Lịch sử giai đoạn cách mạng giải phóng dân tộc
đã lùi xa, nhiều nhân chứng tại những sự kiện lịch sử quan trọng cũng đã về với
các bậc tiền nhân, còn những người sống trong thời hiện đại lại chỉ được biết
lịch sử qua sách vở và các phương tiện thông tin đại chúng. Lợi dụng điều này,
các thế lực thù địch, phản động thường cắt xén, đánh tráo khái niệm, bôi nhọ
lịch sử, từ đó, gieo rắc hoài nghi và làm nhân dân mất niềm tin vào lịch sử,
vào sự lãnh đạo của Đảng. Từ thực tiễn, có thể thấy, công tác nghiên cứu, biên
soạn, tuyên truyền lịch sử Đảng càng có vị trí rất quan trọng trong bảo vệ nền
tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.
Trong 5 năm qua, nhiều công trình lịch sử đảng
bộ các địa phương, từ cấp xã, phường đến quận, huyện và công trình lịch sử Đảng
bộ thành phố đã được ra mắt trong sự chào đón hân hoan, phấn khởi của Nhân dân.
Các cuốn lịch sử đảng bộ nhìn chung vừa có sự kế thừa, vừa có sự chỉnh lý, bổ
sung, phát triển cả về nội dung, hình thức. Có sự phân kỳ lịch sử phù hợp với
từng giai đoạn phát triển của địa phương gắn với quận, thành phố; phần phụ lục,
hình ảnh được minh họa phong phú.
Nội dung thể hiện tính đảng, tính khách quan, trung
thực; khái quát được những sự kiện, hoạt động và kết quả thực hiện nhiệm vụ
tiêu biểu của địa phương. Qua đó, đánh giá cụ thể, xác định, rút ra được những
bài học lịch sử quan trọng.
Các công trình lịch sử được biên soạn, xuất
bản đảm bảo tính Đảng, tính khoa học, nội dung phản ánh chân thực, khách quan
lịch sử Đảng bộ địa phương, đơn vị. Có thể thấy rằng, việc ra mắt, công bố các
cuốn sách về lịch sử đảng bộ tại các địa phương từ xã, phường, tới quận, huyện,
thành phố là việc làm có ý nghĩa thiết thực, góp phần giáo dục truyền thống
cách mạng, bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước cho cán bộ, đảng viên và Nhân
dân.
Trước khi xuất bản, các cuốn sách đều được tổ
chức lấy ý kiến tham gia, góp ý nhiều lần thông qua các cuộc tọa đàm, hội thảo
và được thẩm định theo đúng quy định của thành phố và địa phương nên đảm bảo
chất lượng và có giá trị thực tiễn.
Không chỉ đạt được thành tựu trong nghiên cứu,
biên soạn, công tác giáo dục tuyên truyền lịch sử Đảng và truyền thống cách
mạng, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ đã được các cấp ủy đảng, chính quyền địa
phương, đơn vị, có sự đồng hành, tham gia của các tổ chức chính trị xã hội, chỉ
đạo, triển khai thực hiện một cách hệ thống, bài bản với nhiều cách làm hay, mô
hình sáng tạo, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong xã hội. Công tác giáo dục lịch sử
Đảng, lịch sử cách mạng địa phương đã được đẩy mạnh thực hiện lồng ghép trong
các chương trình bồi dưỡng lý luận chính trị và giáo dục quốc dân.
Đặc biệt, việc giáo dục lịch sử, truyền thống
cách mạng cho đoàn viên, thanh thiếu nhi nhân các ngày kỷ niệm của Đoàn và đất
nước cũng được tổ chức với nhiều hoạt động thiết thực khơi dậy niềm tự hào dân
tộc, tình yêu quê hương đất nước.
Những chuyên đề sinh hoạt hàng tháng, những
buổi tham quan, trải nghiệm,… đều góp phần vào việc xây dựng một tư tưởng, bản
lĩnh chính trị vững vàng cho thế hệ trẻ hiện nay.
Từ thực tiễn, có thể thấy rằng, việc nghiên
cứu, biên soạn, giáo dục, tuyên truyền lịch sử nói chung, lịch sử Đảng nói
riêng có vai trò, vị trí quan trọng trong xây dựng Đảng, đặc biệt là việc bảo
vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới. Đảng ta đã ban hành nhiều
Chỉ thị nhằm tăng cường, nâng cao chất lượng công tác lịch sử Đảng.
Thực hiện Chỉ thị số 20 ngày 18/01/2018 của
Ban Bí thư về “Tiếp tục tăng cường, nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn,
tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng” và Chỉ thị số 17-CT/TU, ngày 13/11/2018
của Ban Thường vụ Thành ủy về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy
đảng trong việc nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo
dục lịch sử Đảng và giáo dục truyền thống cách mạng, thời gian qua, các cấp uỷ
đảng trên địa bàn thành phố đã tích cực nghiên cứu, biên soạn, giáo dục, tuyên
truyền lịch sử đảng bộ các địa phương. Trong bối cảnh hiện nay, khi truyền
thông số và mạng xã hội ngày càng phát triển và chiếm phần lớn thời gian sử
dụng của con người, việc giáo dục, tuyên truyền lịch sử Đảng cũng đứng trước
những khó khăn, thách thức bởi những âm mưu xuyên tạc, bôi nhọ lịch sử Đảng của
các thế lực thù địch.
Học tập, nghiên cứu lịch sử và truyền thống
của Đảng để tự hào về Đảng và góp phần giữ vững, kế thừa, phát huy những truyền
thống đó, làm cho Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh
đạo và sức chiến đấu của Đảng ngang tầm thời đại mới. Chính bởi lẽ đó, việc
giáo dục, tuyên truyền lịch sử Đảng nói riêng, lịch sử địa phương nói chung cần
được triển khai mạnh mẽ một cách hệ thống, bài bản với nhiều cách làm hay, mô
hình sáng tạo, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong xã hội. Không chỉ là những cán bộ
chuyên trách, mà nhiệm vụ và trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên là cùng góp
phần để lịch sử Đảng thực sự trở thành "Pho lịch sử bằng vàng" như
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy và "thấm sâu vào tâm trí cán bộ, đảng viên,
nhất là thế hệ trẻ" như tinh thần của Chỉ thị 20 ngày 18/1/2018 của Ban Bí
thư về tiếp tục tăng cường, nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn, tuyên
truyền, giáo dục lịch sử.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét