Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 13 tháng 5, 2024

NVD40 - Hãy hiểu đúng về phòng chống tham nhũng

 

Trên quy mô toàn cầu, tham nhũng và tiêu cực đang gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với các quốc gia đang phát triển. Tính đến mặt chính trị, tham nhũng làm suy thoái các cơ quan quản lý. Ở phương diện kinh tế, nó phát sinh những hậu quả không lường trước, tiếp tục đào sâu vào nền kinh tế, làm gia tăng nợ nần và sự đói nghèo của quốc gia. Xã hội chịu ảnh hưởng khi tham nhũng tập trung quyền lực và tài sản vào tay nhóm người giàu có và có quyền lực. Tham nhũng tạo ra nhiều chi phí kinh tế đáng kể cho xã hội nói chung. Ở Việt Nam, tham nhũng, tiêu cực cho thấy sự suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức của một bộ phận cán bộ, đảng viên, phá hoại việc thực hiện đường lối của Đảng và làm giảm sút lòng tin của nhân dân. Tham nhũng và chi phí không chính thức là những vấn đề cản trở tăng trưởng kinh tế, gây bất bình trong xã hội, làm ô nhiễm môi trường kinh doanh và làm giảm quyết tâm của các nhà đầu tư khi bắt đầu triển khai một ý tưởng.

Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực nhằm bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo vệ sự lành mạnh trong các quan hệ xã hội. Ngăn chặn mọi hành vi tham nhũng, tiêu cực là nhằm xây dựng một Chính phủ hiệu lực, công bằng và hiệu quả hơn, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế mạnh hơn và thực hiện các chức năng xã hội tốt hơn.

Văn kiện Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh, phải bảo đảm tính nghiêm minh và hiệu quả của công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực: “Triển khai đồng bộ, có hiệu quả quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng. Nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản tham nhũng, bảo đảm đúng pháp luật. Thực hiện quyết liệt, nghiêm minh, có hiệu quả cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng”.

Định hướng này đã và đang được triển khai quyết liệt, mạnh mẽ và đem lại kết quả thực tế với việc xử lý nghiêm những vụ việc bức xúc trong dư luận, những vụ án gây thiệt hại lớn cho ngân sách Nhà nước. Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đứng đầu, đã chỉ đạo xử lý hàng loạt vụ án kinh tế, tham nhũng, buộc nhiều cán bộ lãnh đạo, quản lý phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những sai phạm.

Nhất là gần đây đã khởi tố mới, điều tra nhiều vụ án tham nhũng, tiêu cực đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, xảy ra trong những lĩnh vực chuyên môn sâu, hoạt động khép kín, xảy ra cả trong khu vực nhà nước và khu vực ngoài nhà nước, như: Vụ án xảy ra tại Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao); các vụ án xảy ra tại Tập đoàn FLC, Tân Hoàng Minh, Công ty AIC; vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát...; xử lý nhiều bị can là cán bộ cấp cao, cả đương chức và nghỉ hưu, được cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình, ủng hộ, đánh giá cao.

Và trong những sự việc đó đã có không ít cán bộ đã vi phạm vào những quy định của Đảng viên không được làm, hay quy định về vai trò nếu gương của cán bộ đứng đầu để phải xử lý. Với sự quyết liệt như vậy để cho thấy Đảng ta rất quan tâm đến công tác phòng chống tham nhũng, làm cho Hệ thống chính trị ngày càng trong sạch hơn.

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh coi tham nhũng là một căn bệnh dưới cái tên “tham ô”, Người đã kết luận “Tham ô là hành động xấu xa nhất, tội lỗi, đê tiện nhất trong xã hội. Tham ô là trộm cắp của công, chiếm của công làm của tư. Nó làm hại đến sự nghiệp xây dựng nước nhà; hại đến công việc cải thiện đời sống của nhân dân; hại đến đạo đức cách mạng của người cán bộ và công nhân”. Từ đó, xác định phòng chống tham nhũng cũng là một “cuộc chiến” mà cuộc chiến này còn khó khăn, gian lao hơn rất nhiều so với các cuộc đấu tranh với giặc ngoại xâm. Người coi “tham ô, lãng phí, quan liêu là một thứ giặc ở trong lòng” là “giặc nội xâm” là “kẻ địch trong người, trong nội bộ” vô cùng nguy hiểm, sức công phá của loại “giặc” này cực kỳ to lớn về mọi mặt: nó không chỉ làm con người băng hoại đạo đức, sự liêm chính, mà tai hại hơn nó còn bào mòn lòng tin của Nhân dân với Đảng, Nhà nước, làm rối loại kỷ cương đất nước, đẩy quốc gia dân tộc vào con đường tiêu vong. Tiếp nối tư tưởng đó của Người, Đảng ta đã nhận thức rất rõ: tệ nạn tham nhũng chính là mối nguy cơ đe dọa sự tồn vong của một chế độ, một dân tộc. Đảng ta hết sức chú trọng vấn đề “xây dựng, chỉnh đốn Đảng” trong đó có phòng, chống tham nhũng. Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, XII, XIII đều đề cập đến vấn đề phòng, chống tham nhũng, kiên quyết đấu tranh, diệt trừ “giặc nội xâm” để không làm phương hại đến hệ thống chính trị. Với những nỗ lực của Đảng, Nhà nước và toàn dân, chúng ta đã đạt được những thành quả nhất định, tuy nhiên Đảng ta xác định công cuộc phòng, chống tham nhũng là cả quá trình đòi hỏi sự kiên trì, kiên định.

Thời gian gần đây, các thế lực thù địch đưa ra luận điệu xuyên tạc của thế lực thù địch, tham nhũng là đấu đá, là thanh trừng nội bộ. Luận điệu thể hiện sự phiến diện và nghèo nàn về nhận thức chính trị của các thế lực thù địch. Các nước trên thế giới khi chống tham nhũng đều là thanh trừng nội bộ hay sao? Chống tham nhũng ở thể chế chính trị nào, thời đại nào cũng là công cuộc làm trong sạch bộ máy chính trị để có thể vận hành tốt hơn, đưa đất nước đạt được những thành tựu cao hơn. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định cần phải kiên quyết đấu tranh phản bác luận điệu của các thế lực thù địch, chống đối cho rằng đấu tranh phòng, chống tham nhũng, xử lý cán bộ, đảng viên sai phạm là “đấu đá nội bộ”, “phe cánh”. Việc Đảng ta đưa những tham quan ra ánh sáng của dư luận để xét xử, loại bỏ khỏi hệ thống chính trị đã được nhân dân đồng tình ủng hộ. Chúng ta càng kiên quyết trong phòng chống tham nhũng càng làm cho Đảng trong sạch, vững mạnh, ổn định và củng cố được lòng tin và sự ủng hộ của nhân dân.

 

1 nhận xét:

  1. phòng chống tham nhũng cần có sự chung tay của mọi người

    Trả lờiXóa

NVI42 - CÁC THỦ ĐOẠN NÓI XẤU, XUYÊN TẠC VỀ TỶ LỆ NỮ GIỚI TRONG CÁC CƠ QUAN LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC HIỆN NAY

  Ngày 01/11/2024, trên trang blog Đài Á Châu Tự Do (RFA) tán phát bài “Chính trường Việt Nam ít chỗ cho phụ nữ”, nội dung nói xấu, xuyên tạ...