Trên các trang mạng phản động luôn phát tán các nội dung
xuyên tạc quyền tự do ngôn luận tại Việt Nam. Các phần tử cơ hội chính trị,
phản động xuyên tạc cho rằng: “Việt Nam đang ở trong tình trạng khủng hoảng về
tự do ngôn luận”, đòi Việt Nam phải tôn trọng quyền tự do ngôn luận như là điều
kiện tiên quyết của quyền phát triển cho người dân Việt Nam
Cần khẳng định ngay rằng, đây là chiêu trò cũ rích
nhằm phát tán tin giả, tin sai sự thật, quy chụp, xuyên tạc trắng trợn về tình
hình bảo đảm quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận ở Việt Nam; đồng thời chúng
lôi kéo một bộ phận công dân thiếu hiểu biết để lợi dụng quyền tự do ngôn
luận, tự do báo chí có những hành động vi phạm pháp luật nghiêm trọng, như:
Làm, tàng trữ, phát tán tài liệu chống phá, lật đổ Nhà nước; xâm hại lợi ích
quốc gia, dân tộc, làm phương hại danh dự, nhân phẩm người khác; họ tiếp tục cổ
súy cho những cái gọi là “giá trị dân chủ” theo kiểu phương Tây, bịa chuyện,
nói xấu chế độ xã hội chủ nghĩa, kích động hằn thù dân tộc, tôn giáo nhằm phá
hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc; tuyên truyền văn hóa xấu độc.
Ở Việt Nam, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí
của người dân được bảo đảm một cách vững chắc bằng luật pháp. Quan điểm xuyên
suốt và nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam là tôn trọng và bảo đảm quyền tự
do ngôn luận, tự do báo chí của công dân; điều đó được thể hiện rõ trong các
quy định của pháp luật. Điều 25, Hiến pháp (năm 2013) của nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam ghi rõ: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí,
tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này
do pháp luật quy định”. Luật Báo chí 2016 đã ghi: “Nhà nước tạo điều kiện thuận
lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo
chí,…”
Tuy nhiên, tự do ngôn luận của công dân phải trên
cơ sở của pháp luật, tránh việc sử dụng quyền tự do ngôn luận bừa bãi gây hậu
quả nghiêm trọng; mọi hành vi lạm dụng, lợi dụng quyền tự do báo chí, tự do
ngôn luận để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức
và công dân đều bị nghiêm cấm và có chế tài xử lý nghiêm khắc. Do đó, việc tìm
hiểu và thực hiện nghiêm túc pháp luật về tự do ngôn luận là trách nhiệm và
nghĩa vụ của mỗi công dân. Đối với các cơ quan chức năng cần tăng cường hơn nữa
công tác thông tin, tuyên truyền các thông tin chính thống, tích cực, nhận diện
và đấu tranh phản bác các thông tin xấu độc, kích động gây mất an ninh trật tự.
Đồng thời cần kịp thời phát hiện, điều tra để xử lý nghiêm minh các đối tượng
lợi dụng tự do ngôn luận để xâm phạm quyền, lợi ích của Nhà nước và của tổ
chức, cá nhân; không để các thế lực thù địch, phần tử xấu lợi dụng, bôi xấu chế
độ, xuyên tạc thực tế tự do ngôn luận, tự do báo chí ở Việt Nam, hòng gây mất
niềm tin, gieo rắc sự hoài nghi, chống phá Nhà nước, chống phá chế độ, hạ thấp
vị thế và uy tín của nước ta trên trường quốc tế.
Hết sức cảnh giác với những luận điệu xuyên tạc về quyền tự do ngôn luận
Trả lờiXóa