Dân tộc ta có truyền thống “tôn sư trọng
đạo”, uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” nét đẹp ấy biết bao lớp
lớp thế hệ kế thừa và phát triển.
Từ
xưa, ca dao đã có câu:
Muốn
sang thì bắc cầu kiều
Muốn
con hay chữ thì yêu lấy thầy
Được
coi trọng như vậy bởi người thầy luôn tượng trưng cho những gì chuẩn mực, đạo
lý và người thầy còn có sứ mệnh cao quý là truyền đạo lý cho mọi người, nhất là
cho các thế hệ học trò của mình, giúp họ trở nên người có học vấn, có nhân cách
tốt đẹp, có năng lực giúp ích cho đời, cho dân, cho nước.
Bác
Hồ đã từng nói: “Người thầy giáo tốt – thầy giáo xứng đáng là thầy giáo – là
người vẻ vang nhất. Dù là tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân
chương, song những người thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh. Đây là một
điều rất vẻ vang”.
Nhà
giáo được vinh danh là “Kỹ sư tâm hồn”, nghề dạy học được vinh danh là “Nghề
cao quý nhất trong các nghề cao quý”. Ngày nay, có biết bao nhà giáo nhân dân,
nhà giáo ưu tú và hàng triệu giáo viên khác – những người đang mang tâm huyết,
trí tuệ, không quản khó khăn, gian khổ, cống hiến cho sự nghiệp “trồng người”.
Những người thầy ấy luôn được coi trọng. Tôn vinh người thầy đã trở thành đạo
lý, thành tình cảm tự nhiên của mỗi người chúng ta.
Mỗi
năm, khi sắp đến ngày 20-11 lòng chúng tôi lại dâng lên những cảm xúc khó tả,
những mong nhớ, nuối tiếc về thời đi học đã qua, những kỷ niệm về thầy cô và
những người bạn học. Ngày 20-11 là ngày ân tình, là ngày tri ân các thầy các
cô, là ngày mà lớp lớp thế hệ học trò giành những tình cảm của mình thể hiện
lòng biết ơn sâu sắc nhất đến với những người cha người mẹ thứ hai trong cuộc
đời mình. Cũng là ngày mà thầy cô giáo đón nhận tình cảm của toàn xã hội, tình
cảm chân thành của học trò. Một ngày thật ý nghĩa, thật sự xúc động, thấy ấm
lòng hơn khi nhìn những ánh mắt trong sáng, những câu nói, nụ cười thân thương,
sự quan tâm lo lắng của học trò tới thầy cô giáo và những cử chỉ ân cần những
lời dạy bảo cặn kẽ, khúc triết để cho học trò trưởng thành hơn.
Ngày
nay, chúng ta đang sống, làm việc trong những điều kiện thuận lợi hơn trước,
song cũng rất nhiều thách thức đang đặt ra cho cả thầy và trò. Chính vì vậy là
người học viên đang đào tạo để trở thành những nhà giáo trong Quân đội hơn lúc
nào hết chúng tôi nhận thấy được sự vất vả và tâm huyết của Người Thầy trong
từng nội dung giảng, trong từng trang giáo án. Vì vậy chúng tôi ý thức được
trách nhiệm của mình phải học, học tập tốt, không ngừng bồi dưỡng tri thức, làm
chủ công nghệ, khắc phục mọi khó khăn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
Mỗi ngày đi qua, trên gương mặt của mỗi thầy cô, hằn sâu bao nhọc
nhằn, bao vất vả của đời thường, nhưng chỉ có ánh mắt vẫn sáng lên một niềm
tin, một tình yêu đối với nghề vô bờ bến. Chúng tôi những giảng viên tương lai
xin hứa sẽ không ngừng học tập rèn
luyện, nghiên cứu khoa học, tiếp tục thắp sáng niềm tin ấy, thắp sáng lý tưởng
cao quý mà các thế hệ thầy cô đã giữ gìn; sẽ tiếp tục kế thừa và phát huy những
thành quả đã đạt được, nỗ lực vượt khó, sáng tạo để hoàn thành tốt nhiệm vụ mà
Đảng, Nhà nước, Quân đội và nhân dân
giao phó, góp sức đào tạo thế hệ cán bộ sỹ quan trẻ có phẩm chất, có năng lực,
có khát vọng để tiếp bước cha anh dựng xây quân đội nhân dân Việt Nam ngày càng
chính quy tinh nhuệ và dựng xây đất nước
Việt Nam ngày càng giàu mạnh hơn nữa.
Chúng
tôi, những giảng viên tương lai, sẽ mãi yêu nghề giáo và trọn đời thủy chung,
son sắt với nghề, để mãi như là:
Mực
đỏ chấm bài là máu chảy từ tim".
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét