Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 4 tháng 11, 2024

NVI42 - XUYÊN TẠC NGHỊ ĐỊNH SỐ 126/2024/NĐ-CP, NHẰM KÍCH ĐỘNG, KHƠI MÀO CHO CÁC TƯ TƯỞNG CHỐNG PHÁ CỰC ĐOAN

 

Trong suốt chiều dài lịch sử của cách mạng Việt Nam, các thế lực thù địch và lực lượng chống phá cách mạng chưa bao giờ từ bỏ âm mưu chống phá cách mạng nước ta. Khi Nhà nước còn non trẻ, công tác quản lý của còn một số hạn chế bất cập thì các thế lực thù địch cho rằng chế độ xã hội chủ nghĩa và chế độ một Đảng lãnh đạo làm hạn chế khả năng của bộ máy nhà nước. Trong giai đoạn hiện nay, khi hoạt động lãnh đạo của Đảng và quản lý của bố máy nhà nước đã hoàn thiện và hiểu quả hơn, công tác quản lý chặt chẽ hơn thì chúng lại quay sang bịa đặt, xuyên tạc các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của nhà nước.

Trong  thời gian gần đây, khi tình hình thế giới diễn biến nhanh và có nhiều yếu tố phức tạp đã tạo điều kiện thuận lợi để các thế lực thù địch đẩy mạnh hoạt động chống phá. Chúng ra sức vu khống, xuyên tạc các văn Quy định và Nghị  định do Trung ương và Chính phủ ban hành, nhằm mục đích để xuyên tạc các quy định của pháp luật; kích động, khơi mào cho các tư tưởng chống phá cực đoan, cùng với đó lèo lái dư luận, gây hoang mang trong quần chúng nhân dân. Cụ thể:

Ngày 18/10/2024, trên trang blog  Đài Á Châu Tự Do tán phát bài “ ý kiến thêm về Nghị định 126: Tổ chức, hoạt động, quản lý hội”, Bài viết xuyên tạc, vu khống Nghị định 126 chính phủ mới ban hành là gia tăng sự kiểm soát của Nhà nước, hạn chế sự phát triển của các tổ chức xa hội độc lập và quyền tự do lập hội. Chúng kích động, tuyên truyền, bịa đặt với luận điệu: “Nghị định ra đời nhằm đối phó áp lực quốc tế với nhu cầu gắt gao, phải có bước tiến trong vấn đề nhân quyền và xã hội dân sự”.

Câu hỏi đặt ra là, vì sao chúng lại xuyên tạc, vu khống Nghị định này?

Chúng ta thấy rằng, Ngày 08/10/2024 Chính phủ ban hành Nghị định số 126/2024/NĐ-CP về tổ chức, hoạt dộng và quản lý hội. Nghị định quy định chi tiết về việc thành lập, tổ chức, hoạt động và quản lý nhà nước đối với Hội được thành lập và hoạt động tại Việt Nam. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 26/11/2024, mở ra khung pháp lý cụ thể và toàn diện nhằm đảm bảo sự minh bạch, hiệu quả trong hoạt động của các tổ chức hội, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển bền vững của các hội đoàn trong nước. Tuy nhiên, từ quy định chi tiết ta thấy rằng khi Nghị định có hiệu lực thì các cá nhân, tổ chức thù địch, phản động núp bóng các hội đoàn để hoạt động ở Việt Nam sẽ rất khó hoạt động và xem là trái pháp luật. Vì vậy chúng đẩy mạnh xuyên tạc nhằm kích động, khơi mào các tư tưởng chống phá cự đoan để tạo sức ép cho Chính phủ nhằm hủy bỏ Nghị định, từ đó để chúng dễ dàng hơn trong việc núp bóng hội nhóm để hoạt động ở Việt Nam.

  Nghị định lần này đã quy định chặt chẽ về điều kiện thành lập, quản lý tài sản, và minh bạch trong hoạt động của hội. cụ thể là:

Điều kiện thành lập hội được quy định chặt chẽ: Muốn thành lập hội phải tuân thủ những tiêu chuẩn và yêu cầu nhất định. Hội phải có tôn chỉ, mục đích rõ ràng và phù hợp với quy định của pháp luật.Ngoài ra, điều kiện về số lượng thành viên tối thiểu cũng được xác định rõ. Điều này nhằm đảm bảo mỗi hội hoạt động hiệu quả và bền vững.

Tên gọi của hội phải phù hợp và không trùng lặp Tên gọi của hội là yếu tố quan trọng được Nghị định 126/2024/NĐ-CP quy định kỹ lưỡng. Theo đó, tên của hội phải được viết bằng tiếng Việt hoặc phiên âm ra tiếng Việt, và có thể sử dụng tiếng dân tộc thiểu số hoặc tiếng nước ngoài nếu cần thiết. Tuy nhiên, tên gọi phải phản ánh đúng tôn chỉ, mục đích và lĩnh vực hoạt động chính của hội. Đặc biệt, tên gọi của hội không được trùng lặp hoặc gây nhầm lẫn với các hội đã được thành lập trước đó. Điều này giúp tránh tình trạng một số cá nhân, tổ chức muốn lợi dụng hình ảnh, của một số hội nhóm có uy tín từ lâu để thực hiện các hành vi lừa đảo,chống phá; đồng thời điều này cũng giúp đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng trong hoạt động của các hội.


   Ban vận động thành lập hội là yếu tố bắt buộc Một trong những yêu cầu quan trọng khi thành lập hội theo Nghị định mới là việc thành lập ban vận động thành lập hội. Ban vận động đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng kế hoạch, phương hướng hoạt động ban đầu của hội, đồng thời là cầu nối giữa các thành viên sáng lập và cơ quan quản lý nhà nước. Quy định này giúp đảm bảo hội được thành lập trên cơ sở tổ chức và hoạt động minh bạch, có định hướng rõ ràng ngay từ khi còn là ý tưởng. Điều này có nghĩa là các hội nhóm, tổ chức phản động, hoạt động không minh bạch, núp bóng hội đoàn để thực hiện hành    vi chống phá không có đất để tồn tại.

Như vậy có thể khẳng định rằng NĐ 126/2024/NĐ-CP đã tạo ra một khung pháp lý đồng bộ duy trì hiệu quả hoạt động các hội đoàn tại Việt Nam. Nghị định không chỉ tạo điều kiện cho các tổ chức hội đoàn hoạt động theo đúng pháp luật, mà còn tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước đối với các tổ chức này, đồng thời tạo. Với các quy định chặt chẽ về điều kiện thành lập, quản lý tài sản, và minh bạch trong hoạt động, Nghị định giúp đảm bảo rằng các hội đoàn hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích, và đóng góp tích cực vào sự phát triển của xã hội. Đây là một bước tiến quan trọng nhằm thúc đẩy sự phát triển của các tổ chức xã hội tại Việt Nam, góp phần tạo nên một cộng đồng đoàn kết, gắn bó và phát triển bền vững.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NVI42 - CÁC THỦ ĐOẠN NÓI XẤU, XUYÊN TẠC VỀ TỶ LỆ NỮ GIỚI TRONG CÁC CƠ QUAN LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC HIỆN NAY

  Ngày 01/11/2024, trên trang blog Đài Á Châu Tự Do (RFA) tán phát bài “Chính trường Việt Nam ít chỗ cho phụ nữ”, nội dung nói xấu, xuyên tạ...