Vừa qua, lợi dụng bài phát biểu của Tổng Bí thư
Tô Lâm tại Kỳ họp thứ 8 của Quốc hội, ngày 30/10/2024, trên trang blog Việt Nam
Thời Báo tán phát bài “Thách Tô Lâm từ bỏ tư duy: Không quản được thì cấm”, nội
dung vu khống, xuyên tạc cho rằng: Số lượng tù nhân đông đảo trong các nhà tù ở
Việt Nam là một mình chứng của
tư duy “Không quản
được thì cấm”, là thực trạng đáng xấu hổ của chế độ cần phải từ bỏ, chỉ là sự “đánh
trống bỏ dùi”; qua đó kích động, tuyên truyền chống phá với luận điệu: Việt Nam
cho loại bỏ tất cả các quy định cấm đoán quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí
của người dân và trả tự do cho toàn bộ tù nhân chính trị đang là nạn nhân của
các điều luật hình sự bất công.
Sự thật quyền tự
do ngôn luận ở
Việt Nam được đề cao, bảo đảm:“Mọi người đều có quyền tự do ngôn
luận và biểu đạt; bao gồm tự do giữ ý kiến mà không bị can thiệp, cũng như tự
do tìm kiếm, thu nhận và truyền bá thông tin và tư tưởng bằng bất cứ phương
tiện truyền thông nào và không giới hạn về biên giới”. Đó là nội dung chính của Điều
19, Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền (Tuyên ngôn thế giới về quyền con
người), được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua và công bố theo Nghị
quyết 271A (III), ngày 10-12-1948. Hơn 70 năm tồn tại, Tuyên ngôn vẫn
còn nguyên giá trị, được đánh giá là bản tuyên ngôn có ý nghĩa nhân văn cao cả,
đã, đang và sẽ còn là mục tiêu phấn đấu của toàn thể nhân loại.
Ở Việt Nam, Quán triệt và vận dụng tư
tưởng Hồ Chí Minh về quyền tự do ngôn luận, trong thời kỳ đổi mới, phù hợp với
các Hiến pháp năm 1992 và năm 2013, các văn kiện của Đảng, Nhà nước đều
khẳng định và hiện thực hóa quyền tự do ngôn luận của công dân. Có thể hiểu rằng, tự do ngôn
luận là tự do phát biểu ý kiến của mình bàn bạc một công việc chung; là quyền
của công dân được tham gia bàn bạc, thảo luận, đóng góp ý kiến vào những vấn đề
chung của xã hội.
Thực tế, Việt Nam luôn phải đối mặt
với các phần tử và thế lực thù địch cả ở trong và ngoài nước, trên nhiều lĩnh
vực, mặt trận khác nhau, trong đó có mặt trận tư tưởng, thông tin. Các thế lực
phản động, thù địch luôn tìm mọi cách để xuyên tạc, bịa đặt, bóp méo, vu khống
các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta trên mọi lĩnh vực, phủ nhận
các thành tựu đã đạt được, kể cả những thành tựu được bạn bè quốc tế ghi nhận,
đánh giá cao.
Trong quá trình xây dựng và phát
triển đất nước, để phù hợp với thực tiễn, trong bối cảnh “thế giới phẳng”, toàn
cầu hóa, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, Việt Nam đã điều chỉnh, bổ sung,
xây dựng nhiều đạo luật mới, đề cao, tôn trọng các quyền cơ bản, chính đáng của
con người, trong đó có quyền tự do ngôn luận. Điều 25 Hiến pháp năm 2013 quy
định rõ: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận
thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp
luật quy định”. Hay như trong các luật được ban hành thời gian gần đây,
như Luật Tiếp cận thông tin (năm 2013); Luật Báo chí (năm 2016); Luật An ninh
mạng (năm 2018)..., quyền tự do ngôn luận luôn được tôn trọng và bảo đảm. Kể từ
khi hòa mạng internet toàn cầu ngày 01-12-1997, Việt Nam liên tục thiết lập những kỷ lục mới, bảo đảm quyền tự
do ngôn luận, báo chí, đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu tìm kiếm, trao đổi,
thụ hưởng thông tin mọi lúc, mọi nơi, mọi mặt,... của người dân cả trên các
phương tiện truyền thông đại chúng, cũng như truyền thông xã hội. Người dân
Việt Nam có thể dễ dàng truy cập vào tất cả các trang web, báo chí trên thế
giới; có thể bày tỏ mọi suy nghĩ, trăn trở, mong muốn chính đáng, hợp pháp, bảo
đảm thuần phong mỹ tục, giá trị nhân văn, đạo đức,... của mình trên mạng xã hội
hằng giờ, hằng ngày, thông qua việc viết bài, đăng ảnh, video clip. Mỗi người
dân Việt Nam cũng đều có thể tiếp cận tin tức của các cơ quan thông tấn, báo
chí lớn trên thế giới hay các trang cá nhân của mọi “công dân toàn cầu” mà
không gặp phải bất cứ sự hạn chế, ngăn chặn, cấm đoán nào...
Tuy
nhiên những đối tượng có hành vi xuyên tạc, vi phạm quyền tự do ngôn luận ở
Việt Nam đều phải chịu sự trừng trị của luật pháp Việt Nam như các đối tượng
phản động thường xuyên rêu rao. Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà
nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân được quy định tại Điều
331 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:
Tội lợi dụng các quyền tự
do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức,
cá nhân
1. Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự
do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự
do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ
chức, cá nhân, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm
hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự,
an toàn xã hội, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
Theo
quy định nêu trên thì người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo
chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân
chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá
nhân, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù
từ 06 tháng đến 03 năm.
Nếu
người phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thì bị
phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
Như vậy, người nào lợi dụng quyền tự do ngôn luận xâm phạm lợi
ích của người khác có thể bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03
năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Đối với mỗi cán bộ, đảng
viên, công chức, viên chức, việc hiểu đúng quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận
trong khuôn khổ pháp luật và đạo đức, cũng như tuân thủ nghiêm túc kỷ luật phát
ngôn ở mọi lúc, mọi nơi là việc làm thiết thực góp phần giữ vững môi trường
thông tin xã hội lành mạnh; đồng thời cũng là một cách góp phần phòng ngừa sự
suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, đấu tranh làm thất bại âm mưu
xuyên tạc, chống phá của các thế lực thù địch./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét