Những năm gần đây, GS Nguyễn Đình
Cống ngày càng trở nên bất mãn đăng tải hàng trăm bài viết phủ nhận chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt
Nam. Ông đã triệt để tận dụng mọi cơ hội để viết bài tuyên truyền, kích động chống
Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa. Gần đây Ông có bài trên Blog Tiếng
dân với tiêu đề:“Lợi và hại trong vụ Trịnh Xuân Thanh”. Thực chất nội dung bài
viết Ông lợi dụng việc Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú trước cơ quan điều tra để
xuyên tạc, bịa đặt, nhằm bôi nhọ, hạ thấp uy tín, quy kết lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
Bằng chính nội dung bài viết và những tiêu chí để phân biệt kẻ tiểu nhân và người
quân tử do chính GS Nguyễn Đình Cống viết ra và những việc Ông đã làm trong thời
gian qua để các bạn xem Ông là bậc quân tử hay kẻ tiểu nhân?
1. Quan niệm của GS Nguyễn Đình Cống
về kẻ tiểu nhân và người quân tử. Mở đầu bài viết Ông diễn giải về sự tốt và xấu,
lợi và hại, họa và phúc… về triết lý “trong họa có phúc, trong phúc có họa” và
việc giải quyết lợi, hại trong hành xử của con người. Theo đó, Ông dựa vào quan
niệm của người xưa để phân ra hai loại người tiểu nhân và quân tử. Ông viết “Tiểu
nhân là bọn đểu cáng, quân tử là người tử tế. Quân tử và tiểu nhân không phân
biệt giàu nghèo, học vấn, chức vụ, địa vị xã hội”; “Kẻ tiểu nhân rất quan tâm đến
lợi, khi thấy lợi là mờ mắt, tối trí, tìm đủ cách để thực hiện, vì lợi mà quên
đi đạo lý… họ là những kẻ vừa ngu, vừa tham, gian dối, đểu cáng…”; “Người quân
tử quan tâm nhiều hơn đến đạo lý, suy xét, cân nhắc lợi hại”… những điều mà Ông
viết ra hết sức trí lý, chỉ có điều Ông không hành xử không theo những điều lý
chí ấy.
2. Việc giải quyết lợi hại và
hành xử của GS Nguyễn Đình Cống không thể coi là bậc quân tử. Như chúng ta,
trong những năm gian khổ của cuộc kháng chiến chống Mỹ, hàng triệu thanh niên
Việt Nam, trong đó có hàng ngàn sinh viên các trường đại học đã phải tạm gác
bút nghiên lên đường chiến đấu và rất nhiều người trong số họ đã anh dũng chiến
đấu gian khổ, hy sinh xương máu để giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, đem
lại độc lập vĩnh viễn cho dân tộc và cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc cho nhân
dân. Trong thời điểm đó, Ông được Đảng, Nhà nước cử sang nước ngoài nghiên cứu,
học tập trở thành nhà khoa học những mong Ông đem tài năng, trí tuệ để phụng sự
Tổ quốc, phụng sự nhân dân. Nếu là người quân tử “quan tâm nhiều hơn đến đạo
lý, suy xét, cân nhắc lợi hại”, Ông phải hành xử theo đạo lý truyền thống tốt đẹp
của dân tộc “ăn quả nhớ người trồng cây”, không được làm những điều gì có hại
cho dân, cho nước. Nếu những người do ngu rốt, kém trình độ mà vô tình làm những
việc sai trái, có hại thì người đời dễ cảm thông, tha thứ. Nhưng Ông là một cán
bộ khoa học, đã từng mấy chục năm là đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam, nay
“quay giáo, trở cù”, nhất là những việc mà Ông đã và đang làm nhằm chống Đảng,
Nhà nước và chế độ thì không thể coi Ông là bậc người quân tử.
Hiện nay, Đảng, Nhà nước ta đẩy mạnh
cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí làm trong sạch cơ quan Đảng, bộ
máy Nhà nước, kiên quyết xử lý nghiêm những cán bộ, đảng viên thoái hóa, biến
chất, quan liêu, tham nhũng là việc làm có lợi cho Đảng, cho dân, cho nước. Nếu
là người “quân tử thông minh, chính trực” Ông phải là người đầu tiên nhận thức
đúng lợi hại và đồng tình, ủng hộ; không nên lợi dụng việc Trịnh Xuân Thanh ra
đầu thú để ám chỉ, quy kết những người xử lý Trịnh Xuân Thanh là tiểu nhân. Cái
lợi, cái hại của đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí chắc chắn Ông là
người hiểu rất rõ, song có lẽ như Ông viết “khi thấy lợi là mờ mắt, tối trí,
tìm đủ cách để thực hiện. Vì lợi mà quên luôn đạo lý…” Đúng như Ông đã viết: “Rất
khó phân biệt rạch ròi ai là quân tử, ai là tiểu nhân. Bạn có thể là quân tử
trong việc này, nhưng lại tiểu nhân trong việc khác”. Nhưng đối với tôi, việc
hành xử lợi hại của GS Nguyễn Đình Cống thì không thể xem Ông là bậc quân tử.
Tôi thành thật khuyên Ông đừng
làm những việc hết sức tệ hại như đang làm, hãy làm những việc gì có lợi cho
dân, cho nước, chắc chắn Ông sẽ được mọi người tôn vinh Ông là bậc chí nhân
quân tử./.
Tác giả: Đắc Nhân Tâm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét