Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 4 tháng 11, 2024

NVI42 - TUYÊN TRUYỀN VỀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI MÀ ĐẢNG, BÁC HỒ VÀ NHÂN DÂN TA ĐÃ LỰA CHỌN

 

Tiến lên chủ nghĩa xã hội là con đường mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn, đó là một lựa chọn tất yếu thể hiện ý chi, nguyện vọng của toàn dân tộc. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Bác Hồ, nhân dân ta đã giành được nhiều thắng lợi vẻ vang, đất nước đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật. Tuy nhiên, để hòng thực hiện âm mưu phá hoại chế độ, thực hiện mưu đồ bá chủ thế giới, các thế lực thù địch không bao giờ ngừng thực hiện các âm mưu, thủ đoạn. Chúng sử dụng luận điệu sai trái, xuyên tạc làm lệch hướng dư luận, gây kích động bạo loạn, gây mất an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội để chúng dễ bề thực hiện các mưu đồ can thiệp của mình vào Việt Nam. Để nâng cao nhận thức của người dân về tính tất yếu con đường đi lên chủ nghĩa xã hội và những thành tựu mà đất nước ta đã đạt được trong thời gian qua, cùng tiến hành phân tích trên một số phương diện sau.

Về cơ sở lý luận, bằng phương pháp luận biện chứng, xuất phát từ cơ sở Triết học, Mác đã luận giải phát triển chủ nghĩa xã hội khoa học và coi sự vận động xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên chịu sự chi phối của những quy luật không những không phụ thuộc vào ý chí, ý thức và ý định của con người, mà trái lại, còn quyết định ý chí, ý thức và ý định của con người. Từ các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, ông đã làm nổi bật riêng lĩnh vực kinh tế, bằng cách là trong các mối quan hệ xã hội ông đã làm nổi bật những quan hệ sản xuất, coi đó là những quan hệ cơ bản, ban đầu và quyết định tất cả mọi quan hệ khác. Từ đó ông đã luận giải sự thay thế của các hình thái kinh tế xã hội.

Đồng thời các ông đã chỉ ra những thiếu sót, bản chất của chủ nghĩa tư bản. C. Mác và Ph. Ăng-ghen khẳng định: Chủ nghĩa tư bản, với tư cách là phương thức sản xuất được hình thành và thay thế phương thức sản xuất phong kiến trong lịch sử, là chế độ kinh tế - xã hội tiến bộ hơn nhiều so với các chế độ kinh tế - xã hội trước đó. Đặc biệt, nhờ vận dụng hiệu quả quy luật của kinh tế thị trường, giai cấp tư sản trong quá trình thống trị chưa đầy một thế kỷ “đã tạo ra những lực lượng sản xuất nhiều hơn và đồ sộ hơn lực lượng sản xuất của tất cả các thế hệ trước kia gộp lại”. Mặc dù chủ nghĩa tư bản có vai trò lớn trong việc nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội nhanh chóng, song vẫn là chế độ bất công bởi những tiến bộ về kinh tế chủ yếu được sử dụng nhằm phục vụ cho lợi ích giai cấp tư sản, do đó chủ nghĩa tư bản càng phát triển thì các mâu thuẫn nội tại của nó càng sâu sắc; xu thế xã hội hóa sản xuất không còn khả năng chịu đựng trong vỏ bọc chật hẹp của sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa.

Mác, Angghen, Lênin cũng chỉ ra sự ưu việt của chủ nghĩa xã hội. Về phương diện chính trị, chủ nghĩa xã hội là một nền dân chủ phải “gấp triệu lần hơn dân chủ tư sản”. Bản chất chính trị ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa là phải mở rộng dân chủ, lôi cuốn hàng triệu, hàng triệu quần chúng nhân dân tham gia quản lý xã hội, quản lý đất nước. Nhà nước Xô-viết phải thể hiện tính ưu việt ngay trong phương thức lôi cuốn nhân dân tham gia quản lý…

Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, không chỉ phải thực hiện công bằng, bình đẳng trong quan hệ giữa người và người mà còn phải thực hiện công bằng bình đẳng xã hội giữa các tộc người trong quốc gia đa dân tộc.

Về cơ sở thực tiễn, qua quá trình nghiên cứu, khảo nghiệm các cuộc cách mạng trên thế giới và các phong trào ở trong nước, Người đã tìm thấy con đường chân chính cho dân tộc là thực hiện cách mạng vô sản, đi lên chủ nghĩa xã hội. Thực tiễn các phong trào đấu tranh của các thế hệ đi trước đều đi vào bế tắc bởi con đường, bởi phương pháp lựa chọn hoặc là tiếp tục đi theo con đường phong kiến đã cũ kỹ lạc hậu, hoặc đi theo con đường tư bản với bản chất cốt lõi lúc đó vẫn là cải lương, tất cả các phong trào đó đều đi đến thất bại do sai lầm về đường lối, thiếu lực lượng lãnh đạo.

Còn đối với các cuộc cách mạng tư sản trên thế giới, tiêu biểu như cách mạng tư sản Mỹ năm 1776, cách mạng tư sản Pháp năm 1789, cả hai cuộc cách mạng đó đều là cuộc cách mạng “không đến nơi”. Để vẫn còn chế độ người bóc lột người, giai cấp này áp bức bóc lột giai cấp khác, trong thì tước lục công nông, ngoài thì áp bức các dân tộc thuộc địa.  Bất bình đẳng trong chủ nghĩa tư bản bắt nguồn từ sự bất bình đẳng trong chế độ sở hữu tư liệu sản xuất. Sự phân cực trong vấn đề tài sản tự nó là biểu hiện của tình trạng bất bình đẳng xã hội ngày càng tăng ở mỗi nước và trên phạm vi thế giới. Khoảng cách về thu nhập giữa các nước tư bản phát triển và các nước đang phát triển năm 1960 là 30 lần thì hiện nay là 70 lần(8) và giá trị tài sản của các tỷ phú trên thế giới đã tăng gấp đôi trong 10 năm qua. Theo đó, tài sản của 1% người giàu nhất cao hơn 74 lần so với 50% người nghèo nhất.

Trong khi đó cách mạng tháng Mười Nga thành công, đem tới tự do, bình đẳng, bác ái thật sự cho nhân dân. Mục đích của giai cấp vô sản là thiết lập chủ nghĩa xã hội, xóa bỏ sự phân chia xã hội thành giai cấp, biến tất cả mọi thành viên xã hội thành người lao động, tiêu diệt cơ sở của mọi tình trạng người bóc lột người. Chính vì vậy, lựa chọn độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là một lựa chọn tất yếu, một lựa chọn theo ý nguyện của toàn thể dân tộc Việt Nam. Đi lên chủ nghĩa xã hội chính là con đường tất yếu mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn, nên bất cứ luận điệu nào đi ngược lại mục tiêu, con đường này là sai lầm về mặt bản chất, lộ rõ bộ mặt phản cách mạng, đi ngược lại ý chí và nguyện vọng của dân tộc Việt Nam.

Thành tựu mà nước ta đạt được từ khi lựa chọn, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.Đại hội XIII của Đảng đã khẳng định: “Nhìn lại 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, lý luận về đường lối đổi mới, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam ngày càng hoàn thiện và từng bước được hiện thực hoá. Đất nước đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ, toàn diện so với những năm trước đổi mới. Quy mô, trình độ nền kinh tế được nâng lên. Đời sống nhân dân cả về vật chất và tinh thần được cải thiện rõ rệt. Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”.

Trước đổi mới, Việt Nam là một nước nghèo, bị chiến tranh tàn phá nặng nề, cuối những năm 70, đầu những năm 80 của thế kỷ XX, khủng hoảng kinh tế - xã hội diễn ra gay gắt, tỉ lệ lạm pháp có lúc lên đến 774,7%, đời sống nhân dân hết sức khó khăn, thiếu lương thực triền miên, khoảng ¾ dân số sống ở mức nghèo khổ. Nhờ thực hiện đường lối đổi mới, nền kinh tế bắt đầu phát triển và phát triển liên tục với tốc độ tăng trưởng tương đối cao, trung bình khoảng gần 7% mỗi năm.

“Quy mô GDP không ngừng được mở rộng, năm 2020 đạt 342,7 tỷ đô la Mỹ (USD), trở thành nền kinh tế lớn thứ tư trong ASEAN. Thu nhập bình quân đầu người tăng khoảng 17 lần, lên mức 3.512 USD; Việt Nam đã ra khỏi nhóm các nước có thu nhập thấp từ năm 2008. Từ một nước bị thiếu lương thực triền miên, đến nay, Việt Nam không những đã bảo đảm được an ninh lương thực mà còn trở thành một nước xuất khẩu gạo và nhiều nông sản khác đứng hàng đầu thế giới. Công nghiệp phát triển khá nhanh, tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ liên tục tăng và hiện nay chiếm khoảng 85% GDP. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng mạnh, năm 2020 đạt trên 540 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt trên 280 tỷ USD. Dự trữ ngoại hối tăng mạnh, đạt 100 tỷ USD vào năm 2020. Đầu tư nước ngoài tăng nhanh, đăng ký đạt gần 395 tỷ USD vào cuối năm 2020”.

Việt Nam tập trung hoàn thành xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học vào năm 2000 và phổ cập giáo dục trung học cơ sở năm 2010; số sinh viên đại học, cao đẳng tăng gần 17 lần trong 35 năm qua. Việt Nam tập trung vào việc tăng cường y tế phòng ngừa, phòng, chống dịch bệnh, hỗ trợ các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn. Người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi và người cao tuổi được cấp bảo hiểm y tế miễn phí. Đời sống văn hóa cũng được cải thiện đáng kể; sinh hoạt văn hóa phát triển phong phú, đa dạng. Liên hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong việc hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ. Năm 2019, chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam đạt mức 0,704, thuộc nhóm nước có HDI cao của thế giới, nhất là so với các nước có cùng trình độ phát triển.

Đất nước ta tiến hành đổi mới trong bối cảnh thế giới có những biến động to lớn, diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường; các thế lực thù địch tăng cường chống phá cách mạng, nhưng nền quốc phòng, an ninh nước ta luôn vững vàng, không ngừng được củng cố và phát triển. Xây dựng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; một số quân chủng, binh chủng, lực lượng tiến thẳng lên hiện đại, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, lợi ích quốc gia - dân tộc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội; giữ vững môi trường hoà bình, ổn định để phát triển đất nước… Tiềm lực quốc phòng và an ninh được tăng cường; thế trận lòng dân được chú trọng; thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân, nhất là trên các địa bàn chiến lược, trọng điểm, được củng cố vững chắc”.

Việt Nam đã chủ động, tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, đa phương hóa, đa dạng hóa; là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia – dân tộc trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên Hợp quốc và luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi… Nước ta tham gia có hiệu quả vào các định chế khu vực và toàn cầu, nhất là các hiệp định thương mại (FTA) thế hệ mới và đóng góp tích cực ở hầu hết các tổ chức, diễn đàn quốc tế quan trọng, đảm nhiệm thành công nhiều trọng trách, ghi đậm dấu ấn về sự chủ động, tích cực trong vai trò Chủ tịch luân phiên lần thứ hai của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 2020 và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021. Việt Nam đã trở thành tâm điểm chú ý của toàn cầu với vị trí, uy tín cao trong năm 2020. Việt Nam được thế giới đánh giá là “ngôi sao sáng của châu Á”, được xếp vào tốp 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất thế giới.

“Với tất cả sự khiêm tốn, chúng ta vẫn có thể nói rằng: Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay” đây là lời cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định và cũng đã được Đại hội Đảng lần thứ XIII thông qua và đưa vào Nghị quyết Đại hội. Đó thể hiện sự đúng đắn về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NVI42 - CÁC THỦ ĐOẠN NÓI XẤU, XUYÊN TẠC VỀ TỶ LỆ NỮ GIỚI TRONG CÁC CƠ QUAN LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC HIỆN NAY

  Ngày 01/11/2024, trên trang blog Đài Á Châu Tự Do (RFA) tán phát bài “Chính trường Việt Nam ít chỗ cho phụ nữ”, nội dung nói xấu, xuyên tạ...