “Chánh cương vắn tắt
của Đảng” năm 1930. Để thể hiện rõ quyết tâm thực hiện nhiệm vụ đó Đảng ta đa
có nhiều chính sách, quy định nhằm tạo điều kiện và cơ hội để đội ngũ cán bộ nữ
nâng cao trình độ, năng lực về mọi mặt, đáp ứng tiêu chuẩn của từng vị trí công
tác, nhạy bén, năng động, sáng tạo, từng bước vươn lên, phát huy trí tuệ và sức
lao động của bản thân; đồng thời là công cụ để tăng cường sự tham gia của cán
bộ nữ, phụ nữ vào các vị trí lãnh đạo, quản lý, tham gia các cơ quan dân cử. Từ
đó, vai trò, vị thế của cán bộ nữ được nâng lên và có những đóng góp quan trọng
vào sự phát triển chung của ngành, cơ quan, đơn vị và của cả nước.
Hiện nay, trên toàn quốc, tỷ lệ nữ sinh viên trong các
trường đại học cao hơn nam giới; tỉ lệ nữ có trình độ thạc sĩ chiếm 40%, tỉ lệ
nữ có trình độ tiến sĩ cũng tăng lên. Số giáo sư, phó giáo sư là nữ tăng lên
hàng năm. Số giảng viên nữ trong các trường
đại học, cao đẳng chiếm gần 50%. Tỷ lệ cán bộ nữ được quy hoạch vào các chức
danh quản lý, lãnh đạo và cấp ủy các cấp đã tăng lên. Năng lực của cán bộ nữ
được nâng lên rõ rệt, từng bước đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác và chuẩn hóa
theo chức danh.
Qua đây có thể dễ nhận thấy rằng ở Việt Nam công tác cán bộ
luôn được tiến hành đúng quy trình và không có sự phân biệt Nam - Nữ, như Hiến
pháp 2013 khẳng định “Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt. Việt Nam là một
trong số các quốc gia có khung pháp luật và chính sách khá toàn diện, đầy đủ để
thúc đẩy bình đẳng giới. Những luận điệu xuyên tạc chống phá của kẻ thù là hoàn
toàn vô căn cứ và phản khoa học, chúng ta cần phải cẩn trọng trước những âm mưu
thâm hiểm, những luận điệu xuyên tạc đó. Không để kẻ thù lợi dụng kẻ hỡ để
xuyên tạc chống phá, chi rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, và lợi dụng vào đó
để thức đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét