Tìm kiếm Blog này

Thứ Tư, 15 tháng 11, 2017

Ngày nhà giáo Việt Nam 20-11, một ngày đầy ý nghĩa

Năm 1957, Hội nghị Liên hiệp Quốc tế các Công đoàn giáo dục họp tại Vác-Sa-Va với sự tham gia của 57 quốc gia, trong đó có Công đoàn giáo dục Việt Nam tham dự. Hội nghị đã quyết định lấy ngày 20/11 hàng năm làm ngày “Quốc tế Hiến chương các nhà giáo”. Ngày 20/11/1958, ngày Quốc tế Hiến chương các Nhà giáo lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam và cũng từ đó đến năm 1982, ngày 20/11 được gọi là “Ngày Hiến chương các Nhà giáo” ở nước ta.

Ngày 28/9/1982, theo đề nghị của ngành giáo dục, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ra quyết định số 167/HĐBT về việc lấy ngày 20/11 hàng năm làm “Ngày Nhà giáo Việt Nam”; từ đây, ngày 20/11 đã thực sự trở thành ngày hội lớn của các Nhà giáo, của nhân dân cả nước ta; đồng thời, nó cũng đã thực sự là ngày hội của cả dân tộc Việt Nam tôn vinh các Nhà giáo - những người kỹ sư tâm hồn không quản gian lao vất vả thực hiện sự nghiệp trồng người cho đất nước Việt Nam kính yêu.

Khi nhắc đến ngày nhà giáo việt nam là nhắc đến một ngày trọng đại và ý nghĩa. Là ngày để lớp lớp thế hệ học sinh hướng về các thầy, cô- những người lái đò âm thầm, lặng lẽ, những người ươm mầm xanh cho đất nước. Đôn-ki-xtôi đã có câu nói nổi tiếng là “Dưới ánh hào quang của ánh sáng mặt trời, không có nghề nào cao quý bằng nghề dạy học”.

Bác Hồ đã khẳng định: “Không có thầy, cô giáo thì không có giáo dục, nhiệm vụ của thầy, cô giáo là rất quan trọng và rất vẻ vang”, và cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng đã nói: “Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo. Các thầy cô giáo không những dạy chữ mà còn dạy người, họ cứ như cây thông trên sườn núi, cây quế giữa rừng sâu thầm lặng toả hương dâng hiến trí tuệ, sức lực cho đời.” Quả thật vậy, nghề dạy học là một nghề vô cùng cao quý, đào tạo nên nguồn nhân lực quyết định tới sự phát triển của đất nước.

Không gì có thể sánh bằng công lao to lớn của những người thầy giáo, cô giáo trong sự nghiệp trồng người. Bao nhiêu lứa học sinh đi qua,mái tóc thầy càng trở nên bạc trắng theo năm tháng, nhưng sự tâm huyết muốn đem đến tri thức và những bài học quý giá cho các học trò của mình thì mãi sẽ không thay đổi trong mỗingười thầy.

Thế hệ này nối tiếp thế hệ kia, thầy, cô như những người lái đò cần mẫn chở những người học trò sang sông, gieo mầm tri thức, nâng cánh ước mơ giúp học trò đến đượcnhững bến bờ mới lạ, để sau này, mỗi học sinh sẽ trở thành những công dân có ích cho xã hội. Về vị trí của người thầy trong xã hội, trải qua nhiều thời kỳ của đất nước, nghề dạy học luôn được xã hội và nhân dân ta kính trọng. Ngày nay, Đảng và Nhà nước ta xác địnhgiáo dục là quốc sách hàng đầu nên vị trí của người thầy càng được tôn vinh.

Từ lâu, nhân dân đã truyền tụng câu nói: “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” hay:“Muốn sang thì bắc cầu Kiều, Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”.Và tục ngữ cũng đã dạy: Không thầy đố mày làm nên… đủ thấy được lòng trân trọng, kính yêu của nhân dân ta dành cho nhà giáo- những kỹ sư tâm hồn của mọi thời đại như thế nào.

Chính vì ở một đất nước có truyền thống tôn sư trọng đạo như vậy, Ngày Nhà giáo ViệtNam 20 - 11 có một vị trí thật đặc biệt. Gọi là Ngày Nhà giáo, nhưng nó không đơn thuần chỉ là ngày lễ hội của một ngành nghề, của riêng các thầy, cô giáo mà đã trở thành một ngày hội của toàn dân, ngày lễ tôn vinh sự học, tôn vinh những người dạy chữ.

Những năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy quân sự Trung ương, mà trực tiếp, thường xuyên, là Đảng uỷ, Ban giám đốc Học viên chính trị, đội ngũ giảng viên luôn tích cực tự giác học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ chuyên môn và phẩm chất nghề nghiệp, luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt và xuất sắc các nhiệm vụ được giao.

Bên cạnh đó, các thế hệ cán bộ giảng viên của Học viện đã giảng dạy, đào tạo ra hàng vạn cán bộ các cấp cho quân đội, đã và đang nắm những trọng trách quan trọng của đảng, Quân đội, đến nay đã có nhiều đồng chí được phong hàm cáp tướng. Đồng thời đào tạo các lớp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh cho các đối tượng theo qui định của Đảng, Nhà nước. Mặt khác các thế hệ giảng viên của Học viện đã đào tạo hàng nghìn cán bộ cho quân đội các nước Lào, Cam Phu Chia.

Không những thế, các thế hệ giảng viên Học viên luôn tích cực trong nghiên cứu khoa học, tham gia hướng dẫn nhiều luận văn, luận án khoa học các cấp, có nhiều đồng chí chủ biên các đề tài khoa học cấp Học viên, cấp toàn quân, đạt chất lượng tốt; biên soạn nhiều giáo trình phục vụ cho công tác giảng dạy của học viện,…Với những thành tích đã đạt được trong quá trình giảng dạy và công tác, nhiều đồng chí giáo viên được Đảng, Nhà nước, Bộ Quốc phòng, Học viện tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý.

Nhìn lại những đóng góp to lớn của bao thế hệ giảng viên của Học viện trong những năm qua, chúng ta càng tự hào về các thầy, các cô- nhưng người ngày đêm không mệt mỏi cống hiến cho sự nghiệp trồng người của toàn dân tộc nói chung và Quân đội ta nói riêng, tô thắm phẩm chất tốt đẹp của các Nhà giáo được mọi người, được cả xã hội tôn vinh.


Chào mừng ngày 20/11, ngày Nhà giáo Việt Nam, đây là dịp để mỗi chúng ta bày tỏ lòng kính trọng và tôn vinh một nghề cao quý, nghề dạy học. Với những đóng góp của các thế hệ giảng viên của Học viện trong những năm qua đã tô thắm thêm truyền thống hơn 60 năm xây dựng và phát triển của Học viện chính trị. Chúng ta xin chúc cho đội ngũ giảng viên của Học viện, có nhiều đóng góp hơn nữa cho sự nghiệp trồng người của dân tộc, của Quân đội.  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NVI42 - CÁC THỦ ĐOẠN NÓI XẤU, XUYÊN TẠC VỀ TỶ LỆ NỮ GIỚI TRONG CÁC CƠ QUAN LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC HIỆN NAY

  Ngày 01/11/2024, trên trang blog Đài Á Châu Tự Do (RFA) tán phát bài “Chính trường Việt Nam ít chỗ cho phụ nữ”, nội dung nói xấu, xuyên tạ...