Trong thời gian gần đây hoạt động âm mưu
“Diễn biến hòa bình” của tổ chức khủng bố “Việt Tân” lại được dư luận trong nước
và quốc tế không ngừng lên án với những thủ đoạn hết sức tinh vi, xảo quyệt. Trong
đó có âm mưu đòi đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập nhằm xóa bỏ vai trò lãnh
đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đòi chuyển đổi thể chế chính trị ở Việt Nam. Biểu
hiện rõ nét được thể hiện trong bài viết trên trang mạng của tổ chức khủng bố
“Việt Tân” tán phát bài “Kiến nghị khẩn cấp về cải cách thể chế”, có nội dung
xuyên tạc, chống phá làm sai lệch quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, hội họp,
lập hội, biểu tình; quyền tham gia ứng cử, quyền con người ở nước ta; kích động,
vu khống kêu gọi Việt Nam sử đổi các quy định vi hiến, vi phạm cam kết quốc tế,
thực hiện lộ trình đổi mới lần hai, cải cách hệ thống bầu cử minh bạch và công
bằng.
“Việt Tân” ra sức phủ nhận, xuyên tạc vai
trò lãnh đạo của Đảng đối với công tác bầu cử; cho rằng: “Đảng Cộng sản lãnh đạo
bầu cử là không dân chủ”; “cần xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng đối với cuộc bầu cử”.
Đồng thời, rêu rao bầu cử Quốc hội chỉ là hình thức; nhân sự trong Quốc hội đã
được “an bài”, “thỏa hiệp”, “phân chia” xong xuôi. Qua đó, hòng phủ nhận sự
lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và Quốc hội nhằm đưa ra các kiến nghị vô căn
cứ như: Đảng Cộng sản không được tham gia công tác bầu cử, không được thực hiện
nhiệm vụ lãnh đạo công tác bầu cử, phải “tự rút lui” và từ bỏ quyền lãnh đạo
Nhà nước và xã hội; Việt Nam phải chấp nhận đa nguyên, đa đảng để thúc đẩy dân
chủ, v.v. Mục đích của họ là yêu cầu Đảng ta không được lãnh đạo công tác bầu cử;
không tham gia công tác bầu cử. Từ đó, từng bước hướng lái cơ quan lập pháp nước
ta đi theo con đường tư bản chủ nghĩa.
Chúng đổ lỗi cho Đảng “Không khẩn trương về
cải cách thể chế” thì sẽ đứng trước nguy
cơ tụt hậu về kinh tế của đất nước so với những nước trong khu vực; từ đó,
chúng cho rằng, trong thời đại ngày nay, nếu tiếp tục đi theo con đường XHCN là
sai lầm. Chúng “khuyên” chúng ta đi theo mô hình “xã hội dân chủ”, thực hiện “chính
trị đa nguyên”, “đa đảng đối lập”, xóa bỏ Điều 4 trong Hiến pháp năm 2013 về hiến
định quyền lãnh đạo của Đảng, vì chúng cho rằng “đa nguyên, đa đảng sẽ khơi dậy
sự sáng tạo của toàn dân, tốt hơn cho sự phát triển của xã hội”.
Đây là một luận điệu hết sức nguy hiểm và
thâm độc vì họ cố tình đánh đồng giữa vấn đề đa nguyên, đa đảng với dân chủ và
phát triển. Với những người có nhận thức chính trị không vững vàng có thể dễ
dàng bị đánh lừa bởi luận điệu này, từ đó, cổ xúy cho việc thiết lập cơ chế đa
nguyên, đa đảng tại Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét