Tìm kiếm Blog này

Thứ Tư, 15 tháng 11, 2017

Tại sao người thầy được tôn vinh?

Dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay vốn có truyền thống hiếu học, “tôn sư trọng đạo”. Tục ngữ ca dao Việt Nam có câu: “Muốn sang thì bắt cầu kiều. Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy!”. Không có một vị anh hùng, một lãnh tụ thiên tài nào mà lại không nhận được sự dạy dỗ, dìu dắt của thầy giáo, cô giáo. Yêu mến, biết ơn và kính trọng thầy cô giáo là đức tính tốt đẹp của người dân Việt Nam.

Suốt mấy nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, truyền thống tôn sư trọng đạo ấy luôn là ngọn đuốc trí tuệ, soi sáng con đường học vấn của dân tộc ta. Chúng ta có thể thấy thấp thoáng trong từng trang sử dân tộc hình ảnh người học trò nghèo đêm đêm bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng làm đèn để đọc sách, hình ảnh những người vợ, người mẹ tần tảo sớm hôm lo cho chồng, cho con nấu sử sôi kinh, và đặc biệt là những lớp học xưa với hình ảnh ông đồ ngồi dạy học. Người thầy được tôn vinh bởi người thầy không chỉ là người dạy chữ thánh hiền mà còn là người tượng trưng cho những gì chuẩn mực nhất, cao đẹp nhất. Trong lịch sử dân tộc ta đã có biết bao người thầy như thế: đó là người thầy Sư Vạn Hạnh – người đã có công nuôi dạy và dìu dắt Lý Công Uẩn trở thành một vị vua anh minh lỗi lạc. Chính Lý Công Uẩn là người đã ra chiếu rời đô đến đất Thăng Long và mở ra một kỉ nguyên phát triển phồn hoa của dân tộc Việt Nam.Không những vậy, ông còn là người đã đặt nền móng đầu tiên cho công cuộc giáo dục của đất nước Đại Việt bằng cách lập nên Quốc Tử Giám, trường học đầu tiên dành cho con cháu quý tộc năm 1070. Đó là thầy giáo Chu Văn An (1292 – 1370) – người dạy học cho thái tử, cũng là người đã dâng “Thất trảm sớ” xin vua chém lũ gian thần rồi cáo quan về quê sống cuộc đời thanh bạch. Đó là cụ đồ Nguyễn Đình Chiểu (1822 – 1888), người vừa dạy học vừa bốc thuốc chữa bệnh cho dân, đồng thời cũng là nhà thơ lớn – tác giả của nhiều bài thơ, văn bất hủ tràn đầy nhiệt huyết và thấm đẫm tấm lòng yêu nước thương dân. Đó là các bậc thầy cao quý như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn, Võ Trường Toản, Nguyễn Tất Thành – Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp, Dương Quảng Hàm, Nguyễn Lân.... Những người thầy như vậy và biết bao người thầy khác đã mang lại vinh quang cho đất nước và là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.

Ngày 20/11 hàng năm chính là dịp để mỗi người trong chúng ta cùng nhau gặp gỡ, ôn lại truyền thống và tôn vinh những người thầy, người cô đã và đang đứng trên bục giảng truyền đạt tri thức và đạo làm người cho biết bao thế hệ học trò nối tiếp nhau.

Nguồn gốc của ngày lễ hiến chương nhà giáo Việt Nam

Tháng 7/1946, một tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ được thành lập ở Paris đã lấy tên là Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục (tiếng Pháp: Fédération Internationale Syndicale des Enseignants - FISE).

Năm 1949 tại hội nghị ở Vác-xa-va thủ đô Ba Lan, Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục xây dựng một bản Hiến chương các nhà giáo.

Tháng 7/1953 Công đoàn giáo dục Việt Nam được gia nhập tổ chức giáo giới quốc tế này.
Tháng 8/1954 tổ chức công đoàn của các nhà giáo tiến bộ và cách mạng trên thế giới đã nhất trí thông qua bản “Hiến chương các nhà giáo”, gồm 15 chương trong đó có một số nội dung chủ yếu là:


- Đấu tranh chống lại các quan điểm và phương pháp giáo dục lạc hậu, phản động, phản dân chủ, phản khoa học nhằm xây dựng nền giáo dục tiến bộ, dân chủ và khoa học.

- Đấu tranh thủ tiêu chế độ bạc đãi, coi khinh nghề dạy học, bảo vệ những quyền lợi vật chất và tinh thần chính đáng của các nhà giáo.

- Quy định một số điều đối với các nhà giáo, đặc biệt nêu cao nghề dạy học.
Từ ngày 26 đến 30/8/1957, tại Vác-xa-va thủ đô Ba Lan, hội nghị quốc tế các nhà giáo lần thứ 2 đã quyết định lấy ngày 20/11 hằng năm là ngày “Hiến chương các nhà giáo”

Ở Việt Nam, ngày 20/11/1958, lần đầu tiên ngày “Quốc tế Hiến chương các nhà giáo” được tổ chức trên toàn miền Bắc nước ta.Đất nước thống nhất, ngày 20/11 đã được tổ chức rộng rãi trong cả nước và dần dần trở thành ngày truyền thống của giáo giới Việt Nam.

Để thể hiện đầy đủ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đối với đội ngũ giáo viên, cũng như nêu rõ vị trí, vai trò quan trọng của đội ngũ giáo viên trong sự nghiệp đào tạo lớp người mới xây dựng CNXH và phát huy truyền thống của nhân dân ta luôn tôn trọng, quý mến thầy giáo và cô giáo; theo đề nghị của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hội đồng bộ trưởng đã ra quyết định số 167-HĐBT ngày 28/9/1982 nêu rõ: “hàng năm sẽ lấy ngày 20 tháng 11 là ngày Nhà giáo Việt Nam”.

Như vậy, ngày 20/11/1982 là ngày lễ kỷ niệm Nhà giáo Việt Nam được tổ chức trọng thể đầu tiên của cả nước ta.

Ý nghĩa ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

1. Từ xưa đến nay, nghề dạy học luôn được nhân dân quý trọng và yêu mến. Với truyền thống trọng thầy, hiếu học của dân tộc và dưới sự lãnh đạo của Đảng, giáo dục và đào tạo nước ta đã từng bước được khẳng định, phát triển, đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập của nhân dân, phát triển đất nước. Những thành tựu mà ngành giáo dục và đào tạo đạt được chính là nhờ lớp lớp thầy giáo, cô giáo của bao thế hệ đã tận tình, tâm huyết với nghề, tạo nên những truyền thống tốt đẹp của Nhà giáo Việt Nam để chúng ta học tập và phát huy như: Nhà giáo Việt Nam luôn gắn bó và liên hệ mật thiết với quần chúng nhân dân; những nhà giáo chân chính Việt Nam giàu lòng nhân ái, vị tha, tận tụy với sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ của đất nước; những nhà giáo chân chính Việt Nam bao giờ cũng là người yêu nước, những chiến sĩ cách mạng kiên cường, luôn có cuộc sống giản dị, trong sáng, mẫu mực; những nhà giáo chân chính Việt Nam luôn cần cù, sáng tạo trong lao động dạy học…

Lịch sử nền giáo dục cách mạng Việt Nam đã ghi nhận lớp lớp nhà giáo ngày đêm tận tụy với nghề, lao động sáng tạo, quên mình và nhiều thầy giáo đã hy sinh tuổi thanh xuân đem ánh sáng văn hóa cho đồng bào vùng cao, vùng xa. Họ là những anh hùng vô danh.

2. Tìm hiểu và học tập những truyền thống tốt đẹp của Nhà giáo Việt Nam, nhằm giúp cho đội ngũ thầy cô giáo tiếp tục phát huy những truyền thống của Nhà giáo, không ngừng nâng cao phẩm chất, năng lực, để mỗi thầy cô giáo là một tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo, xứng đáng với niềm tin yêu của Đảng và nhân dân, tiếp tục đóng góp công sức và trí tuệ cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo, phục vụ đắc lực cho nhiệm vụ CNH, HĐH đất nước.

Ôn lại truyền thống nhà giáo Việt Nam để giúp mỗi thầy cô giáo tăng cường lòng thiết tha yêu nghề dạy học, thực hiện đúng lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với nhà giáo: Thầy cũng như trò, cán bộ cũng như nhân viên, phải thật thà yêu nghề mình, thật thà yêu trường mình; có gì vẻ vang hơn là đào tạo những thế hệ sau này tích cực góp phần xây dựng CNXH và CNCS. Người thầy giáo tốt - thầy giáo xứng đáng là thầy giáo -  là người vẻ vang nhất… Những người thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh và mãi mãi là niềm tự hào về truyền thống của ngành giáo dục Việt Nam.

Trong bối cảnh đất nước đang bước vào Hội nhập, đẩy mạnh CNH-HĐH như hiện nay, các nhà giáo cần phải không ngừng phát huy vai trò của mình hơn nữa, không ngừng học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ, chuyên môn, trau dồi đạo đức chính trị. Nước nhà có được phồn vinh sánh vai với các cường quốc năm châu hay không phần lớn nhờ công lao đào tạo thế hệ trẻ của các thầy, các cô. Nhân kỷ niệm Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, chúng ta bày tỏ lòng biết ơn vô hạn và chúc sức khoẻ quý thầy cô giáo; ra sức học tập, rèn luyện góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; tô điểm thêm truyền thống tốt đẹp, cao quý của dân tộc Việt Nam “tôn sư trọng đạo”./.

Nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý

Truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo là nét đẹp văn hoá ngàn đời của dân tộc Việt Nam. Truyền thống ấy thể hiện bằng thành tích học tập, tình cảm, sự kính trọng, lòng biết ơn của lớp lớp thế hệ học trò giành cho người thầy. Hằng năm vào ngày 20 tháng 11 không chỉ là dịp để Ngành Giáo dục tôn vinh những người hoạt động trong ngành, học trò thể hiện lòng thành kính “tôn sư trọng đạo” mà còn là dịp để xã hội tôn kính, tri ân những người đã, đang gắn bó với nghề dạy học - “Nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo”.

Người thầy mọi thời đại đều xác định nghề của mình là một nghề cao quý, thiêng liêng. Sản phẩm làm ra của người thầy không thể đem so sánh với bất kỳ nghề nào trong xã hội! Bởi, sản phẩm đó chính là những phẩm chất, kiến thức, kỹ năng của những con người cụ thể. Vì vậy, lao động của người thầy đòi hỏi phải hết sức cẩn trọng, khoa học, nghiêm túc, đặc biệt phải có một cái tâm trong sáng để tạo dựng nên nhân cách con người, đáp ứng ngày càng cao yêu cầu của sự nghiệp xây dựng xã hội mới. Trách nhiệm của người thầy đối với sự nghiệp “trồng người” là vô cùng lớn lao!

Lãnh tụ thiên tài của dân tộc Việt Nam Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã từng dạy học ở trường Dục Thanh - Phan Thiết. Dù thời gian thầy Thành dạy học ở đây rất ngắn nhưng đã khai sáng tâm hồn học trò về đạo lý, lòng yêu nước, tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc qua mỗi bài giảng. Người cũng chính là người thầy đầu tiên truyền lý tưởng cộng sản, con đường cứu nước giải phóng dân tộc theo Chủ nghĩa Mác-Lênin và con đường Cách mạng Tháng Mười Nga đến các thanh niên Việt Nam tại Quảng Châu - Trung Quốc. Các thế hệ học trò của thầy không những cùng thầy sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam mà còn đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.

Đất nước hòa bình, thống nhất, vượt lên bao vất vả, lo toan của cuộc sống thường nhật, hình ảnh người thầy vẫn hiện lên sáng ngời, kiên trì thắp lửa, truyền đạt tri thức, sưởi ấm tâm hồn thế hệ tương lai với nghĩa cử cao đẹp “tất cả vì học sinh thân yêu”. Nhiều thầy, cô giáo tình nguyện “cõng chữ lên non”, mang ánh sáng của con chữ đến với học sinh và kiến thức xây dựng kinh tế đến đồng bào miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo giúp họ vượt lên rào cản hủ tục, thoát khỏi cái nghèo, cái đói. Không ít các thế hệ giáo viên đã cống hiến và gắn bó cả quãng đời thanh xuân của mình ở vùng biên giới, hải đảo xa xôi. Sự hy sinh thầm lặng của họ thật cao cả và đáng trân trọng biết bao!

Nghề dạy học quả là vinh dự mà cũng thật khó khăn. Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý, nhưng với không ít thầy cô để có thể gắn bó với nghề, tiếp tục cống hiến và truyền lửa cho các thế hệ học trò là cả một quá trình phấn đấu không mệt mỏi, vượt qua những khó khăn trong cuộc sống đầy bộn bề, lo toan. Người thầy giáo dạy học trò của mình đâu phải chỉ có dạy kiến thức, quan trọng hơn là dạy làm người. Vì công lao đó, xã hội đã ví người giáo viên như những người kỹ sư và ưu ái, trân trọng dành cho người giáo viên cái tên rất đẹp đẽ, tràn đầy ý nghĩa và gần gũi với nghề của mình. Đó là: "Người kỹ sư tâm hồn"!

Thời kỳ đổi mới, đòi hỏi sản phẩm giáo dục phải có phẩm chất, có năng lực đáp ứng nhu cầu xã hội. Vì lẽ đó, phẩm chất và nhân cách nhà giáo cũng được quy định thêm bởi nhiều yếu tố, nhưng cốt lõi vẫn là tri thức và lòng yêu thương học sinh. Trong cuộc sống ngày nay, nghề dạy học đòi hỏi người đứng trên bục giảng phải có bản lĩnh, biết chịu đựng và vượt qua khó khăn trước mắt, đem hết sức mình cống hiến cho những thế hệ tương lai của đất nước.

Trong xã hội hiện đại, thông qua chức năng dạy học và giáo dục, đội ngũ giáo viên có vị trí, vai trò vô cùng quan trọng. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đánh giá cao vai trò của đội ngũ giáo viên trong xã hội mới, coi họ là lớp người vẻ vang của đất nước, vì nếu “không có thầy giáo thì không có giáo dục”. Đó là niềm vinh dự, tự hào về vị trí, vai trò của mình đối với sự nghiệp “trồng người”! Nhưng trách nhiệm cũng không kém phần lớn lao, nặng nề, trăn trở của mỗi người thầy: làm sao để hình ảnh người thầy mãi mãi là khuôn mẫu, chuẩn mực của xã hội, lời nói và hành động của thầy trở thành “khuôn vàng thước ngọc”, là tấm gương sáng để mọi thế hệ học trò học tập và noi theo, đồng thời để xứng đáng với sự tôn vinh của xã hội: “Dưới ánh sáng mặt trời không có nghề nào cao quý hơn nghề dạy học”. “Nghề dạy học là một nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong những nghề sáng tạo”

Những người vì lợi ích trăm năm của dân tộc Việt Nam

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định giáo dục có vai trò hết sức to lớn trong việc cải tạo con người cũ, xây dựng con người mới, bởi "Thiện, ác vốn chẳng phải là bản tính cố hữu, phần lớn đều do giáo dục mà nên". Người chỉ rõ: "Trình độ văn hoá của nhân dân nâng cao sẽ giúp chúng ta đẩy mạnh công cuộc khôi phục kinh tế, phát triển dân chủ. Nâng cao trình độ văn hoá của nhân dân cũng là một việc làm cần thiết để xây dựng nước ta thành một nước hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ, văn minh và giàu mạnh".

Bác từng nói: “Vì lợi ích Mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Vì vậy, vào ngày 20/11 hàng năm, trên khắp đất nước đều rộn ràng ngày lễ chúc mừng Ngày nhà giáo Việt Nam. Ngày Nhà giáo Việt Nam hay còn gọi là ngày lễ hiến chương nhà giáo Việt Nam. Tháng 7/1946, một tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ được thành lập ở Paris đã lấy tên là Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục.Nǎm 1949, tại một hội nghị ở Warszawa (thủ đô của Ba Lan), Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục đã ra bản "Hiến chương các nhà giáo" gồm 15 chương với nội dung chủ yếu là đấu tranh chống nền giáo dục tư sản, phong kiến, xây dựng nền giáo dục trong đó bảo vệ những quyền lợi của nghề dạy học và nhà giáo, đề cao trách nhiệm và vị trí của nghề dạy học và nhà giáo.

Công đoàn giáo dục Việt Nam, là thành viên của FISE từ năm 1953 (hội nghị có 57 nước tham dự), đã quyết định trong cuộc họp của FISE từ 26 đến 30/8/1957 tại Warszawa, lấy ngày 20/11/1958 là ngày "Quốc tế hiến chương các nhà giáo".Ngày này lần đầu tiên được tổ chức trên toàn miền Bắc Việt Nam.Những nǎm sau đó, ngày lễ này còn được tổ chức tại nhiều vùng giải phóng ở miền Nam Việt Nam. Hàng nǎm vào dịp kỷ niệm 20/11, cơ quan tiểu ban giáo dục thường xuất bản, phát hành một số tập san đặc biệt để cổ vũ tinh thần đấu tranh của giáo viên trong các vùng khác, động viên tinh thần chịu đựng gian khổ của những giáo viên kháng chiến.

Khi Việt Nam thống nhất, ngày này đã trở thành ngày truyền thống của ngành giáo dục Việt Nam. Vào ngày 28/9/1982, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành quyết định số 167-HĐBT thiết lập ngày 20/11 hàng năm là ngày lễ mang tên "Ngày nhà giáo Việt Nam".

Cách đây 63 năm, tháng 8/1954 do sáng kiến của Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục (FISE), hội nghị quốc tế các nhà giáo với nòng cốt là công đoàn giáo dục các nước XHCN đã nhất trí thông qua “bản hiến chương các nhà giáo”.Tháng 8/1957. Hội nghị quốc tế các nhà giáo họp tại Vác-xa-va (Ba Lan) đã quyết định lấy ngày 20/11 hằng năm là Ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo. Bản Hiến chương các nhà giáo gồm 15 chương, trong đó có một số nội dung chủ yếu:

Đấu tranh chống mọi quan điểm và phương pháp giáo dục lạc hậu, phản động, phản dân chủ, phản khoa học của nền giáo dục tư sản, phong kiến nhằm xây dựng nền giáo dục tiến bộ, dân chủ và khoa học. Quy định một số điều đối với các nhà giáo, đặc biệt nêu cao vị trí nghề dạy học và những người dạy học.
Được sự nhất trí của Ban Bí thư Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (nay là ĐCSVN), Ban Chấp hành Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã phổ biến toàn văn bản Hiến chương các nhà giáo đến các trường học, các cơ quan giáo dục miền Bắc; đồng thời thông tin đến các giáo viên, đồng bào, học sinh, sinh viên miền Nam và quyết định tổ chức Ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo lần đầu tiên ở nước ta vào ngày 20/11/1958.

Ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo 20/11/1958, không những được tổ chức tại Hà Nội, mà còn diễn ra từ Vĩnh Linh (giới tuyến quân sự tạm thời giữa ta và địch) đến các vùng biên giới hải đảo. Từ miền núi đến vùng đồng bằng ở miền Bắc đều có những hoạt động phong phú tại các trường học trên địa bàn huyện, quận, thị xã…

Nhiều thư của giáo viên, học sinh, sinh viên miền Bắc gửi lên Hồ Chủ tịch, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chính phủ với lời hứa quyết tâm học tập, rèn luyện, nâng cao giác ngộ cách mạng XHCN, ý thức đấu tranh thống nhất nước nhà, xây dựng nhà trường XHCN.

Hàng nghìn lá thư của giáo viên, học sinh, sinh viên miền Nam; thông qua đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam đã nói lên lòng sôi sục căm thù Mỹ-Diệm phá hoại hiệp định Giơ-ne-vơ, cố tình chia cắt lâu dài nước ta, ủng hộ phong trào đấu tranh của giáo viên, học sinh, sinh viên miền Nam Việt Nam chống Mỹ-Diệm; đòi thực hiện một nền giáo dục dân tộc, dùng tiếng Việt dạy trong các trường đại học, đòi tăng ngân sách cho giáo dục để mở trường lớp, bảo đảm việc học tập cho học sinh, bài trừ tệ nạn văn hóa-giáo dục nô dịch trụy lạc của đế quốc Mỹ; đấu tranh chống mọi cuộc đàn áp, bắt bớ, tù đày, sát hại những nhà giáo, học sinh, sinh viên yêu nước tại miền Nam Việt Nam và kiên quyết đấu tranh nhằm đem lại hòa bình, độc lập, thống nhất nước nhà.

Việc tổ chức Ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo 20/11 hàng năm đã sớm trở thành ngày hội truyền thống của giáo viên Việt Nam. Điều này hoàn toàn phù hợp với truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, một dân tộc có mấy nghìn năm văn hiến và có truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo.


Ngày 20/11 cũnglà dịp để các thế hệ học sinh “đền đáp” lại công ơn dưỡng dục của các thầy cô, là dịp để lớp lớp học trò ghi nhớ sâu sắc, gửi lòng thành biết ơn đến những người “tháng tháng, năm năm vẫn không ngừng chèo lái con thuyền”.Nhân ngày 20/11, xin chân trọng gửi tới các thầy, cô giáo, những lời chúc tốt đẹp, những bó hoa tươi thắm nhất.Hướng về các thầy, các cô với tấm lòng thành kính, những học trò hôm qua và những học trò hôm nay đã, đang và sẽ luôn khắc ghi trong lòng đạo lý “Uống nước nhớ nguồn, tôn sư trọng đạo”.

Cảm nhận về bài hát: Người thầy

Hôm nay trong lúc đi đón lớp tôi được nghe bài hát, “Người Thầy” mà đài phát thanh phường  Ngọc Thụy phát lúc giữa trưa – bài hát mà đã từ lâu lắm rồi tôi chưa có dịp nghe lại: “Người thầy vẫn lặng lẽ đi vế sớm trưa, từng ngày giọt mồ hôi rơi nhòe trang giấy. Để em đến bến bờ ước mơ, rồi năm tháng sông dài gió mưa, cành hoa trắng vẫn lung linh trong vườn xưa…”. Từng lời trong bài hát đã trở nên rất quen thuộc đối với nhiều học sinh–sinh viên của thế hệ 8X, 9X, vậy mà mỗi lần được nghe lòng tôi lại có cảm giác nao nao khó tả. Nhắm mắt lại để thả hồn mình theo từng ca từ và giai điệu của bài hát, dường như tôi thấy mình bỗng chốc xa rời guồng quay vội vã cuộc sống hàng ngày, tôi cảm nhận được ý nghĩa của từng câu hát vang lên:  “Dù năm tháng vô tình trôi mãi mãi, có hay bao mùa lá rơi. Thầy vẫn đứng bên sân trường năm ấy, dõi theo bước em trong cuộc đời…” Ôi, sao lời hát êm đềm mà tha thiết đến thế, xúc động đến thế! Mỗi câu hát vang lên thật nhẹ nhàng nhưng sao tôi nghe tiếng lòng thổn thức, những kỷ niệm về thầy cô dưới mái trường yêu dấu bất chợt sống dậy trong tôi, khiến tôi có một cảm giác thật gần gũi và bình yên đến lạ!

Tôi đã có dịp lắng nghe không ít bài hát nói về người thầy, và tôi có cảm giác bài nào cũng vậy, cũng mang một âm hưởng nhẹ nhàng, sâu lắng nhưng không bao giờ gây nhàm chán. Tôi bỗng liên tưởng đến những người thầy, người cô đã từng dạy dỗ tôi, họ cũng đã xuất hiện trong cuộc đời những người học trò như chúng tôi một cách nhẹ nhàng nhưng đã lắng đọng lại trong chúng tôi những bài học vô cùng sâu sắc và không bao giờ mờ nhạt – đó chính là kiến thức mà thầy cô đã tận tụy truyền đạt cho chúng tôi, và cả những bài học về đời, về người – để chúng tôi có đủ vốn tri thức và vốn sống đối mặt với những thử thách khi vào đời và  tự tin bước đi trên con đường mà mình đã chọn.

Có một lúc nào đó chúng ta bị cuốn đi với những tất bật của cuộc sống, của công việc, và đôi khi chúng ta không có thời gian để trở về với kỷ niệm. Nhưng đừng vì thế mà rảo bước đi vội vã, hãy cố dành cho mình một khoảng lặng trong tâm hồn để ngoảnh đầu nhìn lại, chúng ta sẽ bắt gặp ánh mắt của người thầy luôn dõi theo bước ta đi trên suốt quãng đường đời. Và chắc chắn thầy sẽ vui lắm nếu chúng ta đáp lại ánh mắt quan tâm của thầy bằng một ánh mắt ghi ơn.

Tôi bỗng nhớ đến một câu thơ, hay nói đúng hơn là một lời tâm niệm của một nhà thơ vô danh nào đó:
“Thời gian dẫu bạc mái đầu
Tâm trò vẫn tạc đậm sâu ơn thầy!”


Tôi tin rằng dẫu cuộc sống có bận rộn và hối hả, hay cho dù vật đổi sao dời đến đâu đi nữa, thì trong tim những người học trò sẽ mãi mãi khắc ghi dấu ấn Người Thầy! Lời kết của bài hát “Người Thầy” cũng chính là lời của hàng triệu triệu con tim: “Dẫu đếm hết sao trời đêm nay, dẫu đếm hết lá mùa thu rơi, nhưng ngàn năm làm sao em đếm hết công ơn người thầy!           

Chắp cánh ước mơ

Từ khi mở mắt chào đón cuộc đời, tôi đã cảm nhận được tình cảm thiêng liêng vô giá của cha, của mẹ. Năm tháng qua đi, những tình thương ấy nuôi nấng tôi nên người và lúc ấy, tôi tưởng rằng trong cuộc đời này chỉ có cha mẹ là những người dành cho mình tình yêu thương cao đẹp nhất. Nhưng không, từ khi hòa nhập với xã hội và nhất là từ khi chập chững bước vào môi trường học tập, tôi mới biết trong cuộc đời này, những người đồng hành cùng tôi trong suốt một quãng đời không chỉ có cha mẹ, mà còn có những người thầy, người cô.

Phải, thầy cô đã dìu dắt tôi từ những năm đầu tiên của cuộc đời đi học. Thầy cô đã chắp cánh ước mơ, hoài bão tươi đẹp về tương lai, đã cho tôi những giấc mơ về sự thành đạt, về công danh, sự nghiệp và cả niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống. Phải chăng những điều hay lẽ phải, những nét đẹp trong tâm hồn của mỗi con người đều được khơi nguồn từ tay những người hướng đạo. Vâng, họ đã dành một phần cuộc đời mình để trau chuốt, dẫn dắt người học sinh từng bước đi trên con đường còn bao chông gai phía trước. Đã có ai đó nói rằng: “Nghề giáo như nghề chèo đò, phải đưa những con đò đến được bờ bên kia.’’ Thật đúng như vậy. Để làm tròn sứ mệnh cao cả của mình, “người đưa đò’’ phải cố gắng giữ làm sao cho đò được vững chắc. Mà có ai biết được rằng, trong suốt chặng đường ấy, họ phải vượt qua bao nhiêu gian nan vất vả. Phải, “người đưa đò” phải dùng hết sức lực của bản thân để chống chọi những khi có “mưa to”, “gió lớn”. Rồi khi đã đưa được khách qua sông, “ người đưa đò” lại quay về bến bên kia để tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao cả ấy. Và cứ thế, cứ thế, những người thầy đã dành cả cuộc đời để dạy dỗ cho tất cả những đứa con thân yêu của họ, không quản khó khăn, mệt mỏi. Cho dù phải thức khuya để miệt mài soạn giáo án, cho dù ngày qua ngày họ chỉ mãi lặp đi lặp lại những công thức, những bài giảng hàng nghìn, hàng vạn lần nhưng họ vẫn không buồn chán, bởi vì trong trái tim họ chỉ có duy nhất một khát khao - uốn nắn, dạy dỗ lớp trẻ hôm nay thành người.

Thầy cô không chỉ hi sinh công sức và thời gian của mình mà còn dành trọn cả tình yêu thương và sự bảo bọc cho những đứa trẻ non nớt vẫn còn bỡ ngỡ trước cái xã hội rộng lớn này. Những đứa trẻ ấy ngơ ngác nhìn ra cuộc đời với sự dẫn dắt và tình yêu thương của thầy, của cô. Vâng, thầy cô đã truyền cho tôi niềm tin và nghị lực để tôi có đủ sức mạnh và lòng tin, chạm lấy những ước mơ, khát vọng và biến chúng thành hiện thực. Thầy cô đã tận tụy, đã dồn tất cả công sức vào bài giảng, làm chúng thêm sinh động để dễ dàng ăn sâu vào tâm trí của từng học sinh. Nếu như không có lòng yêu thương dành cho học sinh của mình, thì liệu họ có tận tình, hi sinh nhiều như vậy được không? Phải, công việc hằng ngày của những người thầy, người cô xuất phát từ trái tim yêu thương của người cha, người mẹ dành cho chính đứa con ruột thịt của mình. Tình yêu ấy luôn cháy bỏng trong tim mỗi người thầy, người cô, sẵn sàng sưởi ấm những sinh linh bé nhỏ vẫn còn chập chững bước đi trên đường đời.

Bánh xe thời gian cứ quay lặng lẽ, chúng tôi dần trưởng thành sau mỗi bài học, sau những buổi đứng lớp của các thầy các cô. Nhớ lắm tà áo dài thướt tha của cô, dáng đi nghiêm trang mà thân thiện của thầy. Nhớ lắm những bài học làm người, những tri thức khoa học mà mấy năm qua tôi được học nằm lòng. Một năm qua đi, chúng tôi lại phải chào tạm biệt những người thầy, người cô để bước tiếp sang lớp mới, học thêm những bài học mới. Lòng chúng tôi lại bồi hồi khi nhìn thấy hình bóng thân yêu của những người thầy người cô mà xưa kia đã giảng dạy chúng tôi bằng một tấm lòng tận tụy. Và mỗi năm cứ đến ngày 20/11, toàn thể học sinh trên khắp đất nước Việt Nam lại nhiệt liệt chào mừng ngày Nhà Giáo Việt Nam. Những nỗi vất vả, nhọc nhằn của những người làm nghề giáo, giờ đây được đền đáp bằng những bó hoa, những lời chúc vô cùng ý nghĩa của chính người học trò mà xưa kia mình đã dạy dỗ, bảo ban. Trên khuôn mặt của họ lúc bấy giờ rạng rỡ một nụ cười. Vâng, họ hạnh phúc, hạnh phúc không phải vì được đền đáp mà hạnh phúc vì được gặp lại những đứa con thân yêu mà họ đã coi như một phần của cuộc đời mình.


Cuộc sống có biết bao biến đổi nhưng nào đâu làm phai mờ đi tình cảm của người thầy người cô dành cho học dành cho học sinh thân yêu. Tình cảm ấy thiêng liêng, cao quý biết nhường nào. Tình yêu thương ấy đã sưởi ấm tâm hồn của biết bao người học sinh trong suốt cả cuộc đời đi học. Nếu một mai tôi không còn là một đứa trẻ, nếu một mai tôi rời khỏi sự ủ ấp của gia đình và nhà trường để tiếp tục bước đi và thử thách mình trên quãng đường còn lại, thì tôi sẽ không quên đâu! Không bao giờ quên công ơn sâu nặng và tình cảm bao la của thầy cô dành cho tất cả học sinh của mình - những đứa con mà họ coi như máu thịt, như một phần của cuộc đời.

Càng yêu Người bao nhiêu, càng yêu nghề bấy nhiêu

Từ bao đời nay dân tộc Việt Nam có truyền thống hiếu học, “Tôn sư trọng đạo”. Nhân dân ta ai cũng hiểu rằng muốn trở thành người hữu ích cho xã hội thì phải học tập và phải cậy trông vào những người thầy tốt, thầy giỏi. Bởi, giáo dục là nền tảng của sự phát triển bền vững đất nước, quyết định tương lai của dân tộc; giáo dục vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển xã hội.

Nền giáo dục Việt Nam trong 10 thế kỷ của thời kỳ trước đã sản sinh ra nhiều thầy giáo, học sinh tài giỏi, đạo đức góp cho đất nước những anh tài trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, tiêu biểu như Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Lê Quý Đôn, Đặng Huy Trứ, Nguyễn Đình Chiểu…

Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời đã kế thừa và phát huy nền giáo dục truyền thống trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Bước chân vào đời đầu tiên Nguyễn Tất Thành-Hồ Chí Minh là một thầy giáo dạy chữ, truyền bá lí tưởng sống, lí tưởng cách mạng, giá trị con người, giá trị dân tộc độc lập, giá trị nhân văn, quyền được sống, quyền được sung sướng và quyền mưu cầu hạnh phúc của con người Việt Nam. Từ ngôi trường nhỏ Dục Thanh (Phan Thiết), đã đưa Người đến với nghề giáo một cách hết sức tự nhiên, một mẫu hình nhân cách lớn, nghề cao quý nhất trong tất cả các nghề cao quý, đào luyện ra những bậc khai quốc công thần, suốt đời tận tuỵ, phấn đấu hi sinh cho dân cho nước.

Trong quá trình xây dựng, lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặc biệt coi trọng giáo dục, gắn giáo dục với việc thực hiện, hoàn thành những nhiệm vụ trọng tâm của cách mạng. Vì vậy Người rất quan tâm đến giáo dục, chăm sóc ân cần đến thầy giáo, cô giáo và học sinh. Nói về công lao to lớn của người thầy, trong Thư gửi anh chị em giáo viên Bình dân học vụ tháng 5/1946, Người ngợi ca: “Anh chị em là những người vô danh anh hùng. Tuy là vô danh nhưng rất hữu ích, một phần tương lai nước nhà nằm trong sự cố gắng của anh chị em”. Những người vô danh anh hùng ấy đã góp công, góp sức cho sự phát triển, trường tồn của đất nước, đem ánh sáng văn minh, gieo vào tâm hồn, suy nghĩ của thế hệ trẻ. Để mai này lớn khôn, các em sẽ trở thành những nhà khoa học, cán bộ giỏi, những công dân có phẩm chất, tài năng, đóng góp vào sự phát triển, phồn vinh của đất nước.

Sức mạnh của giáo dục có thể làm nên nhiều điều kỳ diệu, tạo ra những thay đổi lớn, tác động tích cực tới con người và xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định rằng muốn phát triển văn hóa thì phải cần thầy giáo, nếu không có thầy giáo thì không có giáo dục. Trong một lần về thăm Đại học Sư phạm Hà Nội, nói chuyện với các thày cô giáo tương lai, Người đánh giá cao nghề dạy học: “Có gì vẻ vang hơn là nghề đào tạo những thế hệ sau này tích cực góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản? Người thày giáo tốt - thày giáo xứng đáng là người vẻ vang nhất. Dù là tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân chương, song những người thày giáo tốt là những người anh hùng vô danh”.

Sự nghiệp giáo dục là mối quan tâm của toàn xã hội, nhưng người gánh trọng trách lớn lao lại thuộc về những người thầy. Để dạy tốt, đào tạo được những con người mới, có tài năng, trí tuệ, phẩm chất thì thầy cũng phải luôn cố gắng, nỗ lực vươn lên, không ngừng tìm tòi, sáng tạo. Với người thầy, chữ tâm, chữ tài phải được đặt lên hàng đầu. Không chỉ mẫu mực trong dạy chữ, dạy người mà trong cuộc sống sinh hoạt, trong giao tiếp hằng ngày cũng luôn phải giữ vững tác phong, chuẩn mực, phẩm chất đạo đức sáng ngời của nhà giáo.  Đề cập đến đạo đức người thầy, Hồ Chí Minh nhiều lần động viên, nhắc nhở các thầy cô phải giữ vững phẩm chất đạo đức cách mạng: cần, kiệm, liêm, chính; phải yêu nghề, yên tâm công tác; phải thật thà đoàn kết, nâng cao tinh thần trách nhiệm; không nên đứng núi này trông núi nọ, muốn thay đổi công tác, kèn cựa vì địa vị. Thầy, cô phải thương yêu học sinh như con em ruột thịt của mình. Người nhấn mạnh đến mục tiêu của giáo dục: “Dạy và học để phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Nhà trường phải gắn liền với thực tế của nước nhà, với đời sống của nhân dân”.

Khắc ghi lời Bác dặn, kế thừa truyền thống “tôn sư trọng đạo” của dân tộc, Đảng và Nhà nước ta đã có những quyết sách nhằm phát huy mọi tiềm năng của con người, trong đó có đội ngũ thầy, cô giáo và những người làm công tác quản lý giáo dục. Nguồn lực giáo dục, đào tạo trước hết là nguồn lực con người, trong đó thầy cô giáo và cán bộ quản lý giáo dục là nguồn lực quan trọng nhất.Từ Ðại hội lần thứ VI (1986) đến Ðại hội lần thứ XII (1-2016) của Ðảng, cũng như  trong các văn kiện quan trọng của Ðảng và Nhà nước, giáo dục và đào tạo luôn luôn được khẳng định là "quốc sách hàng đầu", là "động lực của sự phát triển đất nước!”, “đầu tư cho giáo dục, đào tạo và khoa học, công nghệ là đầu tư cho phát triển”...

Văn kiện Đại hội XII của Đảng xác định: ‘Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện mô hình công nghiệp hoá, hiện đại hoá…gắn với phát triển kinh tế tri thức, lấy khoa học công nghệ, tri thức và nguồn nhân lực chất lượng cao làm động lực chủ yếu….”. Do đó, sự nghiệp giáo dục đào tạo càng trở nên quan trọng. Để hoàn thành sứ mệnh “người đưa đò” trong thời điểm hiện nay thì một trong những công việc rất cần được các cơ sở giáo dục tập trung lúc này là thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 505/CT-BGDĐT ngày 20/02/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tăng cường các giải pháp đảm bảo an toàn trong các cơ sở giáo dục, tăng cường bồi dưỡng, nâng cao ý thức trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục; tiếp tục thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 8077/2007/CT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về tập trung kiểm tra chấn chỉnh vi phạm đạo đức nhà giáo; đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục cho đội ngũ nhà giáo nhận thức sâu sắc về vị trí của nghề giáo dục trong xã hội; về sự cần thiết cần phải bồi dưỡng nâng cao chất lượng đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ nhà giáo để xây dựng được đạo đức nhà giáo thực sự yêu nghề, yêu người, hết lòng chăm sóc, giáo dục cho học trò, nâng cao thái độ, trách nhiệm trong giảng dạy; thường xuyên bồi dưỡng, nghiên cứu, học hỏi đồng nghiệp để nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực công tác; luôn có tinh thần say mê, sáng tạo, cần cù, chịu khó, tích cực học tập, nghiên cứu để cống hiến sức lực, trí tuệ cho từng tiết giảng, bài giảng; khắc phục mọi khó khăn trong cuộc sống để hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Mỗi nhà trường cần phải tạo ra phong trào tôn vinh rộng rãi trong xã hội và trong các nhà trường đối với sự nghiệp giáo dục; tích cực đấu tranh, ngăn chặn những nhận thức, hành vi không đúng về nghề dạy học, cùng những biểu hiện tiêu cực làm ảnh hưởng đến uy tín của người thầy cũng như phẩm giá, tư cách của nhà giáo.

Với những nhà giáo gắn bó lâu năm với vùng cao, vùng sâu, vùng dân tộc thiểu số, Nhà nước nên có chính sách giúp đỡ họ có điều kiện học tập, nâng cao năng lực học vấn và tay nghề thông qua những chủ trương cụ thể như có sự luân chuyển định kỳ để họ có điều kiện tiếp xúc những thành quả giáo dục thời công nghệ 4.0, có cơ hội thăng tiến…mà ở vùng xa xôi hẻo lãnh không có.

Đặc biệt là đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII; Chỉ thị số 27/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, tập trung thực hiện xây dựng môi trường sư phạm để tạo ra những giá trị chân, thiện, mỹ; giúp cho các nhà giáo thêm yêu quý, gắn bó, toàn tâm toàn ý với nghề, có hứng thú trong giảng dạy, tạo tình cảm thân thiết, khơi dậy khả năng lao động sáng tạo của thầy và trò, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.

Nhân ngày 20/11 chân thành gửi đến các thầy giáo, cô giáo, các cán bộ quản lý giáo dục những “kỹ sư tâm hồn” lời chúc nồng nhiệt và niềm tin yêu thắm thiết! Xin mượn mấy lời của Tổng Bí thư Lê Duẩn để tôn vinh người thầy: “Nghề thầy giáo là nghề nhiều bạn nhất, là nghề có đời sống tình cảm dồi dào và phong phú nhất”. “Công việc của người thầy giáo cũng chẳng khác gì với công việc của người làm vườn; đối với hạt giống, những mầm non, phải chăm chút từng ly, từng tý, hết sức kiên nhẫn thận trọng” . “Càng yêu người bao nhiêu, thì càng yêu nghề bấy nhiêu”.

Đẩy mạnh nền giáo dục đào tạo phát triển

Cùng với nghề thầy thuốc, nghề nhà giáo luôn được xã hội trân trọng và tôn vinh. Mọi người đều dành những tình cảm và những lời tốt đẹp nhất để nói về nghề thầy giáo, nghề cao quí nhất trong những nghề cao quí không thày đố mày làm nên, nhất tự vi sư bán tự vi sư. Trong cuộc đời mỗi người, bên cạnh sự dạy dỗ nuôi dưỡng của gia đình, cha mẹ là sự chăm sóc chỉ bảo của các thầy cô giáo. Họ là những người cho chúng ta tri thức, cho chúng ta nhân cách sống làm người. Sự lớn lên của mỗi con người, mỗi thế hệ đồng nghĩa với công lao to lớn của các thầy cô giáo.

Dân tộc ta từ xưa đã có truyền thống tôn sư trọng đạo, uống nước nhớ nguồn. Phát huy truyền thống đó, Đảng và nhà nước ta rất coi trọng sự nghiệp giáo dục đào tạo và đã quyết định lấy ngày 20/11 hàng năm là ngày nhà giáo Việt Nam. Từ đó, ngày 20/11 đã trở thành ngày hội lớn của dân tộc, của ngành giáo dục để nhân dân, các em học sinh, sinh viên, học viên bày tỏ lòng tôn kính và biết ơn sâu sắc các Thầy cô giáo, các tổ chức giáo dục đã và đang mang hết tâm huyết và tài năng phục vụ cho sự nghiệp nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.

Trong những năm qua, mặc dù đất nước còn khó khăn, song dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, được sự quan tâm của nhân dân, sự nghiệp giáo dục đào tạo trong cả nước liên tục có bước phát triển, đạt những kết quả đáng tự hào. Những thành tựu trong công tác đào tạo, bồi dưỡng, giáo dục mà Đảng và Nhà nước ta đã đạt được công tác trồng người trong những năm qua trước hết là nhờ sự nỗ lực của các thế hệ Thầy giáo, cô giáo, sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp các nghành cùng chung tay xây dựng vun đắp lên.

Trước yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước, một lần nữa Đảng ta đã đặc biệt quan tâm đến công tác giáo dục đào tạo, coi giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, là chìa khoá mở đường tiến vào tương lai. Con người theo quan điểm của đảng ta, vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội. Hướng tới con người, vì hạnh phúc của con người, đảng và nhân ta thường xuyên quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và không ngừng nâng cao điều kiện cơ sở vật chất, tinh thần cho đội ngũ những người làm công tác giáo dục đào tạo, có những cố gắng nhất định nhằm cải thiện một bước về đời sống phương tiện làm việc và công tác đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ Thầy giáo, cô giáo.

Sự nghiệp CNH-HĐH đất nước đang đặt ra những yêu cầu mới đối với sự nghiệp giáo dục đào tạo, thực hiện lời bác Hồ dạy" Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc làm rất quan trọng và cần thiết". Nhân ngày 20/11 những người Học sinh, sinh viên trong trong cả nước xin gửi tới các Thầy giáo, cô giáo những lời chúc mừng tốt đẹp nhất. Chúc các thầy cô luôn luôn mạnh khoẻ, hạnh phúc, tận tâm tận lực với sự nghiệp đào tạo, cùng nhau đồng tâm hiệp lực xây dựng một nước Việt Nam đàng hoàng hơn, to đẹp hơn.

Hiểu biết thêm về ngày nhà giáo Việt Nam

Dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay vốn có truyền thống hiếu học, “tôn sư trọng đạo”. Tục ngữ ca dao Việt Nam có câu: “Muốn sang thì bắt cầu kiều. Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy!”. Không có một vị anh hùng, một lãnh tụ thiên tài nào mà lại không nhận được sự dạy dỗ, dìu dắt của thầy giáo và cô giáo. Yêu mến, biết ơn và kính trọng thầy cô giáo là đức tính tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Suốt mấy nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, truyền thống tôn sư trọng đạo ấy luôn là ngọn đuốc trí tuệ, soi sáng con đường học vấn của dân tộc ta. Chúng ta có thể thấy thấp thoáng trong từng trang sử dân tộc hình ảnh người học trò nghèo đêm đêm bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng làm đèn để đọc sách, hình ảnh những người vợ, người mẹ tần tảo sớm hôm lo cho chồng, cho con nấu sử sôi kinh, và đặc biệt là những lớp học xưa với hình ảnh ông đồ ngồi dạy học. Người thầy được tôn vinh bởi người thầy không chỉ là người dạy chữ thánh hiền mà còn là người tượng trưng cho những gì chuẩn mực nhất, cao đẹp nhất.

Ngày 20/11 hàng năm chính là dịp để mỗi người trong chúng ta cùng nhau gặp gỡ, ôn lại truyền thống và tôn vinh những người thầy, người cô đã và đang đứng trên bục giảng truyền đạt tri thức và đạo làm người cho biết bao thế hệ học trò nối tiếp nhau. Lịch sử ngày nhà giáo Việt Nam khởi đầu bằng một sự kiện lịch sử. Đó là vào tháng 8 năm 1957, Hội nghị quốc tế các nhà giáo họp tại VacSaVa (Ba Lan) đã thông qua bản “Hiến chương các nhà giáo” và quyết định lấy ngày 20 tháng 11 hàng năm là ngày “Quốc tế Hiến chương các nhà giáo”.

Nghị quyết của hội nghị được phổ biến nhanh chóng đến tất cả các trường học, các cơ quan quản lí giáo dục miền Bắc và đồng bào, giáo giới, học sinh miền Nam. Ngày 20/11/1958, ngày quốc tế  Hiến chương các nhà giáo lần đầu tiên được tổ chức tại miền Bắc nước ta.

Sau khi ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, được sự cổ vũ của các tầng lớp nhân dân, các bậc cha mẹ học sinh, ngày 20/11 hằng năm đã được tiến hành trên cả nước. Ngày 20-11 dần khắc sâu vào tình cảm, trí nhớ của mọi người thành hành động chủ động, tự giác của mọi tầng lớp nhân dân được tổ chức đều đặn hàng năm, mặc dù từ lâu trên thế giới không tổ chức ngày quốc tế Hiến chương các nhà giáo nữa.

Ngày 28/09/1982, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ra quyết định số 167-HĐBT lấy ngày 20-11 hàng năm làm ngày nhà giáo Việt Nam dựa trên cơ sở thực tế của những ngày 20-11 trong những năm học vừa qua. Quyết định này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước về vị trí vai trò của nhà giáo trong sự nghiệp đào tạo lớp người mới xây dựng xã hội chủ nghĩa và bảo vệ tổ quốc trong tình hình hiện nay.


Trong bối cảnh đất nước đang bước vào Hội nhập, đẩy mạnh CNH-HĐH như hiện nay, các nhà giáo cần phải không ngừng phát huy vai trò của mình hơn nữa, không ngừng học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ, chuyên môn, trau dồi đạo đức chính trị. Nước nhà có được phồn vinh sánh vai với các cường quốc năm châu hay không phần lớn nhờ công lao đào tạo thế hệ trẻ của các thầy, các cô. Nhân kỷ niệm Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, chúng ta bày tỏ lòng biết ơn vô hạn và chúc sức khoẻ quý thầy cô giáo; ra sức học tập, rèn luyện góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; tô điểm thêm truyền thống tốt đẹp, cao quý của dân tộc Việt Nam “tôn sư trọng đạo”./.

Cảm xúc ngày nhà giáo Việt Nam

Năm nào cũng vậy, khi chúng ta đón nhận cái se se lạnh của những cơn gió rét ùa về, cũng là khi tất cả chúng ta, những người đã từng là học trò được đón nhận một cái tết đặc biệt, đó là tết thầy, cô - ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11. Đó là một ngày lễ tết đặc biệt của chúng ta, là truyền thống Tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam đã có từ bao đời nay, là ngày toàn thể dân tộc tôn vinh những người Thầy, ca ngợi những con người làm sự nghiệp “Trồng Người”!

Sinh thời, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Nghề giáo là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý”. Thật vậy, dù ở đâu, dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, hình ảnh người thầy luôn là biểu tượng cho những gì cao đẹp nhất, đáng tôn vinh nhất; công ơn dạy dỗ của thầy cô có thể sánh với công ơn sinh thành của cha mẹ. Cho dù người thầy dạy chúng ta ở bất kỳ bậc học nào từ lớp mẫu giáo đến bậc tiểu học, trung học hay đại học, cao học… dù học nhiều hay ít, 5 năm, 10 năm hay 1 tháng, thậm chí 1 ngày cũng đủ để ta khắc cốt ghi tâm đó là thầy ta! Cha ông xưa đã dạy rằng: “Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy” là vậy! Với những giá trị cao đẹp đó, có biết bao Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú và hàng triệu giáo viên khác đang mang tâm huyết, trí tuệ, lòng yêu nghề và không quản ngại gian khó, thiệt thòi để cống hiến cho sự nghiệp “trồng người”!

 “Tôn sư trọng đạo” không chỉ là truyền thống mà còn là nét đẹp đã được bao thế hệ người Việt Nam gìn giữ, kế thừa và phát triển. Bởi lẽ, người thầy luôn tượng trưng cho những gì chuẩn mực, đạo lý và người thầy còn có sứ mệnh cao quý là truyền đạo lý cho mọi người, nhất là cho các thế hệ học trò của mình, giúp họ trở nên người có học vấn, có nhân cách tốt đẹp, có năng lực giúp ích cho đời, cho dân, cho nước.


Ngày 20/11 hàng năm đã trở thành ngày lễ của dân tộc, ngày lễ Hiến chương các nhà giáo, đây cũng là dịp để học trò bày tỏ niềm kính trọng, biết ơn đến các thầy cô, là dịp để xã hội tôn vinh những người thầy, những người ươm lên những mầm xanh cho đất nước. Điều này hoàn toàn phù hợp với truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, một dân tộc có mấy nghìn năm văn hiến và có truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo.

Từ ngày Quốc tế hiến chương đến ngày nhà giáo Việt Nam 20-11

Tháng 7-1946 có một tổ chức Quốc tế các nhà giáo tiến bộ được thành lập ở Paris (thủ đô nước Pháp) đã lấy tên là F.I.S.E (Fédertion International Syndicale des Enseignants - Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục).

Nǎm 1949 tại hội nghị Vacsxava (Varsovie- thủ đô Ba Lan) tổ chức FISE xâu dựng một bản "Hiến chương các nhà giáo" gồm 15 chương với nội dung chủ yếu là đấu tranh chống nền giáo dục tư sản, phong kiến, xây dựng nền giáo dục tiến bộ" bảo vệ những quyền lợi vật chất và tinh thần chính đáng của nghề dạy học và nhà giáo, đề cao trách nhiệm và vị trí của nghề dạy học và nhà giáo.

Trong những nǎm kháng hiến chống thực dân Pháp xâm lược, công đoàn giáo dục Việt Nam đã quan hệ với FISE để tranh thủ các diễn đàn quốc tế tố cáo âm mưu tội ác của bọn đế quốc xâm lược đối với nhân dân ta cũng như đối với giáo viên và học sinh đồng thời giới thiệu những thành tích của nền giáo dục cách mạng, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của giáo giới trên toàn thế giới đối với cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân ta.

Sau khi thành lập một thời gian ngắn (thành lập ngày 22-7-1951) Công đoàn giáo dục Việt Nam đã được kết nạp làm thành viên của FISE và được mời dự hội nghị của FISE ở Vienne (thủ đô nước áo) mùa xuân nǎm 1953. Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ giáo dục Nguyễn Khánh Toàn làm trưởng đoàn.

Từ 26 đến 30-8-1957 tại thủ đô Vacxava, hội nghị FISE có 57 nước dự. Công đoàn giáo dục Việt Nam có tham gia quyết định lấy ngày 20-11-1958 ngày "Quốc tế hiến chương các nhà giáo" lần đầu tiên được tổ chức trên toàn miền Bắc nước ta. Những nǎm sau đó còn được tổ chức ở các vùng giải phóng ở miền Nam. Hàng nǎm vào dịp kỷ niệm 20-11 cơ quan tiểu ban giáo dục thường xuất bản, phát hành một số tập san đặc biệt để cổ vũ tinh thần đấu tranh của giáo giới trong vùng tạm chiếm, động viên tinh thần chụi đựng gian khổ của anh chị em, giáo viên kháng chiến.

Sau ngày đất nước được thống nhất, giáo giới Việt Nam đoàn kết nhất trí xây dựng nền giáo dục theo đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. ý nghĩa của quốc tế hiến chương các nhà giáo đã hoàn thành sứ mạng lịch sử với giáo giới Việt Nam. Song ngày 20-11 đã trở thành truyền thống với mọi nội dung của giáo giới Việt Nam và của nhân dân Việt Nam.

Chính vì thế theo đề nghị của ngành giáo dục ngày 28-9-1982 Hội đồng bộ trưởng (nay thuộc chính phủ) đã ban hành quyết định số 167-HĐBT về ngày nhà giáo Việt Nam. Nội dung quyết định có những điều khoản sau:

Điều 1: Từ nay hàng nǎm sẽ lấy ngày 20-11 là ngày nhà giáo Việt Nam

Điều 2: Để ngày 20-11 có ý nghĩa thiết thực hàng nǎm từ tháng 10 các cấp chính quyền và toàn thể cần họp để xem xét tình hình công tác và hoạt động của đội ngũ giáo viên ở địa phương mình, kiểm điểm những việc đã làm và đề ra những việc cấp tiếp tục làm nhằm động viên đội ngũ giáo viên phát huy truyền thống tốt đẹp của giáo giới Việt Nam, rèn luyện phẩm chất và nǎng lực, làm gương sáng cho học sinh noi theo. Về phía giáo viên, cần có những hoạt động phong phú nhằm nâng cao nhận thức về vinh dự và trách nhiệm của người giáo viên trong xã hội nước ta ngày nay, từ đó mà ra sức phấn đấu làm tốt nhiệm vụ cao cả của mình.

Điều 3: Việc tổ chức ngày 20-11 hàng nǎm do Uỷ ban Nhân dân và Hội đồng các cấp chủ trì, có sự phối hợp các ngành giáo dục và các đoàn thể nhân dân. Các cấp các ngành cần phân công cán bộ lãnh đạo đi thǎm hỏi giáo viên, tổ chức các cuộc gặp mặt thân mật với giáo viên, nhân dịp này có thể tổ chức khen thưởng các giáo viên có thành tích.

Việc tổ chức này nhà giáo Việt Nam cần được tiến hành trọng thể và thiết thực, tránh hình thức phô trương gây phiền hà cho học sinh và cha mẹ học sinh.

Điều 4: Trong ngày 20-11 các trường có thể sắp xếp lại việc học tập và giảng dạy để giáo viên được gnhỉ và thǎm gia các sinh hoạt của trường và địa phương.

Ngày quốc tế hiến chương các nhà giáo là một hoạt động quốc tế của công đoàn giáo dục Việt Nam. Đã hoàn thành nhiệm vụ lịch sử của nó. Ngày nhà giáo Việt Nam là ngày của toàn dân do nhà nước ban hành vǎn bản quy phạm pháp luật quy định chủ trì tổ chức kỷ niệm là chính quyền và hội đồng giáo dục các cấp. Chúng ta cần phải tuyên truyền cho mọi người hiểu đúng ý nghĩa ngày nhà giáo Việt Nam và tổ chức thực hiện tốt.

Tôn vinh người thầy

Năm 1957, Hội nghị Liên hiệp Quốc tế các Công đoàn giáo dục họp tại Vác-Sa-Va với sự tham gia của 57 quốc gia, trong đó có Công đoàn giáo dục Việt Nam tham dự. Hội nghị đã quyết định lấy ngày 20/11 hàng năm làm ngày “Quốc tế Hiến chương các Nhà giáo”. Ngày 20/11/1958, ngày Quốc tế Hiến chương các Nhà giáo lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam và cũng từ đó đến năm 1982, ngày 20/11 được gọi là “Ngày Hiến chương các Nhà giáo” ở nước ta. Từ đó, ngày 20/11 đã trở thành ngày truyền thống cao đẹp của ngành giáo dục nói riêng và của toàn dân ta nói chung.

Ngày 28/9/1982, theo đề nghị của ngành giáo dục, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ra quyết định số 167/HĐBT về việc lấy ngày 20/11 hàng năm làm “Ngày Nhà giáo Việt Nam”; từ đây, ngày 20/11 đã thực sự trở thành ngày hội lớn của các Nhà giáo, của nhân dân cả nước ta; đồng thời, nó cũng đã thực sự là ngày hội của cả dân tộc Việt Nam tôn vinh các Nhà giáo - những người kỹ sư tâm hồn không quản gian lao vất vả thực hiện sự nghiệp trồng người cho đất nước Việt Nam kính yêu.

Dân tộc ta có truyền thống kính thầy, trọng học; truyền thống tốt đẹp ấy được phát huy trong thời kỳ mới, thời kỳ CNH, HĐH của sự nghiệp đổi mới xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc VN XHCN. Giáo dục luôn được Đảng, Nhà nước ta coi là quốc sách hàng đầu. Nghề dạy học và người Thầy được tôn vinh. Nhà giáo luôn là một lực lượng quan trọng, là nòng cốt để thực hiện chiến lược quốc sách ấy. Thế kỷ 21 là thế kỷ của khoa học và công nghệ với những tiến bộ phát triển vượt bậc trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Biết bao những khái niệm chưa hẳn đã gần gũi dễ hiểu với tất cả mọi người: Kinh tế tri thức, xã hội học tập, đi tắt đón đầu, công nghệ phần mềm, ngành công nghiệp không khói v.v và v.v…Điều này hẳn tự nó đã nói lên vai trò của giáo dục, vị thế của người Thầy trong thời kỳ mới quan trọng biết nhường nào. NQTW2 khoá VIII về định hướng chiến lược phát triển giáo dục đào tạo đã khẳng định: “Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục và được xã hội tôn vinh. Giáo viên phải có đủ đức tài…”.


Với sự nghiệp giáo dục đào tạo, với đạo lý “Tôn sư, trọng đạo”, bất kỳ ai, mỗi chúng ta luôn ghi nhớ lời dạy của Bác Hồ, của Lê Nin về sự học và về đạo đức của người Thầy, của nghề sư phạm, của người trò. Một nền giáo dục chất lượng cao chỉ có được bởi một hệ thống giáo dục tốt với những người Thầy có đạo đức, có kiến thức, năng lực sư phạm, luôn là tấm gương mẫu mực với những trò ngoan, có động cơ và quyết tâm học tập rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp. Chúng ta rất cần và cả xã hội mong muốn điều đó. Chào mừng ngày 20/11, ngày Nhà giáo Việt Nam năn nay, đây là dịp để mỗi chúng ta bày tỏ lòng kính trọng và tôn vinh một nghề cao quý, nghề dạy học.

Tri Ân

Trong không khí vui mừng phấn khởi của cả nước đang náo nức hướng về ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, với những tình cảm tốt đẹp thể hiện truyền thống “tôn sư trọng đạo” của dân tộc có lịch sử hàng ngàn năm văn hiến.

Lịch sử phát triển của nhân loại trên thế giới nói chung, đất nước Việt Nam nói riêng đã minh chứng vai trò đặc biệt quan trọng của công tác giáo dục và vị trí vai trò của đội ngũ Thầy giáo, Cô giáo cùng những người trực tiếp làm công tác quản lý giáo dục. Nhận thức rõ vai trò tầm quan trọng của công tác giáo dục đối với sự nghiệp trồng người, năm 1982 Đảng và Nhà nước ta đã quyết định lấy ngày 20/11 hàng năm làm ngày Nhà giáo Việt Nam; với ý nghĩa sự ra đời hiến chương các nhà giáo trên toàn thế giới, và tôn vinh giá trị thiêng liêng cao cả đối với đội ngũ Nhà giáo Việt Nam.

Hàng năm cứ đến ngày này, mỗi người chúng ta đếu có quyền tự hào và phấn khởi về kỷ niệm ngày nhà giáo của mình. Kỷ niệm ngày truyền thống 20/11 là biểu hiện sự tôn vinh nghề dạy học và người dạy học, thắt chặt mối quan hệ của xã hội trong đó có tình cảm giữa thầy và trò.

 Có lẽ, trong mỗi chúng ta hôm nay ai cũng đã từng nghe và hiểu lời dạy của cha ông ta: “Cha mẹ cho ta hình hài, thầy cô cho ta trí thức”. Dân tộc ta có truyền thống “Tôn sư trọng đạo”, “Muốn sang phải bắc cầu kiều. Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy"

Quả đúng là như vậy, vị trí, vai trò của người thầy luôn được xã hội tôn vinh với sự kính trọng, tin tưởng  và công lao của Thầy cô là to lớn biết nhường nào. Mà có lẽ là cả cuộc đời này, chúng ta cũng không thể nào đền đáp được hết. Chính các Thầy giáo, cô giáo là người lái đò đưa những thế hệ học viên cập bến tương lai, chúng em được trưởng thành ngày hôm nay đó là tình yêu thương, sự dìu dắt, nâng đỡ, sự dạy bảo tận tình của Thầy giáo, cô giáo. Với phương châm “dạy làm người trước khi dạy chữ”. Thầy giáo, cô giáo đã uốn nắn cho chúng em từng chút một, từ những điều nhỏ nhất trong cuộc sống, cho chúng em nhiều bài học sâu lắng và truyền lửa cho chúng em phát huy truyền thống nối tiếp sự nghiệp trồng người. Công ơn lớn lao của Thầy giáo, cô giáo chúng em khó có thể đền đáp được. Công ơn của thầy cô làm sao có thể kể hết bằng trang giấy, nét bút này.


Ngày 20/11 hàng năm là dịp để mỗi chúng ta bày tỏ tình cảm, sự tri ân đối với những người đã lái đò đưa ta sang sông. Nhân dịp kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 năm nay, chúng em xin gửi tới các Thầy giáo, cô giáo lòng biết ơn sâu sắc bởi những thành tích to lớn mà nhiệm vụ giáo dục đào tạo đã đạt được trong thời gian qua, trong đó có công lao to lớn, sự hy sinh thầm lặng của các Thầy cô - sự tận tâm sáng tạo, tình yêu thương của thầy cô giáo hôm nay sẽ là cái nôi nuôi dưỡng, chắp cánh cho các thế hệ học viên ước mơ, khát vọng và thành công lớn trên con đường sự nghiệp xây dựng và phát triển non sông Việt Nam. Mai đây, dù trên cương vị công tác nào, dù ở nơi đâu chúng em cũng luôn giữ mãi tình cảm tốt đẹp về những người Thầy giáo, cô giáo. Hôm nay chúng em luôn khắc ghi sâu sắc lời dạy của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng: “Nghề dạy học là một nghề cao quý bậc nhất trong nghề cao quý. Nghề dạy học là một nghề sáng tạo vào bậc nhất trong các nghề sáng tạo, vì nó sáng tạo ra những con người sáng tao”. Rất tự hào nhưng trách nhiệm cũng rất lớn, chúng em là học viên hôm nay, người thầy giáo mai sau, chúng e luôn nguyện nêu cao tinh thần, trách nhiệm ra sức học tập, rèn luyện với phương châm xem “giảng đường là trận địa, cây viết là vũ khí, trang sách là niềm vui”, góp phần xây dựng sự nghiệp "trồng người" theo lời Bác Hồ đã dạy

Giữ gìn phẩm chất cao quý của người thầy

Hướng tới kỷ niệm 35 năm ngày hiến chương nhà giáo Việt Nam. Đây là dịp để nhà trường xem xét, đánh giá tình hình công tác, các mặt hoạt động của đội ngũ giáo viên; kiểm điểm những mặt đã làm được và chưa làm được; động viên, khuyến khích các thầy giáo, cô giáo phát huy truyền thống tốt đẹp của người thầy; tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn, rèn luyện phẩm chất, đạo đức, tác phong người thầy giáo, thật sự là những tấm gương sáng cho học sinh noi theo

Trong dịp này, cấp ủy, chính quyền các cấp cũng cùng các đoàn thể các cấp đang phối hợp với nhà trường tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm biểu dương, tôn vinh những tập thể, cá nhân tiêu biểu, những tấm gương sáng trong sự nghiệp “trồng người”. Các em học sinh, sinh viên, các bậc cha mẹ cũng đến thăm hỏi, tặng hoa, chúc mừng, tặng quà tri ân các thầy cô giáo. Nhiều học sinh dù đã ra trường từ rất lâu nhưng cũng hẹn nhau, tổ chức thành từng nhóm về thăm trường cũ; đến thăm thầy cô giáo, nhất là những thầy, cô lớn tuổi đã về hưu... Đây là những việc làm hết sức ý nghĩa, bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với những người đã giáo dục, rèn giũa, giúp mình trưởng thành.

Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ hết sức vinh quang và cũng là trách nhiệm rất nặng nề đối với ngành giáo dục và đội ngũ các thầy, cô giáo. Giáo dục và đào tạo được xác định là động lực quan trọng để phát triển bền vững. Trong dịp này các cấp đang tổ chức các đợt sinh hoạt chính trị, tư tưởng; giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của nền giáo dục nước nhà; động viên, khuyến khích các thầy, cô giáo, cán bộ, công nhân viên chức nhà trường không ngừng học tập, nâng cao năng lực chuyên môn, trách nhiệm, niềm vinh dự, tự hào của người thầy giáo.

“Tôn sư trọng đạo” là truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Thế nhưng, một thực tế đáng buồn là hiện nay sự kính, sự yêu của không ít trò và cả các bậc cha mẹ đối với thầy, cô giáo có phần giảm xuống. Một trong những nguyên nhân phổ biến là có một bộ phận thầy, cô không làm tròn trách nhiệm của nhà giáo; coi giá trị vật chất cao hơn trách nhiệm, vinh dự của người thầy, tổ chức dạy thêm, học thêm quá mức; khi đứng lớp không truyền đạt hết kiến thức bài học mà dành cho những buổi học thêm, cho những em học sinh học thêm; biến việc dạy thêm, học thêm thành hình thức mua bán kiến thức. Cùng với đó, tình trạng đánh giá học sinh thiếu khách quan, không công bằng, chạy theo thành tích... cũng làm ảnh hưởng tới hình ảnh cao đẹp của người thầy giáo trong mắt học sinh và trong xã hội.

