Sinh
thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm việc mở mang dân trí, chăm lo cho sự
nghiệp giáo dục. Người đánh giá rất cao vai trò của giáo dục đối với sự hưng
thịnh của đất nước, với nhiệm vụ cực kỳ trọng đại là nâng cao dân đức, mở mang
dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài, là động lực của sự phát triển,
đưa nước nhà tiến tới giàu mạnh, dân chủ, văn minh, sánh vai với các cường quốc
năm châu.
Bác
Hồ đề cao sứ mệnh của người thầy giáo: “Có gì vẻ vang hơn là nghề đào tạo những
thế hệ sau này tích cực góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng
sản?. Người thầy giáo tốt – thầy giáo xứng đáng là thầy giáo – là người vẻ vang
nhất…, những người thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh… Nếu không có thầy
giáo dạy dỗ cho con em nhân dân, thì làm sao mà xây dựng CNXH được? Vì vậy nghề
thầy giáo rất là quan trọng, rất là vẻ vang”.
Ðể
làm tròn sứ mệnh vẻ vang ấy, người thầy giáo phải có phẩm chất tốt. Bác nhắc
nhở: “Giáo viên phải chú ý cả tài, cả đức, tài là văn hóa, chuyên môn, đức là
chính trị. Muốn cho học sinh có đức thì giáo viên phải có đức… Cho nên thầy
giáo, cô giáo phải gương mẫu, nhất là đối với trẻ con”.
Ngày
15-10-1968 bức thư cuối cùng Bác gửi cho ngành Giáo dục, Bác lại nhấn mạnh yêu
cầu của nền Giáo dục nước ta là phải gắng sức phấn đấu theo kịp với trình độ và
chất lượng của các nước văn minh, tiên tiến: “Trên nền tảng giáo dục chính trị
và lãnh đạo tư tưởng tốt, phải phấn đấu nâng cao chất lượng văn hóa và chuyên
môn nhằm thiết thực giải quyết các vấn đề do cách mạng nước ta đề ra và trong
một thời gian không xa, đạt những đỉnh cao của khoa học và kỹ thuật”.
Trước
lúc Người đi xa, trong Di chúc, Bác vẫn còn tâm niệm và nhắc nhở trách nhiệm
của Ðảng ta đối với việc chăm sóc, giáo dục thế hệ trẻ: “Ðảng cần phải chăm lo
giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây
dựng xã hội chủ nghĩa vừa “hồng” vừa “chuyên”. Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho
đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”. Giáo dục nhằm đào tạo
những người kế tục sự nghiệp cách mạng to lớn của Đảng và nhân dân ta, do đó
các ngành, các cấp đảng và chính quyền địa phương phải thật sự quan tâm hơn nữa
đến sự nghiệp này, phải chǎm sóc nhà trường về mọi mặt, đưa sự nghiệp giáo dục
của nước ta lên những bước phát triển mới”.
Những quan điểm của chủ tịch Hồ
Chí Minh đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Đó là cơ sở để Đảng, Nhà nước ta định
ra những chủ trương đường lối, chính sách để phát triển giáo dục và đào tạo
trong những năm tháng đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước
ngày nay. Đội ngũ nhà giáo đã luôn ghi nhớ về lời răn dạy của Chủ tịch Hồ Chí
Minh, phát huy tốt vai trò trách nhiệm khắc phục mọi khó khăn, chủ động đổi mới
nội dung, phương pháp dạy học đào tạo để ra nhiều nhân tài phục vụ cho sự nghiệp
cách mạng của Đảng và cho đất nước ta. Qua đó nền giáo dục nước nhà đã đạt được
những thành tựu to lớn. Trí tuệ người Việt đã và đang tỏa sáng trên mọi lĩnh vực
không chỉ trong nước mà còn vươn ra quốc tế.
Tuy nhiên, trước một số vấn đề bất
cập mới nảy sinh trong công tác giáo dục và đào tạo hiện nay. Một số kẻ phản động,
bán nước đã lợi dụng để làm điều xằng bậy. Chúng lên các phương tiện thông tin
đại chúng, mạng Internet, mạng xã hội rêu rao thành những yếu kém của nhà nước
đối với giáo dục. Thông qua đó tác động gây hoang mang vào lòng tin của đội ngũ
nhà giáo với các tin đồn thất thiệt về chuyện thu nhập của giáo viên khi áp dụng
chế độ công chức, viên chức, giảm biên chế, tái cơ cấu đội ngũ giáo viên …
Bên cạnh đó, chúng còn tung tin
nói về việc các cơ quan chức năng thiếu quan tâm trong tổ chức thi tuyển, sắp xếp,
bố trí việc làm cho sinh viên tốt nghiệp làm cho làm cho số lượng thí sinh đăng
ký thi của năm giảm mạnh ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng thi đầu vào của các
trường sư phạm. Ví dụ như vụ việc sinh tốt nghiệp loại giỏi phải “treo bằng đỏ”
ở nhà nuôi lợn ở Hà Giang…
Trên cơ sở nhận rõ âm mưu xảo quyệt
của các thế lực thù địch, phản động. Đội ngũ giáo viên và nhân dân ta hãy nêu cao
cảnh giác không thể để những hành vi chống phá của chúng làm ảnh hưởng đến sự
nghiệp giáo dục của chúng ta. Hãy luôn tin tưởng và cùng chung tay với “Chính
phủ hành động” do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đứng đầu đang tích cực, chủ
động chỉ đạo giải quyết toàn diện và đồng bộ những vấn đề bất cập của lĩnh vực
giáo dục. Góp phần từng bước đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản
lý, chất lượng giáo dục và đào tạo quốc gia đáp ứng yêu cầu sự nghiệp đẩy
mạnh công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước hiện nay.
Ngày 20/11 đang tới, ở khắp các trường học trong cả nước đang
tưng bừng tổ chức các hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm Ngày nhà giáo Việt
Nam, chúng ta bày tỏ lòng biết ơn vô hạn và chúc sức khoẻ quý thầy cô giáo; ra
sức học tập, rèn luyện góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa; tô điểm thêm truyền thống tốt đẹp, cao quý của dân tộc Việt Nam “tôn
sư trọng đạo”./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét