Tìm kiếm Blog này

Thứ Tư, 15 tháng 11, 2017

Tôn vinh người thầy

Năm 1957, Hội nghị Liên hiệp Quốc tế các Công đoàn giáo dục họp tại Vác-Sa-Va với sự tham gia của 57 quốc gia, trong đó có Công đoàn giáo dục Việt Nam tham dự. Hội nghị đã quyết định lấy ngày 20/11 hàng năm làm ngày “Quốc tế Hiến chương các Nhà giáo”. Ngày 20/11/1958, ngày Quốc tế Hiến chương các Nhà giáo lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam và cũng từ đó đến năm 1982, ngày 20/11 được gọi là “Ngày Hiến chương các Nhà giáo” ở nước ta. Từ đó, ngày 20/11 đã trở thành ngày truyền thống cao đẹp của ngành giáo dục nói riêng và của toàn dân ta nói chung.

Ngày 28/9/1982, theo đề nghị của ngành giáo dục, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ra quyết định số 167/HĐBT về việc lấy ngày 20/11 hàng năm làm “Ngày Nhà giáo Việt Nam”; từ đây, ngày 20/11 đã thực sự trở thành ngày hội lớn của các Nhà giáo, của nhân dân cả nước ta; đồng thời, nó cũng đã thực sự là ngày hội của cả dân tộc Việt Nam tôn vinh các Nhà giáo - những người kỹ sư tâm hồn không quản gian lao vất vả thực hiện sự nghiệp trồng người cho đất nước Việt Nam kính yêu.

Dân tộc ta có truyền thống kính thầy, trọng học; truyền thống tốt đẹp ấy được phát huy trong thời kỳ mới, thời kỳ CNH, HĐH của sự nghiệp đổi mới xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc VN XHCN. Giáo dục luôn được Đảng, Nhà nước ta coi là quốc sách hàng đầu. Nghề dạy học và người Thầy được tôn vinh. Nhà giáo luôn là một lực lượng quan trọng, là nòng cốt để thực hiện chiến lược quốc sách ấy. Thế kỷ 21 là thế kỷ của khoa học và công nghệ với những tiến bộ phát triển vượt bậc trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Biết bao những khái niệm chưa hẳn đã gần gũi dễ hiểu với tất cả mọi người: Kinh tế tri thức, xã hội học tập, đi tắt đón đầu, công nghệ phần mềm, ngành công nghiệp không khói v.v và v.v…Điều này hẳn tự nó đã nói lên vai trò của giáo dục, vị thế của người Thầy trong thời kỳ mới quan trọng biết nhường nào. NQTW2 khoá VIII về định hướng chiến lược phát triển giáo dục đào tạo đã khẳng định: “Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục và được xã hội tôn vinh. Giáo viên phải có đủ đức tài…”.


Với sự nghiệp giáo dục đào tạo, với đạo lý “Tôn sư, trọng đạo”, bất kỳ ai, mỗi chúng ta luôn ghi nhớ lời dạy của Bác Hồ, của Lê Nin về sự học và về đạo đức của người Thầy, của nghề sư phạm, của người trò. Một nền giáo dục chất lượng cao chỉ có được bởi một hệ thống giáo dục tốt với những người Thầy có đạo đức, có kiến thức, năng lực sư phạm, luôn là tấm gương mẫu mực với những trò ngoan, có động cơ và quyết tâm học tập rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp. Chúng ta rất cần và cả xã hội mong muốn điều đó. Chào mừng ngày 20/11, ngày Nhà giáo Việt Nam năn nay, đây là dịp để mỗi chúng ta bày tỏ lòng kính trọng và tôn vinh một nghề cao quý, nghề dạy học.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NVI42 - CÁC THỦ ĐOẠN NÓI XẤU, XUYÊN TẠC VỀ TỶ LỆ NỮ GIỚI TRONG CÁC CƠ QUAN LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC HIỆN NAY

  Ngày 01/11/2024, trên trang blog Đài Á Châu Tự Do (RFA) tán phát bài “Chính trường Việt Nam ít chỗ cho phụ nữ”, nội dung nói xấu, xuyên tạ...