Vinh quang sự nghiệp trồng Người

Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, tháng 7/1946 một tổ chức Quốc tế các nhà giáo tiến bộ được thành lập ở Paris lấy tên là Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục (F.I.S.E - Tesdertion Syndicale des Enseignants). Năm 1949 tại hội nghị Vac-xa-va (thủ đô Ba Lan) tổ chức FISE xây dựng một bản "Hiến chương các nhà giáo" gồm 15 chương với nội dung chủ yếu là đấu tranh chống nền giáo dục tư sản, phong kiến, xây dựng nền giáo dục tiến bộ, bảo vệ những quyền lợi vật chất và tinh thần chính đáng của nghề dạy học và nhà giáo, đề cao trách nhiệm và vị trí của nghề dạy học và nhà giáo trong xã hội,…

Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Công đoàn giáo dục Việt Nam đã quan hệ với FISE để tranh thủ các diễn đàn quốc tế, tố cáo âm mưu tội ác của bọn đế quốc xâm lược đối với nhân dân ta cũng như đối với giáo viên và học sinh, đồng thời giới thiệu những thành tích của nền giáo dục cách mạng, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của giáo giới trên toàn thế giới đối với cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân ta. Công đoàn giáo dục Việt Nam thành lập ngày 22/7/1951, năm 1953 được kết nạp làm thành viên của FISE.

Từ 26 đến 30/8/1957, tại thủ đô Vac-xa-va, Hội nghị FISE có 57 nước dự, trong đó có Công đoàn giáo dục Việt Nam. Tại Hội nghị này, FISE quyết định lấy ngày 20/11/1958 là ngày “Quốc tế hiến chương các nhà giáo”. Sự kiện này, được tổ chức trên toàn miền Bắc nước ta; những năm sau đó còn được tổ chức tại các vùng giải phóng ở miền Nam. Hàng năm vào dịp kỷ niệm 20/11, cơ quan tiểu ban giáo dục thường xuất bản, phát hành một số tập san đặc biệt để cổ vũ tinh thần đấu tranh của giáo giới ở vùng tạm chiến, động viên tinh thần chịu đựng gian khổ của anh chị em giáo viên trong kháng chiến. Sau ngày đất nước được thống nhất, giáo giới Việt nam đoàn kết nhất trí xây dựng nền giáo dục theo đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Giáo giới Việt Nam đã hoàn thành sứ mạng lịch sử đối với Bản hiến chương Nhà giáo của tổ chức FISE và ngày 20/11 đã trở thành truyền thống của giáo giới Việt Nam và của nhân dân Việt Nam.

Ngày 28/9/1982 theo đề nghị của của ngành giáo dục Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Quyết định số 167-HĐBT, lấy ngày 20/11 hàng năm là ngày nhà giáo Việt Nam.  Hướng tới kỷ niệm 35 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2017), nhằm tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, của toàn xã hội đối với vai trò của đội ngũ nhà giáo đồng thời tôn vinh, tri ân đối với các thế hệ nhà giáo cả nước đã góp phần xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Kể từ năm 1982, ngày 20/11 – Ngày Quốc tế hiến chương nhà giáo cũng chính là ngày Nhà giáo Việt Nam.  

Kính trọng thầy cô giáo là nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam, được hình thành từ ngàn xưa đến nay. Có thể nói, cha mẹ sinh ra và nuôi dưỡng ta khôn lớn, nhưng người khai tâm, khai trí, truyền thụ kiến thức, giúp ta nên người là phần lớn là công lao của thầy cô giáo. Công ơn của thầy cô lớn lao không kém công ơn sinh thành của cha mẹ, vì thế các bậc cao niên thường nhắc nhở con cháu: “Không thầy đố mày làm nên”, “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”…., dạy ta phải biết kính trọng thầy giáo của mình, như vậy xã hội mới không chê cười.
Mồng một thì ở nhà cha
Mồng hai nhà mẹ, mồng ba nhà thầy.


Thầy giáo luôn sống thanh bạch, mẫu mực, suốt đời làm việc nhân đức. Đã chọn nghề dạy học không ai lấy đó làm giàu, chỉ một lòng với việc khai trí, khai tâm, rèn đức cho lớp trẻ nên người… vì thế đã được lớp lớp học trò tôn kính suốt đời và được xã hội tôn vinh. “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”.

Dưới ánh mặt trời không có nghề nào cao quý hơn nghề dạy học

Sinh thời Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng viết " Nghề dạy học là nghề cao quí nhất trong các nghề cao quí ". Bởi một quy luật tất yếu của con người đó là " Không thầy đố mày làm nên".

Để ghi nhận sự đóng góp của ngành giáo dục với sự phát triển của xã hội và tôn vinh những thầy cô giáo trong sự nghiệp trồng người ngày 28/9/1982 Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã có Quyết định số 167- HĐBT lấy ngày 20 tháng 11 hàng năm là ngày nhà giáo Việt Nam. Kể từ ngày 20/11/1982 đến nay đã tròn 35 năm trôi qua ngành giáo dục Việt Nam nói chung và giáo giới mọi miền tổ quốc nói riêng đã có một ngày truyền thống thật ý nghĩa. 

Trong lịch sử hào hùng của dân tộc, tiếp bước cha anh lớp lớp các thầy cô giáo của bao thế hệ đã tận tình tâm huyết với nghề đã tạo nên những truyền thống tốt đẹp của nhà giáo Việt Nam. Ngày hôm nay, trong bộn bề khó khăn của nền kinh tế thị trường, đất nước đang bước vào thời kỳ mới - thời kỳ hội nhập quốc tế - công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, hàng vạn thầy cô giáo đang mang trong mình một trọng trách lớn đóng góp trí tuệ và công sức của mình để làm chuyển biến một bước mới trong sự nghiệp giáo dục, từ đó có trách nhiệm đào tạo lớp người lao động mới có đủ phẩm chất, đạo đức và tri thức khoa học để xây dựng đất nước phát triển "sánh vai với các cường quốc năm châu".

Cho dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào thì người thầy vẫn là biểu tượng của những chuẩn mực đạo đức, được xã hội trân trọng và tin cậy. Sự tận tâm, yêu nghề và có tinh thần trách nhiệm trong nghề nghiệp là những yếu tố cơ bản, đầu tiên, cần phải có ở mỗi giáo viên. Tinh thần lao động của người giáo viên không chỉ dừng lại ở tinh thần trách nhiệm mà cần có lòng yêu nghề, gắn bó với nghề, phải có những trăn trở về nghề.

Ðể khuyến khích giáo viên yên tâm, say mê với nghề; nâng cao nhận thức chính trị, tư tưởng, rèn luyện đạo đức phẩm chất, tác phong, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật tốt, Ðảng và Nhà nước ta có nhiều chế độ, chính sách nhằm xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo; đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội.


 Lại một mùa Hiến Chương nữa lại về. Xin gửi đến những thầy cô giáo trên khắp mọi miền Tổ quốc lời chúc tốt đẹp nhất. Mong thầy cô giáo luôn vui, khỏe và hạnh phúc, cống hiến nhiều hơn nữa cho sự nghiệp trồng người của đất nước./. 

Những người kỹ sư tâm hồn

Nhà giáo trong các nhà trường quân đội là một bộ phận cán bộ của quân đội, của Đảng, là lực lượng nòng cốt có vai trò quan trọng trong giáo dục, có chức năng truyền bá Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng trong quân đội, kiến thức khoa học xã hội và nhân văn, kiến thức quân sự, giúp người học hình thành thế giới quan khoa học, phương pháp luận Mác-xít, bồi dưỡng tư duy, năng lực thực hành. Đồng thời, họ cũng là lực lượng tiên phong trong đấu tranh tư tưởng, lý luận, góp phần bảo vệ trận địa chính trị, tư tưởng của Đảng. Bác Hồ đã từng nói: “Người thầy giáo tốt – thầy giáo xứng đáng là thầy giáo – là người vẻ vang nhất. Dù là tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân chương, song những người thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh. Đây là một điều rất vẻ vang”.

Nhà giáo được vinh danh là “Kỹ sư tâm hồn”, nghề dạy học được vinh danh là “Nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý”. Ngày nay, có biết bao nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú và hàng triệu giáo viên khác – những người đang mang tâm huyết, trí tuệ, không quản khó khăn, gian khổ, cống hiến cho sự nghiệp “trồng người”. Tôn vinh người thầy đã trở thành đạo lý, thành tình cảm tự nhiên của mỗi người chúng ta.

Sắp đến ngày 20-11 lòng chúng tôi lại dâng lên những cảm xúc khó tả, những mong nhớ, nuối tiếc về thời đi học đã qua, những kỷ niệm về thầy cô và những người bạn học đã mãi mãi đi xa để giữ lấy bình yên cho Tổ Quốc. Ngày 20-11 là ngày ân tình, thầy cô giáo chúng tôi đón nhận tình cảm của toàn xã hội, tình cảm chân thành của học trò làm chúng tôi thật sự xúc động, thấy ấm lòng hơn khi nhìn những ánh mắt trong sáng, những câu nói, nụ cười thân thương, sự quan tâm lo lắng của các em làm chúng tôi quên đi bao mệt mỏi của bộn bề công việc, những lo toan trong cuộc sống hàng ngày.

Ngày nay, chúng ta đang sống, làm việc trong những điều kiện thuận lợi hơn trước, song cũng rất nhiều thách thức đang đặt ra cho các nhà giáo như: vấn đề đổi mới căn bản nền giáo dục đại học Việt Nam, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trong hội nhập, đào tạo theo nhu cầu xã hội... Hơn ai hết, với vai trò là người thầy “Thay Đảng rèn người”, chúng tôi ý thức được trách nhiệm của mình phải bồi dưỡng tri thức, làm chủ công nghệ, khắc phục những khó khăn bằng sức lực, trí tuệ và lòng yêu nghề. Điều đó đòi hỏi mỗi nhà giáo phải có bản lĩnh, vừa giữ được phẩm chất tốt đẹp của nghề nghiệp cao quý vừa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao về tri thức, về kiến thức chuyên môn, về nghiệp vụ sư phạm sao cho phù hợp.


Nhân dịp sắp đến ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, xin gửi đến tất cả các thầy giáo, cô giáo những lời chúc tốt đẹp nhất. Chúc các thầy, cô giáo mạnh khỏe, hạnh phúc, luôn phấn đấu cho sự nghiệp trồng người./.

Những người thầy không đứng trên bục giảng

Hằng năm, mỗi khi bước vào tháng 11, không chỉ riêng tôi mà các bạn học sinh, sinh viên trên khắp mọi miền đất nước đều đang rất hào hứng để đón chào ngày tết của những người thầy – Ngày nhà giáo Việt Nam 20/ 11. “Mùng 1 tết cha, Mùng 2 tết mẹ, Mùng 3 tết thầy” Cha, mẹ đã cho chúng ta vóc dáng, hình hài, chăm sóc, nuôi dưỡng chúng ta khôn lớn từng ngày. Và luôn hy vọng rằng mai sau con mình sẽ nên người, trở thành người có ích cho xã hội. Công sinh thành ấy lớn như trời, như biển.

Và người thầy là người chắp cánh cho những ước mơ ấy đến với hiện thực. Công lao dạy dỗ của người thầy cũng thật vô vàng to lớn. Dẫu chúng ta có đếm hết sao trời, đếm được hết những chiếc lá mùa thu rơi nhưng công lao dưỡng dục của thầy, chúng ta không thể nào đếm hết được. Người thầy vẫn cứ lặng lẽ chèo lái con đò, đã đưa hết thế hệ này đến thế hệ khác qua dòng sông kiến thức và cập bến an toàn. Dù cho vị khách đã khuất bóng rất xa nhưng thầy vẫn cứ dõi theo, không phải là sự trông chờ đền đáp ơn nghĩa mà là sự vui mừng, chúc mừng vị khách đã đi trên con đò của mình. Sự hy sinh cao thượng của người thầy thật đáng để chúng ta kính trọng, tôn thờ.

Là một học viên được học tập công tác ở Hệ 2 – Học viện chính trị, tôi lại được trông thấy một hình ảnh người thầy còn cao cả hơn đến thế. Với môi trường hoạt động đặc thù, ngoài các giảng viên, các thầy cô giáo đứng lớp trên giảng đường, thao trường dạy cho chúng tôi từng bài học, từng nội dung một cách tận tụy, nhiệt huyết thì các đồng chí lãnh đạo, chỉ huy, cán bộ quản lý đơn vị là những người thầy gần nhất chính là hình ảnh mà tôi muốn nhắc đến – Những người thầy không đứng trên bục giảng.

Các chú, các anh không đơn thuần chỉ là một người các bộ duy trì, quản lý chúng tôi thực hiện các nhiệm vụ, các chế độ trong ngày trong tuần mà các anh – những người thầy luôn theo sát chúng tôi trên mọi nhiệm vụ và chấn chỉnh, nhắc nhở kịp thời những sai phạm, động viên, khích lệ những mặt tích cực và giúp đỡ khắc phục những điểm hạn của chúng tôi. Như mỗi lần theo bài, “Thầy” sẽ nắm trình độ kiến thức, khả năng học tập của chúng tôi để tổ chức các hoạt động, phương pháp động viên, giúp đỡ , bồi dưỡng những “học trò” phương pháp học tập chưa tốt , không có một người thầy nào như các chú, các anh chăm lo cho chúng tôi từng miếng ăn giấc ngủ, từng cái chăn, cái áo... Cũng không dễ  thấy hình ảnh người thầy nào như các chú, các anh theo sát và thực hiện nhiệm vụ cùng chúng tôi. Trong học tập, rèn luyện công tác mỗi bước chân chúng tôi đi là những lời động viên, những lời khích lệ trên suốt cả chặng đường dài. Các thầy luôn luôn nhắc nhở, đôn đốc, động viên, chỉ bảo chân tình… Đúng là thật khó có một người thầy sâu sát, ân cần và tận tụy như thế! Và cũng không có sự hy sinh nào cao cả như thế! Các thầy giáo dục và rèn luyện chúng tôi không trông chờ vào lợi lộc, không vì mục đích cá nhân mà các thầy vẫn hay tâm sự rằng: “Dạy và rèn chúng tôi, chỉ hy vọng rằng chúng tôi sau này sẽ là một người cán bộ giảng viên khoa học xã hội và nhân văn tốt và mẫu mực, tiếp tục truyền đạt kiến thức cho các thế hệ đi sau”


Hai năm học đào tạo giảng viên khoa học xã hội và nhân văn quân sự tại Hệ 2 – Học viện chính trị với bao tri thức, kinh nghiệm mà những “ Người thầy thứ hai” đã truyền dạy sẽ là những hành trang quý giá để chúng tôi trở thành những người cán bộ giảng viên khoa học xã hội và nhân văn quân sự của các Học viện, Nhà trường trong toàn quân thực sự mẫu mực và toàn diện. Những người thầy luôn nhiệt tình, trách nhiệm mà chúng tôi vẫn gọi với cái tên trìu mến “Người thầy thứ hai” tuy không trực tiếp đứng trên bục giảng nhưng trong tâm trí mỗi chúng tôi các chú, các anh là cán bộ lãnh đạo, chỉ huy, quản lý của Hệ 2 – Học viện chính trị còn cao quý hơn thế. Và nhân dịp kỷ niệm 35 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2017), xin kính chúc các chú, các anh là lãnh đạo chỉ huy, cán bộ quản lý của Hệ 2 – Học viện chính trị, những người thầy không đứng trên bục giảng luôn mạnh khỏe, hạnh phúc, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Quân đội, Học viện giao cho. Kính chúc các chú, các anh sẽ tồn tại mãi mãi trong ký ức của lớp lớp thế hệ học viên đào tạo giảng viên khoa học xã hội và nhân văn quân sự chúng tôi như một tượng đài cho sự hy sinh cao cả./.

Biểu tượng của những giá trị chuẩn mực

Sinh thời Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã rất quý trọng và vinh danh các nhà giáo, Ngư­ời đã từng nói: “Ng­ười thầy giáo tốt- thầy giáo xứng đáng là thầy giáo - là người vẻ vang nhất. Dù là tên tuổi không đăng trên báo, không đư­ợc th­ưởng huân ch­ương, song những ngư­ời thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh”.

Dân tộc Việt Nam ta từ ngàn đời đã có truyền thống “Tôn sư trọng đạo”. Trong xã hội xư­a vị trí của ngư­ời thầy đã đ­ược đặt với vị trí rất cao và đ­ược coi trọng. Thời phong kiến, trong bậc thang giá trị xét theo cấu trúc “Quân - Sư­ - Phụ” thì nhà giáo đ­ược xếp dưới vua nh­ưng trên cha mẹ.
Trong ca dao tục ngữ  có câu:                  
Muốn sang thì bắc cầu Kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”

Đ­ược coi trọng bởi ngư­ời thầy luôn t­ượng tr­ưng cho những gì chuẩn mực. Không những nắm đạo lý mà ng­ười thầy còn có sứ mệnh cao quý là truyền đạo lý cho mọi ng­ười, nhất là cho các thế hệ học trò của mình, giúp họ trở nên ng­ười có học vấn, có nhân cách tốt đẹp, có năng lực giúp ích cho đời, cho dân, cho n­ước.

Ở nư­ớc ta có nhiều bậc thầy cao quý như­ Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Võ Tr­ường Toản, Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, D­ương Quản Hàm, Đặng Thai Mai, Nguyễn Lân, Tạ Quang Bửu. Chính những bậc thầy đó đã làm rạng danh đất nư­ớc ta, dân tộc ta.

Với vị trí vai trò của ng­ười thầy quan trọng như­ vậy, trong lịch sử, thế giới lấy ngày 20/11 là ngày Hiến chư­ơng các nhà giáo. Ngày 28/9/1982 Chính phủ Việt Nam đã ra quyết định số 167/HĐBT chính thức lấy ngày 20/11 hàng năm là ngày Nhà giáo Việt Nam để cả nư­ớc tri ân các nhà giáo, là dịp để các thế hệ học trò bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với những ng­ười thầy đã luôn tận tình truyền đạt kiến thức, dìu dắt mình lớn lên, để mọi ngành, mọi nghề và toàn xã hội chia sẻ niềm vui với những người đã góp bao công sức cho sự nghiệp trồng ng­ười cao cả, góp phần xây dựng đất nư­ớc phồn vinh hạnh phúc.

Sự trưởng thành và lớn mạnh của Quân đội nhân dân Việt Nam, có công lao đóng góp to lớn của đội ngũ nhà giáo quân đội trong các học viện, nhà trường. Đó là những người trực tiếp tiến hành các hoạt động sư phạm, là nhân tố trung tâm, lực lượng nòng cốt quyết định chất lượng giáo dục - đào tạo. Ngoài việc truyền thụ tri thức khoa học, rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp, họ còn là người quản lý hoạt động học tập, người chỉ huy, người đồng chí, đồng đội gần gũi của học viên. Hàng ngày, hàng giờ đem tài năng và nhiệt huyết giáo dục nhân cách, xây dựng bản lĩnh, làm giàu thêm giá trị trí tuệ, đạo đức, thể lực và thẩm mĩ; giúp cho người học ngày một trưởng thành, đáp ứng tốt yêu cầu về nguồn nhân lực với chất lượng ngày càng cao cho chiến tranh nhân dân giải phóng dân tộc trước đây và trong sự nghiệp củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc ngày nay.

Thấm nhuần lời dạy của Chủ Tịch Hồ Chí Minh, biết bao thế hệ các thầy cô giáo của Học viện chính trị đã nỗ lực không ngừng đóng góp công sức, trí tuệ đào tạo nên những người cán bộ chính trị vừa hồng vừa chuyên.Với những thành tích trong giáo dục và đào tạo, nghiên cứu khoa học góp phần quan trọng vào quá trình xây dựng quân đội, trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN, Học viện đã vinh dự được Đảng, Nhà nước tặng nhiều phần thưởng cao quý: 01 Huân chương Sao vàng (năm 2011); 02 Huân chương Hồ Chí Minh (năm 1991, 2001); 03 Huân chương Quân công hạng nhất (năm 1976, 1984, 2016); 02 Huân chương Chiến công (năm 1960, 1964); 02 Huân chương độc lập (năm 2004, 2005); 01 Danh hiệuAnh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ chống Mỹ cứu nước (năm 2000); Học viện 2 lần được Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào tặng Huân chương Itxala; và nhiều phần thưởng cao quý khác.Trải qua 66 năm xây dựng và trưởng thành, Học viện đã đào tạo, bồi dưỡng được hàng vạn cán bộ chính trị, cán bộ giảng dạy, nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn của Quân đội; hàng ngàn cán bộ Quân đội nhân dân Lào và Quân đội Hoàng gia Campuchia. Sau gần 30 năm đào tạo trình độ sau đại học, đã đào tạo được 315 đồng chí tiến sĩ; 2362 đồng chí thạc sĩ; 18 khóa đào tạo lý luận chính trị cao cấp cho cán bộ cấp chiến dịch, chiến lược; 65 khóa bồi dưỡng kiến thức Quốc phòng và An ninh cho cán bộ đối tượng 2, hàng chục khoá bồi dưỡng nghiệp vụ CTĐ, CTCT.

Đội ngũ cán bộ đã qua đào tạo tại Học viện Chính trị có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có kiến thức toàn diện, chuyên sâu về CTĐ, CTCT, có năng lực,  lãnh đạo, chỉ huy, hoàn thành tốt nhiệm vụ, khẳng định được vị trí, vai trò và uy tín trên cương vị công tác, nhiều đồng chí đã phát triển trở thành tướng lĩnh trong quân đội, cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà nước và nhà khoa học có uy tín.


Năm học 2017 – 2018 hướng tới ngày nhà giáo Việt Nam, các cuộc vận động và phong trào trào thi đua đ­ược Học Viện tiếp tục duy trì trở thành nền nếp, góp phần nâng cao chất l­ượng giáo dục toàn diện đã đi vào chiều sâu và đạt kết quả cao và đây cũng là dịp để cán bộ, Học viên bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy, cô. Cùng nhau ra sức thi đua học tốt, rèn nghiêm, phấn đấu hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, để xứng đáng với công lao của các thầy, các cô. Tiếp tục tô thắm thêm truyền thống quý báu của học viện “Kiên định và phát triển; đoàn kết và kỷ luật, chủ động sáng tạo khắc phục khó khăn hoàn thành nhiệm vụ”.

NVI42 - CÁC THỦ ĐOẠN NÓI XẤU, XUYÊN TẠC VỀ TỶ LỆ NỮ GIỚI TRONG CÁC CƠ QUAN LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC HIỆN NAY

  Ngày 01/11/2024, trên trang blog Đài Á Châu Tự Do (RFA) tán phát bài “Chính trường Việt Nam ít chỗ cho phụ nữ”, nội dung nói xấu, xuyên tạ...