“Thưa thầy con đã thuộc
bài học sáng nay trên bục giảng có bụi phấn rơi rơi trên tóc thầy”.Thầy đang
đứng đó truyền đạt bao kiến thức cho biết bao thế hệ học trò. Thầy vẫn đứng ở
đó, đứng suốt mấy mươi năm làm tóc thầy lốm đốm bạc vì bụi phấn.
Ai là người dạy chúng ta
tập đọc, tập viết? Ai là người mang lại kiến thức cho chúng ta? Ai là người dạy
chúng ta những điều hay, lẽ phải? Ai là nguồn động lực giúp chúng ta trưởng
thành? Ai đã vực chúng ta đứng dậy khi chúng ta vấp ngã? Ai đã làm tất cả vì
học sinh thân yêu bất chấp những hôm trái gió trở trời vẫn lặng lẽ đến trường?
Ai?
“Thầy giáo”, hai từ
thiêng liêng ấy lúc nào cũng ngân vang lên trong suy nghĩ của mỗi chúng ta. Người
Thầy là một người cha có lòng vị tha và lòng yêu thương tha thiết. Lúc nhỏ, chúng
ta thường hay hỏi rằng: “Tại sao lại phải gọi thầy là “thầy giáo”?” Thật là một
câu hỏi ngây thơ và ngờ nghệch. Nhưng đó là những tình cảm đầu tiên, những cảm
nhận mơ màng về “thầy giáo” của những đứa trẻ thơ khi chập chững bước vào lớp
một. Hình ảnh người thầy cầm tay viết chữ quả là một kí ức sâu sắc đối với trẻ
thơ. Lúc đó chắc hẳn chúng ta chưa cảm nhận được sự yêu thương của thầy vì trẻ
con thì luôn ngây thơ và không có những suy nghĩ sâu xa.
Rồi thời gian trôi đi,
chúng ta ngày một lớn khôn và học rất nhiều thầy giáo khác nhau. Nhưng cảm giác
các thầy có một nét chung riêng biệt mà chỉ ai là thầy giáo mới có. Đó chính là
lòng yêu thương vô bờ bến của Thầy dành cho học trò. Lũ học trò cứ hay làm cho
Thầy giận, Thầy buồn vì những trò phá lại nghịch ngợm, ngang bướng. Nhưng chỉ
cần chúng ta biết lỗi thì Thầy bỏ qua tất cả. Thầy dạy bao điều bổ ích. Thầy như
là người cha thứ hai của chúng ta. Thầy dạy ta kiến thức, truyền đạt bao bài
học hay.” Người Thầy vẫn lặng lẽ đi về sớm trưa. Dòng đời từng ngày qua êm đềm
trôi mãi. Người Thầy vẫn lặng lẽ đi về dưới mưa, ngày ngày giọt mồ hôi rơi đầy
trang giấy.” Mặc cho người ta ngập chìm trong những lo toan, tính toán chuyện
cơm áo lợi danh, chuyện bán mua cả tình cảm, cả trí tuệ. “Thầy vẫn đứng bên bờ
ước mơ. Dù năm tháng sông dài gió mưa còn ai nhớ ai quên con đò xưa… Dù năm
tháng vô tình trôi mãi, tóc xanh bây giờ đã phai, Thầy vẫn đứng bên sân trường
năm ấy, dõi theo bước em trong cuộc đời, vẫn những khi trời mưa rơi, vẫn chiếc
áo xưa sờn vai, thầy vẫn đi buồn vui lặng lẽ. Dù năm tháng vô tình trôi mãi
mãi, có hay bao mùa lá rơi, Thầy đến như muôn ngàn tia nắng, sáng soi bước em
trong cuộc đời. dẫu đếm hết sao trời đêm nay, dẫu đếm hết lá mùa thu rơi, nhưng
ngàn năm làm sao em đếm hết công ơn người Thầy.”
Người Thầy với những ước
mơ, những yêu nghề cháy bỏng luôn thực hiện thiên trách của mình là dạy dỗ học
sinh nên người. thầy như ngọn hải đăng soi sáng bước chúng em đi. Thầy lại là
ngọn lửa ấm áp, dìu dắt chúng em trước những vấp ngã của cuộc đời. Thầy cho em
niềm tin, niềm hi vọng. Thầy dạy em học tập, biết yêu quê hương đất nước. Thầy
là nguồn động viên tinh thần của chúng em. Ngay cả vua cũng cần có thầy. Đời
đời hình ảnh người thầy vẫn đẹp mãi trong nhân loại.
“Kính
Thầy mới được làm Thầy”. Bổn phận tối thiểu của học sinh là phải yêu quí và
kính trọng Thầy. Người Thầy luôn xứng đáng để mọi người và toàn xã hội tôn
vinh, phải nhắc đến. mỗi chúng ta sẽ luôn tự hào vì trong cuộc đời có thầy.
Ngày hai mươi tháng mười
một sắp đến, các bạn làm gì để tỏ lòng biết ơn đến thầy. Chắc hẳn người Thầy sẽ
không cần những món quà quí giá, đắt tiền. Hay những món đồ mua vội vã trong
các cửa tiệm. Hãy nhớ rằng điều mà Thầy mong muốn lớn nhất đó là nhìn thấy học
sinh của mình chăm ngoan, học giỏi. Bạn hãy cố gắng, nỗ lực thật nhiều trong
học tập, chăm chú học hành hơn. Và điều đó là phần quà quí báu nhất mà các bạn
tặng cho Thầy. Chúng ta hãy dâng lên Thầy những bông hoa điểm mười tươi thắm
nhất. Và nguyện sẽ luôn học hành chăm chỉ, mãi mãi là trò ngoan của Thầy./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét