Việc Trân Văn mượn chuyện một đại
tá người Mỹ xuống xe đứng chào dưới mưa khi đám tang đi qua để bàn về đạo đức của
con người Việt Nam hiện nay; nói về chế độ xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản Việt
Nam lãnh đạo. Một bình luận, bề ngoài có vẻ rất bình thường, nhưng bên trong lại
chứa đựng một mưu mô thâm độc, nham hiểm, xuyên tạc, phủ nhận nền giáo dục của
Việt Nam, cần phải bác bỏ.
Thứ nhất, Trân Văn đã đánh tráo
thật giả, trắng đen nhằm hướng lái dư luận hiểu sai bản chất của sự việc, qua
đó phủ nhận nền giáo dục của Việt Nam. Trân Văn cho rằng, hành động nhường đường,
cúi chào khi đám tang đi qua là cử chỉ “tốt đẹp” của người Mỹ và người miền Nam
trước đây. Còn với những “con người xã hội chủ nghĩa” ở Việt Nam hiện nay thì
ngược lại: bấm kèn, bóp còi giành đường, không có các hành động nhân văn như
nhường chỗ, giúp đỡ người tàn tật, người già, phụ nữ, trẻ em… qua đó xuyên tạc
quy chụp cho nền giáo dục ở Việt Nam đã “ngược hướng với việc giữ gìn, vun bồi
các giá trị nhân bản”.
Như chúng ta đã biết, những giá
trị nhân văn, nhân bản của người Việt đã được xây dựng, bồi đắp qua hàng ngàn
năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Nó đã trở thành chân lý gắn liền với cuộc sống
hàng ngày của người dân đất Việt. Những hành động như “lá lành đùm lá rách”,
“kính trên nhường dưới”, “một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”; những tấm gương, hình
ảnh giúp người trong bão lũ, tự nguyện chia sẻ, động viên với những mất mát của
hàng xóm, láng giềng, dắt người già qua đường, nhường chỗ cho phụ nữ mang thai,
trẻ em trên xe buýt… ngày càng xuất hiện nhiều, dần trở nên rất đỗi bình thường
trong xã hội và luôn ăn sâu trong máu thịt mỗi người dân Việt. Cũng chính nhờ
những giá trị nhân văn, nhân bản đó, mà người Việt đã vượt qua biết bao thiên
tai, địch họa và nay vẫn luôn đoàn kết, kiên cường vượt qua mọi khó khăn, thử
thách để xây dựng nên một xã hội xã hội chủ nghĩa công bằng, dân chủ, văn minh,
giàu mạnh.
Dẫu biết rằng, trong xã hội, lúc
này hay lúc khác, ở nơi này hay nơi kia, vẫn có những hành động, hình ảnh đi
trái với các giá trị nhân văn. Nhưng đó chỉ là những hiện tượng thiểu số, “con
sâu làm rầu nồi canh” mà thôi. Những hành động, hành vi chưa nhân văn, không
nhân văn, không chỉ có trong xã hội Việt Nam, mà bất cứ xã hội nào, kể cả nước
Mỹ cũng tồn tại. Đây là những vấn đề xã hội cần phải lên án, ngăn chặn, giải
quyết. Trân Văn lấy một vài hành động xấu để đánh tráo thật giả, trắng đen, để
quy chụp, phủ nhận cả một nền giáo dục của đất nước là hành vi vô văn hóa cần
phải bác bỏ.
Thứ hai, thông qua những bình luận
lố bịch về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở Việt Nam, Trân Văn đã cố tình bôi nhọ,
xuyên tạc Đảng và Nhà nước. Trân Văn cho rằng, việc “xác định trình độ lý luận
chính trị để lựa chọn, bổ nhiệm cán bộ chủ chốt” dẫn đến tình trạng cán bộ phải
“thuê làm - sử dụng bằng giả”. Đây là luận điệu dựng chuyện, xuyên tạc của Trân
Văn. Một thực tế rõ như ban ngày, cán bộ trong bộ máy công quyền ở bất cứ quốc
gia nào, bên cạnh hệ thống luật pháp còn phải tuân thủ đường lối chính trị của
Đảng cầm quyền ở quốc gia đó. Việt Nam cũng không phải ngoại lệ, nên việc cán bộ
phải học lý luận chính trị để nắm bắt đường lối quan điểm của Đảng là hết sức
bình thường và cần thiết. Việc học lý luận chính trị của cán bộ cũng không liên
quan đến việc gia tăng làm giả bằng cấp của một số cán bộ như Trân Văn suy diễn.
Ngoài ra, bằng nhiều thủ đoạn
khác nhau, Trân Văn đã quy chụp cho một số cán bộ “ăn nói càn rỡ, dối trá”, qua
đó bôi nhọ công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Đảng ta. Nhưng thủ đoạn này của
Trân Văn không những không lừa phỉnh được những người Việt Nam chân chính,
không hạ thấp được uy tín của đội ngũ cán bộ đảng, nhà nước Việt Nam, mà còn chứng
tỏ Trân Văn đích thực là kẻ lường gạt, đặt điều, miễn sao đạt được mục đích chống
phá Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Trân Văn càng lố bịch, đâm bị
thóc chọc bị gạo, xuyên tạc Đảng, Nhà nước Việt Nam, xúc phạm con người Việt
Nam bao nhiêu, càng chứng tỏ y là kẻ vô văn hóa cần lên án và bác bỏ./.
Tác giả: Hoàng Bạch
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét