Tìm kiếm Blog này

Thứ Tư, 15 tháng 11, 2017

Cảm xúc ngày nhà giáo Việt Nam

Năm nào cũng vậy, khi chúng ta đón nhận cái se se lạnh của những cơn gió rét ùa về, cũng là khi tất cả chúng ta, những người đã từng là học trò được đón nhận một cái tết đặc biệt, đó là tết thầy, cô - ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11. Đó là một ngày lễ tết đặc biệt của chúng ta, là truyền thống Tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam đã có từ bao đời nay, là ngày toàn thể dân tộc tôn vinh những người Thầy, ca ngợi những con người làm sự nghiệp “Trồng Người”!

Sinh thời, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Nghề giáo là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý”. Thật vậy, dù ở đâu, dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, hình ảnh người thầy luôn là biểu tượng cho những gì cao đẹp nhất, đáng tôn vinh nhất; công ơn dạy dỗ của thầy cô có thể sánh với công ơn sinh thành của cha mẹ. Cho dù người thầy dạy chúng ta ở bất kỳ bậc học nào từ lớp mẫu giáo đến bậc tiểu học, trung học hay đại học, cao học… dù học nhiều hay ít, 5 năm, 10 năm hay 1 tháng, thậm chí 1 ngày cũng đủ để ta khắc cốt ghi tâm đó là thầy ta! Cha ông xưa đã dạy rằng: “Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy” là vậy! Với những giá trị cao đẹp đó, có biết bao Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú và hàng triệu giáo viên khác đang mang tâm huyết, trí tuệ, lòng yêu nghề và không quản ngại gian khó, thiệt thòi để cống hiến cho sự nghiệp “trồng người”!

 “Tôn sư trọng đạo” không chỉ là truyền thống mà còn là nét đẹp đã được bao thế hệ người Việt Nam gìn giữ, kế thừa và phát triển. Bởi lẽ, người thầy luôn tượng trưng cho những gì chuẩn mực, đạo lý và người thầy còn có sứ mệnh cao quý là truyền đạo lý cho mọi người, nhất là cho các thế hệ học trò của mình, giúp họ trở nên người có học vấn, có nhân cách tốt đẹp, có năng lực giúp ích cho đời, cho dân, cho nước.


Ngày 20/11 hàng năm đã trở thành ngày lễ của dân tộc, ngày lễ Hiến chương các nhà giáo, đây cũng là dịp để học trò bày tỏ niềm kính trọng, biết ơn đến các thầy cô, là dịp để xã hội tôn vinh những người thầy, những người ươm lên những mầm xanh cho đất nước. Điều này hoàn toàn phù hợp với truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, một dân tộc có mấy nghìn năm văn hiến và có truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NVI42 - CÁC THỦ ĐOẠN NÓI XẤU, XUYÊN TẠC VỀ TỶ LỆ NỮ GIỚI TRONG CÁC CƠ QUAN LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC HIỆN NAY

  Ngày 01/11/2024, trên trang blog Đài Á Châu Tự Do (RFA) tán phát bài “Chính trường Việt Nam ít chỗ cho phụ nữ”, nội dung nói xấu, xuyên tạ...