Đa
nguyên chính trị là khuynh hướng xã hội học - triết học xuất hiện từ đầu thế kỷ
XVIII. Đa nguyên chính trị hiểu một cách đơn giản nhất là cho phép sự tồn tại của
nhiều trường phái triết học (chủ yếu là triết học tư sản), từ đó tất yếu dẫn tới
nhiều đảng phái chính trị trong xã hội cạnh tranh, tranh giành quyền ảnh hưởng
và quyền lãnh đạo xã hội, lôi kéo quần chúng đứng về phía mình. Trong một giai
đoạn lịch sử nhất định, đa nguyên, đa đảng cũng mang lại tính tích cực đối với
xã hội trong thời kỳ mà chủ nghĩa tư bản còn mang những yếu tố tiến bộ, tích cực.
Tuy nhiên, sau Cách mạng tháng Mười Nga, thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên
chủ nghĩa xã hội, khi Đảng Cộng sản nắm quyền lãnh đạo xã hội ở một số nước thì
các học giả, chính trị gia tư sản lại sử dụng chiêu bài đa nguyên chính trị, đa
đảng đối lập để can thiệp vào nội bộ các nước xã hội chủ nghĩa, trong đó có Việt
Nam. Chúng ra sức tuyên truyền, thổi phồng và vẽ ra viễn cảnh tốt đẹp về đa
nguyên, đa đảng sẽ đem lại nền dân chủ thật sự.
Về hình
thức, chế độ đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập ở một số nước tư bản thì có vẻ
như rất dân chủ, nhưng bản chất thì có thật sự dân chủ không, có vì hạnh phúc của
Nhân dân không? Câu trả lời là không. Tuy đa nguyên, đa đảng có những mặt tích
cực nhất định như đã trình bày ở phần trên, nhưng một quốc gia thực hiện đa
nguyên, đa đảng không chắc chắn rằng với quốc gia đó sẽ có nền dân chủ thực sự.
Ngược lại, một nước chỉ duy nhất có một đảng lãnh đạo cũng không có nghĩa rằng
đó là chế độ độc tài, mất dân chủ. Do vậy không phải cứ đa nguyên chính trị, đa
đảng đối lập thì mới có dân chủ và không có đa nguyên, đa đảng thì không có dân
chủ. Bởi, bản chất của dân chủ là quyền lực thuộc về Nhân dân. Theo Hồ Chí Minh
“dân chủ là dân làm chủ, dân là chủ”. Theo đó, một đất nước có thể chế dù là nhất
nguyên hay đa nguyên, một đảng hay đa đảng, nhưng nếu chính đảng cầm quyền và
nhà nước bảo đảm tất cả quyền lực thuộc về Nhân dân thì xã hội đó có dân chủ thực
sự. Dân chủ không phải tự nhiên mà có, mà phải trải qua cuộc đấu tranh bền bỉ,
lâu dài của nhân loại tiến bộ, được hoàn thiện và phát triển từng bước, chứ dân
chủ không phải là sản phẩm "của sự kêu gào" của một số phần tử cơ hội,
hữu khuynh trong xã hội.
Hiện nay
đại đa số các nước tư bản trên thế giới đều đang thực hiện chế độ đa nguyên, đa
đảng, nhưng nhân dân có được hưởng nền dân chủ thực sự không, đất nước có hòa
bình, ổn định không thì không ai dám chắc. Bởi, hiện có quá nhiều vấn đề, mâu
thuẫn trong lòng chủ nghĩa tư bản chưa thể khắc phục được, như: Phân hóa chênh
lệch giàu nghèo ngày càng lớn, mâu thuẫn dân tộc, sắc tộc, đấu đá tranh giành
quyền lực trong nội bộ, tình trạng nội chiến đẫm máu diễn ra ở nhiều quốc gia,
tình trạng đói nghèo, bần cùng hóa của người lao động. Mà ở các quốc gia này đều
đang thực hiện đa nguyên, đa đảng. Vậy có thể khẳng định ngay đa nguyên, đa đảng
đâu phải là chế độ ưu việt, bản thân nó cũng tồn tại nhiều khuyết điểm chưa thể
khắc phục.
Do đó,
đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập chẳng qua là sự phân chia, tranh giành quyền
lực giữa các phe phái chính trị; là một hình thức của cuộc đấu tranh giai cấp
giành, giữ chính quyền và kiểm soát xã hội. Về bản chất, chế độ đa nguyên, đa đảng
đang thịnh hành ở Mỹ và một số nước vẫn là nhất nguyên chính trị. Tại sao nói vậy,
bởi dù là đảng phái nào nắm quyền thì đều phục vụ cho lợi ích tối cao của giai
cấp tư sản, đi ngược lại lợi ích của đa số nhân dân lao động, mà ở đó dân chủ
chỉ là của nhóm thiểu số người giàu trong xã hội. Vậy tại sao dân tộc Việt Nam
chúng ta đã trải qua muôn vàn khó khăn để đưa đất nước đi theo con đường xã hội
chủ nghĩa lại phải chia sẻ quyền lực cho các đảng phái không đi theo con đường xã
hội chủ nghĩa? Trong Cương lĩnh của Đảng, Hiến pháp của nước ta đều thể hiện rõ
"mọi quyền lực thuộc về Nhân dân", "Nhân dân lao động là người
chủ đất nước", không vì những yếu kém, khuyết điểm, những hiện tượng mất
dân chủ của một số nơi hiện nay mà phủ nhận bản chất tốt đẹp của chế độ ta, phủ
nhận thành quả dân chủ của Nhân dân ta đạt được trong gần một thế kỷ qua.
Sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt, duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam đối
với đất nước ta là sự lựa chọn tất yếu khách quan của lịch sử, là ý nguyện của
toàn dân, là điều kiện tiên quyết mọi thắng lợi của cách mạng Việt nam, là khởi
nguồn cho sự hồi sinh vĩ đại của dân tộc, đem lại ấm no, hạnh phúc cho muôn dân
“Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như
ngày nay”. Do vậy, dân tộc Việt Nam, Nhân dân Việt Nam tin tưởng tuyệt đối vào
sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; kiên quyết đấu tranh bác bỏ mọi luận điệu
xuyên tạc của các thế lực thù địch muốn lái nước ta theo chế độ đa nguyên, đa đảng
để loại bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng; Việt Nam không cần và không chấp nhận đa
nguyên, đa đảng vì nó không mang lại hạnh phúc cho Nhân dân.
Hơn 90
năm qua, với công lao to lớn đối với cách mạng Việt Nam, được toàn thể nhân dân
thừa nhận, sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và toàn xã hội đã được hiến định
trong Hiến pháp 1980, Hiến pháp 1992 và Hiến pháp 2013. Tại Điều 4, Hiến pháp
năm 2013 quy định: “Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công
nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt
Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và
của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư
tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội…”. Đó là sự tin tưởng tuyệt đối,
thừa nhận vai trò lãnh đạo duy nhất, toàn diện của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với
sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Nhân dân ta./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét