Hướng
tới kỷ niệm 35 năm ngày hiến chương nhà giáo Việt Nam. Đây là dịp để nhà trường
xem xét, đánh giá tình hình công tác, các mặt hoạt động của đội ngũ giáo viên;
kiểm điểm những mặt đã làm được và chưa làm được; động viên, khuyến khích các
thầy giáo, cô giáo phát huy truyền thống tốt đẹp của người thầy; tích cực học
tập nâng cao trình độ chuyên môn, rèn luyện phẩm chất, đạo đức, tác phong người
thầy giáo, thật sự là những tấm gương sáng cho học sinh noi theo
Trong
dịp này, cấp ủy, chính quyền các cấp cũng cùng các đoàn thể các cấp đang phối
hợp với nhà trường tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm biểu dương, tôn vinh
những tập thể, cá nhân tiêu biểu, những tấm gương sáng trong sự nghiệp “trồng
người”. Các em học sinh, sinh viên, các bậc cha mẹ cũng đến thăm hỏi, tặng hoa,
chúc mừng, tặng quà tri ân các thầy cô giáo. Nhiều học sinh dù đã ra trường từ
rất lâu nhưng cũng hẹn nhau, tổ chức thành từng nhóm về thăm trường cũ; đến
thăm thầy cô giáo, nhất là những thầy, cô lớn tuổi đã về hưu... Đây là những
việc làm hết sức ý nghĩa, bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với những người đã
giáo dục, rèn giũa, giúp mình trưởng thành.
Đào tạo
nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ hết sức
vinh quang và cũng là trách nhiệm rất nặng nề đối với ngành giáo dục và đội ngũ
các thầy, cô giáo. Giáo dục và đào tạo được xác định là động lực quan trọng để
phát triển bền vững. Trong dịp này các cấp đang tổ chức các đợt sinh hoạt chính
trị, tư tưởng; giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của nền giáo dục nước
nhà; động viên, khuyến khích các thầy, cô giáo, cán bộ, công nhân viên chức nhà
trường không ngừng học tập, nâng cao năng lực chuyên môn, trách nhiệm, niềm vinh
dự, tự hào của người thầy giáo.
“Tôn sư trọng đạo” là truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Thế nhưng, một thực tế đáng buồn là hiện nay sự kính, sự yêu của không ít trò
và cả các bậc cha mẹ đối với thầy, cô giáo có phần giảm xuống. Một trong những
nguyên nhân phổ biến là có một bộ phận thầy, cô không làm tròn trách nhiệm của
nhà giáo; coi giá trị vật chất cao hơn trách nhiệm, vinh dự của người thầy, tổ
chức dạy thêm, học thêm quá mức; khi đứng lớp không truyền đạt hết kiến thức
bài học mà dành cho những buổi học thêm, cho những em học sinh học thêm; biến
việc dạy thêm, học thêm thành hình thức mua bán kiến thức. Cùng với đó, tình
trạng đánh giá học sinh thiếu khách quan, không công bằng, chạy theo thành
tích... cũng làm ảnh hưởng tới hình ảnh cao đẹp của người thầy giáo trong mắt
học sinh và trong xã hội.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét