Sau
chiến tranh thế giới lần thứ hai, tháng 7/1946 một tổ chức Quốc tế các nhà giáo
tiến bộ được thành lập ở Paris lấy tên là Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo
dục (F.I.S.E - Tesdertion Syndicale des Enseignants). Năm 1949 tại hội nghị
Vac-xa-va (thủ đô Ba Lan) tổ chức FISE xây dựng một bản "Hiến chương
các nhà giáo" gồm 15 chương với nội dung chủ yếu là đấu tranh chống
nền giáo dục tư sản, phong kiến, xây dựng nền giáo dục tiến bộ, bảo vệ những
quyền lợi vật chất và tinh thần chính đáng của nghề dạy học và nhà giáo, đề cao
trách nhiệm và vị trí của nghề dạy học và nhà giáo trong xã hội,…
Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược,
Công đoàn giáo dục Việt Nam đã quan hệ với FISE để tranh thủ các diễn đàn quốc
tế, tố cáo âm mưu tội ác của bọn đế quốc xâm lược đối với nhân dân ta cũng như
đối với giáo viên và học sinh, đồng thời giới thiệu những thành tích của nền
giáo dục cách mạng, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của giáo giới trên toàn thế
giới đối với cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân ta. Công đoàn giáo dục
Việt Nam thành lập ngày 22/7/1951, năm 1953 được kết nạp làm thành viên của
FISE.
Từ
26 đến 30/8/1957, tại thủ đô Vac-xa-va, Hội nghị FISE có 57 nước dự, trong đó
có Công đoàn giáo dục Việt Nam. Tại Hội nghị này, FISE quyết định lấy ngày
20/11/1958 là ngày “Quốc tế hiến chương các nhà giáo”. Sự kiện này, được
tổ chức trên toàn miền Bắc nước ta; những năm sau đó còn được tổ chức tại các
vùng giải phóng ở miền Nam. Hàng năm vào dịp kỷ niệm 20/11, cơ quan tiểu ban
giáo dục thường xuất bản, phát hành một số tập san đặc biệt để cổ vũ tinh thần
đấu tranh của giáo giới ở vùng tạm chiến, động viên tinh thần chịu đựng gian
khổ của anh chị em giáo viên trong kháng chiến. Sau ngày đất nước được thống
nhất, giáo giới Việt nam đoàn kết nhất trí xây dựng nền giáo dục theo đường lối
cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Giáo
giới Việt Nam đã hoàn thành sứ mạng lịch sử đối với Bản hiến chương Nhà giáo
của tổ chức FISE và ngày 20/11 đã trở thành truyền thống của giáo giới Việt Nam
và của nhân dân Việt Nam.
Ngày 28/9/1982 theo đề nghị
của của ngành giáo dục Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Quyết định số 167-HĐBT,
lấy ngày 20/11 hàng năm là ngày nhà giáo Việt Nam. Hướng
tới kỷ niệm 35 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2017), nhằm tuyên
truyền, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, của toàn xã hội đối với vai
trò của đội ngũ nhà giáo đồng thời tôn vinh, tri ân đối với các thế hệ nhà giáo
cả nước đã góp phần xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Kể từ năm 1982,
ngày 20/11 – Ngày Quốc tế hiến chương nhà giáo cũng chính là ngày Nhà giáo Việt Nam.
Kính trọng thầy cô giáo là nét đẹp truyền thống của dân
tộc Việt Nam, được hình thành từ ngàn xưa đến nay. Có thể nói, cha mẹ sinh ra
và nuôi dưỡng ta khôn lớn, nhưng người khai tâm, khai trí, truyền thụ kiến
thức, giúp ta nên người là phần lớn là công lao của thầy cô giáo. Công ơn của
thầy cô lớn lao không kém công ơn sinh thành của cha mẹ, vì thế các bậc cao
niên thường nhắc nhở con cháu: “Không thầy đố mày làm nên”, “Nhất tự
vi sư, bán tự vi sư”…., dạy ta phải biết kính trọng thầy giáo của mình, như
vậy xã hội mới không chê cười.
Mồng một thì ở nhà cha
Mồng hai nhà mẹ, mồng ba nhà thầy.
Thầy
giáo luôn sống thanh bạch, mẫu mực, suốt đời làm việc nhân đức. Đã chọn nghề
dạy học không ai lấy đó làm giàu, chỉ một lòng với việc khai trí, khai tâm, rèn
đức cho lớp trẻ nên người… vì thế đã được lớp lớp học trò tôn kính suốt đời và
được xã hội tôn vinh. “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm
năm thì phải trồng người”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét