Tìm kiếm Blog này

Thứ Tư, 15 tháng 11, 2017

Sáng mãi truyền thống "Tôn sư trọng đạo"

Dân tộc Việt Nam từ ngàn xưa đã có truyền thống hiếu học, “Tôn sư trọng đạo”, đó là một truyền thống vô cùng quý báu. Đến ngày hôm nay, truyền thống ấy vẫn được bao thế hệ giữ gìn và phát huy. Ngày 20 tháng 11 ngày nhà giáo Việt Nam, đó là ngày hội của ngành giáo dục nước nhà, ngày tôn vinh những người có nhiệm vụ cao cả trong sự nghiệp “trồng người”, những "anh hùng vô danh" vì lợi ích trăm năm của dân tộc.

Trong những ngày tháng có ý nghĩa trọng đại ấy, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về lich sử, ý nghĩa to lớn của ngày Nhà giáo Việt Nam, và truyền thống tôn “tôn sư, trọng đạo”, “uống nước nhớ nguồn”. Tại Học viện Chính trị.

Trở về lịch sử cách đây 63 năm, tháng 8-1954 do sáng kiến của Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục (FISE), hội nghị quốc tế các nhà giáo với nòng cốt là công đoàn giáo dục các nước XHCN đã nhất trí thông qua “bản hiến chương các nhà giáo

Tháng 8-1957. Hội nghị quốc tế các nhà giáo họp tại Vác-xa-va (Ba Lan) đã quyết định lấy ngày 20-11 hằng năm là Ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo. Bản Hiến chương đã Đấu tranh chống mọi quan điểm và phương pháp giáo dục lạc hậu, phản động, phản dân chủ, phản khoa học của nền giáo dục tư sản, phong kiến nhằm xây dựng nền giáo dục tiến bộ, dân chủ và khoa học. Được sự nhất trí của Ban Bí thư Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (nay là ĐCSVN), Ban Chấp hành Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã phổ biến toàn văn bản Hiến chương các nhà giáo đến các trường học, các cơ quan giáo dục miền Bắc, đồng thời thông tin đến các giáo giới, đồng bào, học sinh, sinh viên miền Nam và quyết định tổ chức Ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo lần đầu tiên ở nước ta vào ngày 20-11-1958. Ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo 20-11-1958, không những được tổ chức tại Hà Nội, mà còn diễn ra từ Vĩnh Linh đến các vùng biên giới hải đảo. Đã có nhiều thư của giáo giới, học sinh, sinh viên miền Bắc gửi lên Hồ Chủ tịch, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chính phủ với lời hứa quyết tâm học tập, rèn luyện, nâng cao giác ngộ cách mạng XHCN, ý thức đấu tranh thống nhất nước nhà, xây dựng nhà trường XHCN. Hàng nghìn lá thư của giáo giới, học sinh, sinh viên miền Nam; thông qua đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam đã nói lên lòng sôi sục căm thù Mỹ-Diệm phá hoại hiệp định Giơ-ne-vơ, cố tình chia cắt lâu dài nước ta, ủng hộ phong trào đấu tranh của giáo giới, học sinh, sinh viên miền Nam Việt Nam chống Mỹ-Diệm, đòi thực hiện một nền giáo dục dân tộc, dùng tiếng Việt dạy trong các trường đại học, đòi tăng ngân sách cho giáo dục để mở trường lớp, bảo đảm việc học tập cho học sinh, bài trừ tệ nạn văn hóa- giáo dục nô dịch trụy lạc của đế quốc Mỹ. Việc tổ chức Ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo 20-11 hằng năm đã sớm trở thành ngày hội truyền thống của giáo giới Việt Nam. Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Quyết định số 167/HĐBT, ngày 26-9-1982 quyết định hằng năm sẽ lấy ngày 20-11 là Ngày Nhà giáo Việt Nam. Quyết định số 167/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng đã thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước đối với giáo giới nước ta và đánh giá cao vị trí, vai trò của đội ngũ giáo viên, những người làm công tác giáo dục trong sự nghiệp đào tạo con người mới XHCN, vừa có đức, vừa có tài xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN..

Cùng với các học viện, nhà trường quân đội và các nhà trường trong cả nước. Học viện Chính trị là “cái nôi” đào tạo, nuôi dưỡng những người cán bộ “vừa hồng vừa chuyên”. Nhiệm vụ cao cả đó được đặt lên vai những người thầy đang miệt mài trên bục giảng, ướt đẫm mồ hôi trên thao trường, say mê nghiên cứu khoa học vì tương lai tươi sáng cho lớp lớp các thế hệ học viên. 

Trong những năm gần đây, Học viện Chính trị đã triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị quyết 86- NQ/ĐU của Đảng ủy Quân sự Trung ương (nay là Quân ủy Trung ương) về công tác giáo dục- đào tạo trong tình hình mới, Chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo trong quân đội giai đoạn 2011- 2020 việc “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

Đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý các cấp đã đoàn kết, tích cực, chủ động, sáng tạo, khắc phục khó khăn, không ngừng tu dưỡng, rèn luyện nâng cao phẩm chất, năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lập được nhiều thành tích trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học, quản lý và học tập, thực sự là lực lượng nòng cốt quyết định việc nâng cao chất lượng giáo dục- đào tạo của Học viên; góp phần quan trọng vào sự nghiệp “trồng người” và xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới.

Trước sự phát triển mạnh mẽ của tình hình thực tiễn và yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Học viện đã quán triệt sâu sắc các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và quân đội, đặc biệt triển khai thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Tiếp tục thực hiện Cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục cả về phẩm chất và năng lực, trong đó chú trọng nâng cao trình độ học vấn, khả năng tư duy, tay nghề sư phạm và kinh nghiệm thực tiễn; đổi mới phương pháp đào tạo theo hướng vận dụng các phương pháp dạy học tích cực, ứng dụng công nghệ thông tin, khơi dậy và phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, khả năng tự học, tự rèn và năng lực hoạt động thực tiễn cho học viên. Bên cạnh đó, Học viện đã tập trung xây dựng đội ngũ nhà giáo đủ về số lượng, có cơ cấu hợp lý và chất lượng ngày càng cao, góp phần to lớn nâng cao chất lương giáo dục đào tạo của Học viện.

Nghề giáo bao đời nay luôn được xem là nghề cao quý, và truyền thống tốt đẹp “tôn sư, trọng đạo” của dân tộc không ngừng được giữ vững và phát huy. Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam, xin được gửi những lời chúc mừng tốt đẹp nhất đến những người có sứ mệnh cao cả trong sự nghiệp trồng người. Chúc các nhà giáo và đội ngũ cán bộ quản lý các cấp luôn xứng đáng với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự tôn vinh, tin cậy của nhân dân và quân đội và sự tin yêu, kính trọng của lớp lớp các thế hệ học trò ./.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NVI42 - CÁC THỦ ĐOẠN NÓI XẤU, XUYÊN TẠC VỀ TỶ LỆ NỮ GIỚI TRONG CÁC CƠ QUAN LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC HIỆN NAY

  Ngày 01/11/2024, trên trang blog Đài Á Châu Tự Do (RFA) tán phát bài “Chính trường Việt Nam ít chỗ cho phụ nữ”, nội dung nói xấu, xuyên tạ...