Tìm kiếm Blog này

Thứ Tư, 15 tháng 11, 2017

Những người thầy không đứng trên bục giảng

Hằng năm, mỗi khi bước vào tháng 11, không chỉ riêng tôi mà các bạn học sinh, sinh viên trên khắp mọi miền đất nước đều đang rất hào hứng để đón chào ngày tết của những người thầy – Ngày nhà giáo Việt Nam 20/ 11. “Mùng 1 tết cha, Mùng 2 tết mẹ, Mùng 3 tết thầy” Cha, mẹ đã cho chúng ta vóc dáng, hình hài, chăm sóc, nuôi dưỡng chúng ta khôn lớn từng ngày. Và luôn hy vọng rằng mai sau con mình sẽ nên người, trở thành người có ích cho xã hội. Công sinh thành ấy lớn như trời, như biển.

Và người thầy là người chắp cánh cho những ước mơ ấy đến với hiện thực. Công lao dạy dỗ của người thầy cũng thật vô vàng to lớn. Dẫu chúng ta có đếm hết sao trời, đếm được hết những chiếc lá mùa thu rơi nhưng công lao dưỡng dục của thầy, chúng ta không thể nào đếm hết được. Người thầy vẫn cứ lặng lẽ chèo lái con đò, đã đưa hết thế hệ này đến thế hệ khác qua dòng sông kiến thức và cập bến an toàn. Dù cho vị khách đã khuất bóng rất xa nhưng thầy vẫn cứ dõi theo, không phải là sự trông chờ đền đáp ơn nghĩa mà là sự vui mừng, chúc mừng vị khách đã đi trên con đò của mình. Sự hy sinh cao thượng của người thầy thật đáng để chúng ta kính trọng, tôn thờ.

Là một học viên được học tập công tác ở Hệ 2 – Học viện chính trị, tôi lại được trông thấy một hình ảnh người thầy còn cao cả hơn đến thế. Với môi trường hoạt động đặc thù, ngoài các giảng viên, các thầy cô giáo đứng lớp trên giảng đường, thao trường dạy cho chúng tôi từng bài học, từng nội dung một cách tận tụy, nhiệt huyết thì các đồng chí lãnh đạo, chỉ huy, cán bộ quản lý đơn vị là những người thầy gần nhất chính là hình ảnh mà tôi muốn nhắc đến – Những người thầy không đứng trên bục giảng.

Các chú, các anh không đơn thuần chỉ là một người các bộ duy trì, quản lý chúng tôi thực hiện các nhiệm vụ, các chế độ trong ngày trong tuần mà các anh – những người thầy luôn theo sát chúng tôi trên mọi nhiệm vụ và chấn chỉnh, nhắc nhở kịp thời những sai phạm, động viên, khích lệ những mặt tích cực và giúp đỡ khắc phục những điểm hạn của chúng tôi. Như mỗi lần theo bài, “Thầy” sẽ nắm trình độ kiến thức, khả năng học tập của chúng tôi để tổ chức các hoạt động, phương pháp động viên, giúp đỡ , bồi dưỡng những “học trò” phương pháp học tập chưa tốt , không có một người thầy nào như các chú, các anh chăm lo cho chúng tôi từng miếng ăn giấc ngủ, từng cái chăn, cái áo... Cũng không dễ  thấy hình ảnh người thầy nào như các chú, các anh theo sát và thực hiện nhiệm vụ cùng chúng tôi. Trong học tập, rèn luyện công tác mỗi bước chân chúng tôi đi là những lời động viên, những lời khích lệ trên suốt cả chặng đường dài. Các thầy luôn luôn nhắc nhở, đôn đốc, động viên, chỉ bảo chân tình… Đúng là thật khó có một người thầy sâu sát, ân cần và tận tụy như thế! Và cũng không có sự hy sinh nào cao cả như thế! Các thầy giáo dục và rèn luyện chúng tôi không trông chờ vào lợi lộc, không vì mục đích cá nhân mà các thầy vẫn hay tâm sự rằng: “Dạy và rèn chúng tôi, chỉ hy vọng rằng chúng tôi sau này sẽ là một người cán bộ giảng viên khoa học xã hội và nhân văn tốt và mẫu mực, tiếp tục truyền đạt kiến thức cho các thế hệ đi sau”


Hai năm học đào tạo giảng viên khoa học xã hội và nhân văn quân sự tại Hệ 2 – Học viện chính trị với bao tri thức, kinh nghiệm mà những “ Người thầy thứ hai” đã truyền dạy sẽ là những hành trang quý giá để chúng tôi trở thành những người cán bộ giảng viên khoa học xã hội và nhân văn quân sự của các Học viện, Nhà trường trong toàn quân thực sự mẫu mực và toàn diện. Những người thầy luôn nhiệt tình, trách nhiệm mà chúng tôi vẫn gọi với cái tên trìu mến “Người thầy thứ hai” tuy không trực tiếp đứng trên bục giảng nhưng trong tâm trí mỗi chúng tôi các chú, các anh là cán bộ lãnh đạo, chỉ huy, quản lý của Hệ 2 – Học viện chính trị còn cao quý hơn thế. Và nhân dịp kỷ niệm 35 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2017), xin kính chúc các chú, các anh là lãnh đạo chỉ huy, cán bộ quản lý của Hệ 2 – Học viện chính trị, những người thầy không đứng trên bục giảng luôn mạnh khỏe, hạnh phúc, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Quân đội, Học viện giao cho. Kính chúc các chú, các anh sẽ tồn tại mãi mãi trong ký ức của lớp lớp thế hệ học viên đào tạo giảng viên khoa học xã hội và nhân văn quân sự chúng tôi như một tượng đài cho sự hy sinh cao cả./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NVI42 - CÁC THỦ ĐOẠN NÓI XẤU, XUYÊN TẠC VỀ TỶ LỆ NỮ GIỚI TRONG CÁC CƠ QUAN LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC HIỆN NAY

  Ngày 01/11/2024, trên trang blog Đài Á Châu Tự Do (RFA) tán phát bài “Chính trường Việt Nam ít chỗ cho phụ nữ”, nội dung nói xấu, xuyên tạ...