Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 20 tháng 5, 2024

NVD40 - Không thể xuyên tạc vấn đề “Tự do báo chí” ở Việt Nam

 

Gần đây, thế lực thù địch tiếp tục ra sức đơm đặt xuyên tạc vấn đề tự do báo chí ở Việt Nam. Ngày 04/5/2024, trên trang blog Đối Thoại tán phát bài “Báo cáo 2024 của RSF: Việt Nam trong nhóm bảy nước đội sổ về tự do báo chí”, nội dung trích dẫn “Báo cáo chỉ số tự do báo chí thế giới 2024” thiếu khách quan, sai thực tế của tổ chức “Phóng viên không biên giới - RSF” xếp loại vô căn cứ Việt Nam đứng thứ 174 trong số 180 quốc gia về chỉ số tự do báo chí; “bỏ tù có hệ thống” những “nhà báo” cất tiếng trên mạng xã hội; “hạn chế” quyền tự do tiếp cận thông tin của người dân; đồng thời phủ nhậ những giá trị tự do, dân chủ ở Việt Nam. Đây không còn là vấn đề xa lạ, kể từ khi được thành lập cho đến nay, tổ chức RSF luôn đánh giá Việt Nam là một trong những quốc gia không có tự do báo chí, tự do ngôn luận. Vậy vấn đề nằm ở đâu?

Xét về cơ sở của việc đánh giá, RSF căn cứ các điều kiện như tính đa nguyên, tính độc lập của phương tiện truyền thông, môi trường truyền thông, khả năng tự kiểm duyệt, khuôn khổ pháp luật, tính minh bạch, chất lượng của cơ sở hạ tầng hỗ trợ việc sản xuất tin tức và thông tin để làm tiêu chí khảo sát. Nhìn qua thì tưởng đây là tổ chức chân chính, hoạt động vì sự tiến bộ, văn minh của loài người. Nhưng xét kỹ sẽ thấy, RSF chỉ đưa ra các tiêu chí, chứ không đưa khái niệm cụ thể, thế nào là tự do báo chí.

Trong quá trình lập bảng và đưa ra khảo sát, tổ chức này cũng không căn cứ, cân nhắc đến các yếu tố văn hóa, xã hội, nhận thức của từng quốc gia riêng biệt, mà chỉ áp dụng các quan điểm và quy tắc của những nước tư bản như Mỹ, Pháp..., không hề để ý đến những quốc gia theo chủ nghĩa xã hội với hệ tư tưởng hoàn toàn khác biệt. Vì vậy, phương pháp này của họ chỉ mang tính chủ quan, thiếu minh bạch và không có cơ sở. Họ đòi hỏi các nước phải có tự do báo chí, nhưng là “tự do báo chí tuyệt đối”, nằm ngoài khuôn khổ pháp luật. Trên cơ sở này, họ tung hô, ca ngợi những người lợi dụng quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí để chống phá Đảng, Nhà nước và công cuộc xây dựng đất nước ở Việt Nam... mà quên mất một điều rằng, không một quốc gia nào trên thế giới có được sự tự do báo chí tuyệt đối, mọi hoạt động báo chí đều nằm trong khuôn khổ pháp luật của quốc gia đó.

Từ đó cho thấy, mục đích của việc xếp hạng này không phải để giúp Việt Nam có được sự tự do báo chí, tiến tới sự phát triển, mà thực chất chỉ là chiêu trò xuyên tạc, bóp méo tình hình báo chí ở Việt Nam; lấy đó làm cơ sở để công kích các vấn đề về nhân quyền, dân chủ, tự do vốn là một trong những chiêu bài mà các nước phương Tây luôn áp dụng để hạ bệ, chống đối nhằm làm thay đổi chế độ chính trị ở nước ta.

Thực tế cho thấy, nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn nỗ lực hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm tạo điều kiện thúc đẩy và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân về tự do ngôn luận, tự do báo chí.

Điều 25, Hiến pháp năm 2013 quy định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”.

Luật Báo chí năm 2016 cũng quy định rõ trách nhiệm của Nhà nước, của cơ quan báo chí; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức đối với quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân. Trong đó, Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền được “phát biểu ý kiến về tình hình đất nước và thế giới; tham gia ý kiến xây dựng và thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; góp ý kiến, phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí đối với các tổ chức và cá nhân”.

Điều cần lưu ý là các công ước quốc tế về quyền con người cũng như luật pháp của các nước đều coi tự do báo chí là một quyền cơ bản, nhưng đó không phải là quyền tự do tuyệt đối mà phải có giới hạn nhất định và thực hiện quyền này ở mỗi quốc gia là khác nhau, tùy theo tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của quốc gia đó.Cần khẳng định rõ, ở Việt Nam “Báo chí không bị kiểm duyệt trước khi in, truyền dẫn và phát sóng” (khoản 3 Điều 13 Luật Báo chí). Đảng, và Nhà nước đề ra định hướng, quan điểm, xây dựng hành lang pháp lý thuận lợi cho báo chí hoạt động, tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí và để báo chí phát huy đúng vai trò của mình. Cơ quan báo chí có quyền thông tin, và tạo mọi điều kiện để thông tin nhưng phải chịu trách nhiệm về thông tin đưa ra. Việc lợi dụng báo chí để bóp méo sự thật, phát tán tài liệu tổn hại đến an ninh quốc gia, xâm phạm lợi ích của tổ chức, cá nhân công dân bị nghiêm cấm. Điều này thể hiện sự bình đẳng, nghiêm minh của pháp luật nhằm bảo hộ quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí chân chính ở Việt Nam.

Có thể khẳng định rằng, chưa bao giờ báo chí được tạo điều kiện phát huy quyền dân chủ, hoạt động cởi mở, thông thoáng như thời điểm hiện nay. Theo thống kê, tính đến hết năm 2023 cả nước có 6 cơ quan truyền thông đa phương tiện, 127 cơ quan báo; 671 cơ quan tạp chí (trong đó có 319 tạp chí khoa học, 72 tạp chí văn học nghệ thuật), 72 cơ quan Đài phát thanh, truyền hình.Nhân sự hoạt động trong lĩnh vực báo chí có khoảng 41.000 người, trong đó khối phát thanh, truyền hình xấp xỉ 16.500 người.. Nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực báo chí có khoảng 41.000 người. Đây được xác định là lực lượng xung kích trên mặt trận văn hóa, tư tưởng.

Việc bất chấp thực tiễn và sự áp đặt vô lý của tổ chức RSF suy cho cùng cũng vì mục đích chính trị và kinh tế, hòng biến báo chí trở thành công cụ đắc lực phục vụ quyền lợi cho các nhà tư bản, kéo dài sự phụ thuộc và mở rộng ảnh hưởng của các nước tư bản phương Tây lên những quốc gia khác.

Dù ở bất kỳ quốc gia nào, tự do ngôn luận, tự do báo chí không phải là quyền tự do vô giới hạn, tự do tuyệt đối mà phải gắn với chế độ chính trị, điều kiện xã hội, nền tảng đạo đức, pháp lý cụ thể. Không ai được lạm dụng quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tập thể và công dân như quy định của Luật Báo chí. Như vậy, có thể còn khiếm khuyết nhưng thực tiễn chỉ ra rằng Việt Nam luôn bảo vệ tự do báo chí và ngày càng chú trọng hoàn thiện thể chế để quyền này càng được phát huy, nhân rộng.

 

1 nhận xét:

  1. không thể xuyên tạc vấn đề tự do báo chí ở Việt Nam

    Trả lờiXóa

NVI42 - CÁC THỦ ĐOẠN NÓI XẤU, XUYÊN TẠC VỀ TỶ LỆ NỮ GIỚI TRONG CÁC CƠ QUAN LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC HIỆN NAY

  Ngày 01/11/2024, trên trang blog Đài Á Châu Tự Do (RFA) tán phát bài “Chính trường Việt Nam ít chỗ cho phụ nữ”, nội dung nói xấu, xuyên tạ...