Với định kiến chính trị
và góc nhìn phiến diện, các thế lực thù địch, phản động luôn tìm mọi cách phủ
nhận vai trò lãnh đạo của Đảng nhằm xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam;
đưa nước ta đi theo con đường tư bản chủ nghĩa. Chúng ra sức tuyên truyền cho
luận điệu “chủ nghĩa Mác – Lênin đã lỗi thời”; “chủ nghĩa Mác – Lênin là lý
thuyết suông về chủ nghĩa xã hội không tưởng, không có thực”,… Chúng đồng nhất
sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu, Liên Xô với bản chất cách mạng, khoa
học của chủ nghĩa Mác – Lênin. Từ đó cho rằng chủ nghĩa Mác – Lênin không còn
phù hợp với thế kỷ XXI, không phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam hiện nay và cần
loại bỏ khỏi đời sống tư tưởng chính trị xã hội. Trước luồng tư tưởng “mới” xây
dựng chủ nghĩa tư bản ở Việt Nam chúng đã xác định chống phá cách mạng Việt Nam
là mục tiêu xuyên suốt trong đó, trọng tâm hàng đầu là phủ nhận vai trò lãnh
đạo của Đảng ta đối với sự nghiệp cách mạng.
Đảng
Cộng sản Việt Nam từ khi được khai sinh đến nay đã luôn đồng hành cùng dân tộc,
gắn bó với Nhân dân, phấn đấu đem lại cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho
Nhân dân. Dưới sự lãnh đạo của Đảng đã chèo chống con thuyền cách mạng của dân
tộc ta, thông qua việc đề ra đường lối đúng đắn, sáng suốt, Đảng đã lãnh đạo
Nhân dân Việt Nam lập nên những chiến công lẫy lừng trong sự nghiệp đấu tranh
giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc. Không khó để nhận ra tính phi lý của các
luận điệu nêu trên. Bởi vai trò lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng Việt Nam là
không thể phủ nhận. Đảng ra đời không chỉ chấm dứt cuộc khủng hoảng thiếu về
lực lượng lãnh đạo, mà còn trở thành hạt nhân đoàn kết, thống nhất. Từ đó, tập
hợp các lực lượng dưới ngọn cờ lãnh đạo của Đảng, đưa toàn dân tộc đi từ thắng
lợi này đến thắng lợi khác. Thực tiễn cũng chứng minh, sự sụp đổ của chủ nghĩa
xã hội ở Đông Âu, Liên Xô chỉ là sụp đổ của một mô hình cụ thể chứ không phải
sự sụp đổ của chủ nghĩa Mác – Lênin, cũng không phải sự sụp đổ của chủ nghĩa xã
hội hiện thực. Bằng chứng là dưới sự lãnh đạo của Đảng ta, sự nghiệp xây dựng
chủ nghĩa xã hội ở nước ta đã thu được những thành tựu to lớn như ngày hôm nay.
Để chúng ta có thể tự hào rằng “Đất nước
ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay” như lời khẳng định của cố Tổng Bí Thư Nguyễn
Phú Trọng tại Đại hội XIII của Đảng.
Thực chất những chiêu trò
nêu trên không chỉ nhằm hạ thấp thanh danh, uy tín của lãnh đạo, mà qua đó âm
mưu sâu xa, nham hiểm của chúng là từ chỗ làm xói mòn niềm tin của Nhân dân đối
với các lãnh đạo dẫn đến nghi ngờ, dao động rồi mất niềm tin vào Đảng, Nhà nước
và chế độ. Không dừng lại ở việc xuyên tạc,
phủ nhận nền tảng tư tưởng, phủ nhận cơ sở lý luận về vai trò lãnh đạo, vai trò
cầm quyền của Đảng, các thế lực thù địch, phản động còn ra sức lợi dụng những
tiêu cực nảy sinh trong đời sống xã hội, nhất là tình trạng tham nhũng,… để gây
“nhiễu” dư luận, xuyên tạc bản chất của chế độ; coi những tiêu cực đó có nguyên
nhân là do sự lãnh đạo của Đảng. Nguy hiểm hơn, chúng đưa ra luận điệu “tham
nhũng là hệ quả tất yếu của chế độ độc đảng”; “việc phòng chống tham nhũng thực
chất là đấu đá trong nội bộ Đảng”. Từ đó, các thế lực này lớn tiếng hô hào đòi
“thay đổi chế độ”, thực hiện “đa nguyên, đa đảng”.
Thời
gian qua, thực hiện sự chỉ đạo quyết liệt của Trung ương Đảng, công cuộc phòng,
chống tham nhũng đã được thực hiện thường xuyên, liên tục, mạnh mẽ với quan
điểm “không có vùng cấm” “không có ngoại lệ” đã đạt nhiều kết quả quan trọng,
toàn diện, rõ rệt. Tất cả đã chứng minh rằng Đảng ta đã trưởng thành và có bước
đi hoàn toàn thích hợp với điều kiện xã hội ở nước ta. Con đường mà Đảng và Bác
hồ lựa chọn cũng chính là con đường mà nhân dân ta lựa chọn. Chúng ta kiên định
với con đường, mục tiêu mà dân tộc hướng đến nên chúng không có bất cứ lí do
nào đủ sức thuyết phục chứng minh rằng ta đã lựa chọn sai con đường.
Cần nhận thấy, tham nhũng
là hiện tượng xã hội tồn tại trong mọi chế độ chính trị khác nhau, gắn liền với
nhà nước và quyền lực. Bản chất của tham nhũng gắn liền với quyền lực chính trị
và quyền lực kinh tế. Do đó, dù chế độ chính trị nào, chủ nghĩa xã hội hay tư
bản chủ nghĩa, chế độ một đảng cầm quyền hay đa đảng thay nhau cầm quyền thì
vẫn có nạn tham nhũng. Trong bối cảnh hiện nay, tham nhũng đang là “vấn nạn”
đối với nhiều quốc gia trên thế giới. Vì vậy, luận điệu cho rằng tham nhũng là
“hệ quả tất yếu của chế độ độc đảng” đã cho thấy động cơ chính trị đen tối của
các thế lực thù địch, phản động. Các thế lực này đang cố tình bỏ qua bản chất,
tính xã hội của hiện tượng tham nhũng để chống phá cách mạng Việt Nam; xóa bỏ
vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Do đó, mọi âm mưu, luận
điệu phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đều là biểu hiện của động cơ chính trị
đen tối, mưu đồ chống phá Đảng, Nhà nước ta. Mỗi cán bộ, đảng viên và quần
chúng cần đề cao cảnh giác; tích cực vạch trần và kiên quyết đấu tranh với các
âm mưu, luận điệu nói trên để khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng, bảo vệ sự nghiệp
cách mạng của Nhân dân.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét