Trong những năm qua,
công tác quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế và quản lý Quỹ Bảo hiểm y tế được
triển khai thực hiện đúng quy định. Thực hiện Luật Bảo hiểm y tế và các văn bản
có liên quan, các tỉnh trên cả nước đã lập kế hoạch thực hiện và ban hành văn bản
chỉ đạo tăng cường chính sách bảo hiểm y tế; giao dự toán cho cơ sở khám, chữa
bệnh bảo hiểm y tế hằng năm theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và gắn với
trách nhiệm quản lý kinh phí bảo hiểm y tế.
Hằng năm, Bảo hiểm xã
hội tỉnh đã phối hợp với ngành Y tế thẩm định và ký hợp đồng với các cơ sở y tế
tại địa phương; Tính đến đầu năm 2024, tỉnh có 38 cơ sở ký hợp đồng khám, chữa
bệnh bảo hiểm y tế với cơ quan Bảo hiểm xã hội (tuyến tỉnh có 07 cơ sở; tuyến
huyện có 29 cơ sở và tuyến xã có 02 cơ sở). Thống nhất phân bổ thẻ bảo hiểm y
tế, đảm bảo mọi người được đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu thuận lợi tại nơi cư
trú hoặc nơi công tác, phù hợp với khả năng chuyên môn và điều kiện của các cơ
sở khám, chữa bệnh trên địa bàn.
Quỹ Bảo hiểm y tế được quản lý
chặt chẽ theo quy định, nhất là trong giám định và thanh quyết toán bảo hiểm y
tế. Công tác quyết toán, tạm ứng kinh phí cho cơ sở khám, chữa bệnh thực hiện
kịp thời và đúng quy định theo hợp đồng khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế. Trên cơ
sở đề nghị thanh toán quý trước của cơ sở khám chữa bệnh, Bảo hiểm xã hội tỉnh
thực hiện tạm ứng kinh phí khám, chữa bệnh quý sau đúng quy định. Sau giám
định, cơ quan bảo hiểm xã hội quyết toán với cơ sở khám, chữa bệnh đầy đủ. Công
tác thanh tra, kiểm tra hoạt động khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế và quản lý, sử
dụng Quỹ Bảo hiểm y tế được thực hiện thường xuyên.
Việc kiểm soát Quỹ Bảo hiểm y
tế luôn có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan Bảo hiểm xã hội với các cơ quan
chức năng. Định kỳ, Bảo hiểm xã hội tỉnh phối hợp với các sở, ban, ngành liên
quan tổ chức các đợt thanh tra, kiểm tra việc thực hiện hợp đồng khám, chữa
bệnh bảo hiểm y tế và thẩm định chi phí vượt Quỹ Bảo hiểm y tế tại các cơ sở y
tế trên địa bàn. Các cơ quan quản lý nhà nước, ban chỉ đạo các cấp đã phối hợp
chặt chẽ với bảo hiểm xã hội ở địa phương trong thực hiện chế độ, chính sách
bảo hiểm y tế; tổ chức kiểm tra, giải quyết khiếu nại; thiết lập đường dây nóng
xử lý vi phạm, công khai hoạt động khám, chữa bệnh và giám định trên cổng thông
tin điện tử... đã góp phần hạn chế việc trục lợi Quỹ Bảo hiểm y tế và đảm bảo
an toàn, hiệu quả sử dụng nguồn quỹ khám, chữa bệnh.
Sau 6 năm triển khai thực hiện
Nghị quyết 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khóa XII
“về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội”, tỷ lệ người tham gia bảo hiểm
xã hội (BHXH) trên địa bàn các tỉnh không ngừng tăng, góp phần quan trọng trong
việc thực hiện mục tiêu BHXH toàn dân. Nghị quyết số 28 đã đề ra nhiều giải pháp hữu hiệu nhằm tăng nhanh diện
bao phủ người tham gia BHXH, hướng tới mục tiêu BHXH toàn dân và đảm bảo ngày
càng tốt hơn quyền lợi của người tham gia BHXH. Những nội dung về cải cách
chính sách BHXH được đặt ra tại nghị quyết này không chỉ mở rộng diện bao phủ
đến lao động khu vực chính thức mà còn chú trọng đến lao động là nông dân, lao
động khu vực phi chính thức. Mục tiêu đến năm 2025, trong số 45% lực lượng lao
động trong độ tuổi tham gia BHXH thì nông dân, lao động phi chính thức tham gia
BHXH tự nguyện chiếm khoảng 2,5% lực lượng lao động trong độ tuổi.
Có thể nói
Nghị quyết 28-NQ/TW ra đời đã tạo bước ngoặt lớn trong tổ chức thực hiện chính
sách BHXH. Để Nghị quyết nhanh chóng đi vào cuộc sống, BHXH các tỉnh đã kịp
thời phối hợp với các ban, ngành tham mưu Tỉnh ủy, UBND tỉnh ban hành các văn
bản chỉ đạo, trong đó giao trách nhiệm cụ thể cho các sở, ngành và tập trung
các giải pháp cụ thể nhằm phấn đấu hoàn thành đạt và vượt mức các mục tiêu của
nghị quyết. Cùng với đó, BHXH tỉnh cũng huy động cả hệ thống chính trị cùng vào
cuộc đẩy mạnh công tác truyền thông, tác động mạnh mẽ đến nhận thức và hành
động của các cấp, ngành, các tổ chức, tạo sự hiểu biết sâu rộng cho người
lao động về quyền lợi và nghĩa vụ tham gia BHXH. Đặc biệt, BHXH tỉnh đã đẩy
mạnh và linh hoạt các hình thức truyền thông, vận động người dân tham gia BHXH
tự nguyện phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương như: Truyền thông qua
hội nghị khách hàng, tư vấn, đối thoại, truyền thông theo từng nhóm nhỏ đến tận
hộ gia đình, địa bàn dân cư, các khu chợ; tăng cường tuyên truyền qua hệ thống
loa truyền thanh cơ sở và qua mạng xã hội Facebook, Zalo, tuyên truyền bằng
trực quan và phát hành các ấn phẩm tuyên truyền. Đồng thời ngành BHXH đã quyết
liệt thực hiện cải cách thủ tục hành chính, giảm thời gian giao dịch, tăng
cường giao dịch điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin, luân chuyển hồ sơ qua hệ
thống bưu điện để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người sử dụng lao động,
người lao động và nhân dân.
Có thể thấy,
sau 6 năm triển khai thực hiện, Nghị quyết 28 đã từng bước đi vào cuộc sống,
tạo được sự chuyển biến tích cực trong lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính
quyền từ tỉnh đến cơ sở; nhận thức của người dân, người lao động ngày càng được
nâng cao. Công tác quản lý nhà nước về BHXH, BHYT được chú trọng và quan tâm
nhiều hơn thông qua sự phối hợp giữa các sở, ngành trong thực hiện chính sách
BHXH, BHYT, BHTN đặc biệt trong việc phát triển đối tượng tham gia. Từ đó, góp
phần thực hiện đúng chính sách BHXH, BHYT, BHTN, bảo đảm an sinh xã hội trên
địa bàn tỉnh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét