Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định số 132 về kiểm soát quyền
lực, phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét
xử, thi hành án với 27 nhóm hành vi tham nhũng, tiêu cực cụ thể.
Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trương Thị
Mai vừa ký ban hành Quy định số 132 về kiểm soát quyền lực, phòng chống tham
nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án (Quy
định 132).
Xử lý nghiêm minh, nghiêm cấm xử lý
nội bộ
Tại Quy định 132, Bộ Chính trị
quy định rõ 27 hành vi lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn, lạm quyền, tham
nhũng, tiêu cực trong hoạt động tố tụng, thi hành án. Ngoài ra, Quy định 132
của Bộ Chính trị còn có các hành vi lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn, lạm
quyền, tham nhũng, tiêu cực khác trong hoạt động tố tụng, thi hành án và các
hoạt động khác có liên quan theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
"Tổ chức, cá nhân có hành
vi vi phạm, lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn, lạm quyền, tham nhũng, tiêu
cực trong hoạt động tố tụng, thi hành án và các hoạt động khác có liên quan
phải bị xử lý nghiêm minh", Quy định nêu rõ.
Đáng chú ý, theo quy định của
Bộ Chính trị, trường hợp đã xử lý kỷ luật, nhưng xét thấy cần thiết, cấp có
thẩm quyền phải kiên quyết điều chuyển người vi phạm khỏi vị trí công tác đang
đảm nhiệm, thay thế, cho thôi giữ chức, miễn nhiệm, từ chức, không bố trí công tác
liên quan đến hoạt động tố tụng, thi hành án và các hoạt động khác có liên
quan.
Thu hồi, không bổ nhiệm lại
các chức danh tư pháp, bổ trợ tư pháp và các chức danh, chức vụ trong các cơ
quan, tổ chức có hoạt động khác có liên quan đến hoạt động tố tụng, thi hành
án.
Trường hợp vi phạm đến mức
phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì phải chuyển hồ sơ sang cơ quan chức năng
để xử lý theo quy định của pháp luật, nghiêm cấm giữ lại để xử lý nội bộ.
Quy định
của Bộ Chính trị quy định rõ việc xử lý trách nhiệm khi để xảy ra hành vi vi
phạm, lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn, lạm quyền, tham nhũng, tiêu cực.
Trong đó, lãnh đạo cấp ủy, tổ
chức đảng, cơ quan, tổ chức, đơn vị bị xem xét tăng trách nhiệm trong trường
hợp phát hiện hành vi vi phạm, lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn, lạm
quyền, tham nhũng, tiêu cực mà không áp dụng các biện pháp cần thiết theo thẩm
quyền để kịp thời ngăn chặn, xử lý, khắc phục hậu quả của hành vi vi phạm hoặc
không kịp thời báo cáo theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Ngược lại, sẽ được xem xét
loại trừ trách nhiệm trong trường hợp không thể biết hoặc đã áp dụng các biện
pháp cần thiết theo thẩm quyền để phòng ngừa, ngăn chặn hành vi vi phạm, lợi
dụng, lạm quyền, tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động tố tụng, thi hành án và
các hoạt động khác có liên quan.
3
trường hợp được xem xét miễn, giảm trách nhiệm
Lãnh đạo cấp ủy, tổ chức đảng,
cơ quan, tổ chức, đơn vị sẽ được xem xét miễn, giảm trách nhiệm trong trường
hợp chủ động phát hiện và đã áp dụng các biện pháp cần thiết theo thẩm quyền để
ngăn chặn, xử lý, khắc phục hậu quả hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý, khắc
phục hậu quả của hành vi vi phạm, lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn, lạm
quyền, tham nhũng, tiêu cực.
Trong trường hợp có căn cứ chứng
minh bản thân không đồng ý với nghị quyết, quyết định, kết luận, mệnh lệnh trái
quy định của tập thể, hoặc của người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, tổ
chức, đơn vị, lãnh đạo cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, tổ chức, đơn vị sẽ được
xem xét miễn, giảm trách nhiệm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét