Tìm kiếm Blog này

Thứ Tư, 15 tháng 11, 2017

Biểu tượng của những giá trị chuẩn mực

Sinh thời Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã rất quý trọng và vinh danh các nhà giáo, Ngư­ời đã từng nói: “Ng­ười thầy giáo tốt- thầy giáo xứng đáng là thầy giáo - là người vẻ vang nhất. Dù là tên tuổi không đăng trên báo, không đư­ợc th­ưởng huân ch­ương, song những ngư­ời thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh”.

Dân tộc Việt Nam ta từ ngàn đời đã có truyền thống “Tôn sư trọng đạo”. Trong xã hội xư­a vị trí của ngư­ời thầy đã đ­ược đặt với vị trí rất cao và đ­ược coi trọng. Thời phong kiến, trong bậc thang giá trị xét theo cấu trúc “Quân - Sư­ - Phụ” thì nhà giáo đ­ược xếp dưới vua nh­ưng trên cha mẹ.
Trong ca dao tục ngữ  có câu:                  
Muốn sang thì bắc cầu Kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”

Đ­ược coi trọng bởi ngư­ời thầy luôn t­ượng tr­ưng cho những gì chuẩn mực. Không những nắm đạo lý mà ng­ười thầy còn có sứ mệnh cao quý là truyền đạo lý cho mọi ng­ười, nhất là cho các thế hệ học trò của mình, giúp họ trở nên ng­ười có học vấn, có nhân cách tốt đẹp, có năng lực giúp ích cho đời, cho dân, cho n­ước.

Ở nư­ớc ta có nhiều bậc thầy cao quý như­ Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Võ Tr­ường Toản, Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, D­ương Quản Hàm, Đặng Thai Mai, Nguyễn Lân, Tạ Quang Bửu. Chính những bậc thầy đó đã làm rạng danh đất nư­ớc ta, dân tộc ta.

Với vị trí vai trò của ng­ười thầy quan trọng như­ vậy, trong lịch sử, thế giới lấy ngày 20/11 là ngày Hiến chư­ơng các nhà giáo. Ngày 28/9/1982 Chính phủ Việt Nam đã ra quyết định số 167/HĐBT chính thức lấy ngày 20/11 hàng năm là ngày Nhà giáo Việt Nam để cả nư­ớc tri ân các nhà giáo, là dịp để các thế hệ học trò bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với những ng­ười thầy đã luôn tận tình truyền đạt kiến thức, dìu dắt mình lớn lên, để mọi ngành, mọi nghề và toàn xã hội chia sẻ niềm vui với những người đã góp bao công sức cho sự nghiệp trồng ng­ười cao cả, góp phần xây dựng đất nư­ớc phồn vinh hạnh phúc.

Sự trưởng thành và lớn mạnh của Quân đội nhân dân Việt Nam, có công lao đóng góp to lớn của đội ngũ nhà giáo quân đội trong các học viện, nhà trường. Đó là những người trực tiếp tiến hành các hoạt động sư phạm, là nhân tố trung tâm, lực lượng nòng cốt quyết định chất lượng giáo dục - đào tạo. Ngoài việc truyền thụ tri thức khoa học, rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp, họ còn là người quản lý hoạt động học tập, người chỉ huy, người đồng chí, đồng đội gần gũi của học viên. Hàng ngày, hàng giờ đem tài năng và nhiệt huyết giáo dục nhân cách, xây dựng bản lĩnh, làm giàu thêm giá trị trí tuệ, đạo đức, thể lực và thẩm mĩ; giúp cho người học ngày một trưởng thành, đáp ứng tốt yêu cầu về nguồn nhân lực với chất lượng ngày càng cao cho chiến tranh nhân dân giải phóng dân tộc trước đây và trong sự nghiệp củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc ngày nay.

Thấm nhuần lời dạy của Chủ Tịch Hồ Chí Minh, biết bao thế hệ các thầy cô giáo của Học viện chính trị đã nỗ lực không ngừng đóng góp công sức, trí tuệ đào tạo nên những người cán bộ chính trị vừa hồng vừa chuyên.Với những thành tích trong giáo dục và đào tạo, nghiên cứu khoa học góp phần quan trọng vào quá trình xây dựng quân đội, trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN, Học viện đã vinh dự được Đảng, Nhà nước tặng nhiều phần thưởng cao quý: 01 Huân chương Sao vàng (năm 2011); 02 Huân chương Hồ Chí Minh (năm 1991, 2001); 03 Huân chương Quân công hạng nhất (năm 1976, 1984, 2016); 02 Huân chương Chiến công (năm 1960, 1964); 02 Huân chương độc lập (năm 2004, 2005); 01 Danh hiệuAnh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ chống Mỹ cứu nước (năm 2000); Học viện 2 lần được Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào tặng Huân chương Itxala; và nhiều phần thưởng cao quý khác.Trải qua 66 năm xây dựng và trưởng thành, Học viện đã đào tạo, bồi dưỡng được hàng vạn cán bộ chính trị, cán bộ giảng dạy, nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn của Quân đội; hàng ngàn cán bộ Quân đội nhân dân Lào và Quân đội Hoàng gia Campuchia. Sau gần 30 năm đào tạo trình độ sau đại học, đã đào tạo được 315 đồng chí tiến sĩ; 2362 đồng chí thạc sĩ; 18 khóa đào tạo lý luận chính trị cao cấp cho cán bộ cấp chiến dịch, chiến lược; 65 khóa bồi dưỡng kiến thức Quốc phòng và An ninh cho cán bộ đối tượng 2, hàng chục khoá bồi dưỡng nghiệp vụ CTĐ, CTCT.

Đội ngũ cán bộ đã qua đào tạo tại Học viện Chính trị có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có kiến thức toàn diện, chuyên sâu về CTĐ, CTCT, có năng lực,  lãnh đạo, chỉ huy, hoàn thành tốt nhiệm vụ, khẳng định được vị trí, vai trò và uy tín trên cương vị công tác, nhiều đồng chí đã phát triển trở thành tướng lĩnh trong quân đội, cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà nước và nhà khoa học có uy tín.


Năm học 2017 – 2018 hướng tới ngày nhà giáo Việt Nam, các cuộc vận động và phong trào trào thi đua đ­ược Học Viện tiếp tục duy trì trở thành nền nếp, góp phần nâng cao chất l­ượng giáo dục toàn diện đã đi vào chiều sâu và đạt kết quả cao và đây cũng là dịp để cán bộ, Học viên bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy, cô. Cùng nhau ra sức thi đua học tốt, rèn nghiêm, phấn đấu hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, để xứng đáng với công lao của các thầy, các cô. Tiếp tục tô thắm thêm truyền thống quý báu của học viện “Kiên định và phát triển; đoàn kết và kỷ luật, chủ động sáng tạo khắc phục khó khăn hoàn thành nhiệm vụ”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NVI42 - CÁC THỦ ĐOẠN NÓI XẤU, XUYÊN TẠC VỀ TỶ LỆ NỮ GIỚI TRONG CÁC CƠ QUAN LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC HIỆN NAY

  Ngày 01/11/2024, trên trang blog Đài Á Châu Tự Do (RFA) tán phát bài “Chính trường Việt Nam ít chỗ cho phụ nữ”, nội dung nói xấu, xuyên tạ...