Để thực hiện chiến lược “diễn biến hoà bình”, các thế
lực thù địch thường xuyên phát tán lên các trang mạng xã hội những thông tin
sai lệch, xuyên tạc quyền tự do tôn giáo ở Việt Nam. Điển hình, trên trang “Vietquoc”,
bút danh Việt Nam Quốc dân Đảng có bài viết: “Việt Nam áp dụng mô hình đàn áp
tôn giáo theo kiểu Trung Cộng”, cho rằng Việt Nam đang đàn áp tự do tôn giáo.
Song thực tế, tình hình tôn giáo ở Việt Nam đã bác bỏ luận điệu sai trái này.
Thứ nhất, Đảng, Nhà nước Việt Nam khẳng định, tín
ngưỡng, tôn giáo là một nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân đã, đang và
sẽ đồng hành cùng dân tộc. Đồng bào các tôn giáo là một bộ phận của khối đại
đoàn kết toàn dân tộc. Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và đảm bảo
quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào của nhân dân.
Kiên quyết đấu tranh và xử lý nghiêm đối với mọi hành động vi phạm tự do tín
ngưỡng, tôn giáo và lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo làm tổn hại đến lợi ích của Tổ
quốc và nhân dân. Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 của Việt Nam, khẳng định:
Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào; mỗi
người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín
ngưỡng, tôn giáo;…. Đồng thời, quy định nghiêm cấm phân biệt đối xử, kỳ thị vì
lý do tín ngưỡng, tôn giáo; ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo
hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo; xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo;…; lợi dụng
hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo để trục lợi.
Thứ hai, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn tạo điều kiện
hỗ trợ giúp đỡ các tôn giáo hoạt động và phát triển trong khuôn khổ pháp luật.
Trong lịch sử dân tộc, chưa bao giờ các tôn giáo có điều kiện phát triển như
hiện nay, chức sắc và tín đồ các tôn giáo đều được tự do sinh hoạt, tự do thực
hành các lễ nghi tôn giáo, biểu hiện đức tin, được tạo điều kiện cho mở mang cơ
sở vật chất, tu sửa nơi thờ tự, được mở các trường đào tạo những người hoạt
động tôn giáo chuyên nghiệp, đáp ứng nhu cầu phát triển của giáo hội phù hợp
với trình độ phát triển của xã hội; được Nhà nước tạo điều kiện cho mở rộng,
phát triển các quan hệ giao lưu quốc tế, v.v. Ở Việt Nam, không có chuyện kỳ
thị, phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo hay vi phạm quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo.
Thứ ba, báo cáo tình hình thực hiện chính sách, pháp
luật về tín ngưỡng, tôn giáo giai đoạn 2012 - 2022 của Ban Tôn giáo Chính phủ
Việt Nam khẳng định: cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cấp hàng chục nghìn m2
đất để xây dựng cơ sở thờ tự tôn giáo, như: Thành phố Hồ Chí Minh cấp 7.500 m2,
Đắk Lắk cấp 11.000 m2; Đà Nẵng cấp 9.000 m2. Tính đến hết năm 2022 chính quyền
đã công nhận 43 tổ chức, thuộc 16 tôn giáo khác nhau, với trên 26,7 triệu tín
đồ, trên 55 nghìn chức sắc, khoảng 135 nghìn chức việc. Riêng trên địa bàn Tây
Nguyên, năm 1975 chỉ có 50.000 người/200 thôn, làng theo đạo Tin lành, đến nay,
đã là hơn 500.000 người/18.000 thôn, làng. Bên cạnh đó, việc học tập, đào tạo
của các tôn giáo cũng được phát triển nhanh. Từ chỗ chỉ có 22 trường cao đẳng,
trung cấp Phật học (năm 1993), đến nay, cả nước đã có 4 học viện Phật giáo và
49 trường cao đẳng, trung cấp, sơ cấp Phật học; Giáo hội Công giáo có 6 Đại
Chủng viện với hàng nghìn chủng sinh,… không những thế, Nhà nước còn tạo điều
kiện cho hàng trăm tu sĩ đi học tập, hội thảo nâng cao trình độ ở nước ngoài và
nhiều người đã trở thành tiến sĩ Phật học. Việc in ấn, xuất bản kinh sách được
Nhà nước quan tâm, hầu hết các tổ chức tôn giáo đều có báo, tạp chí, bản tin,
đáp ứng yêu cầu hoạt động của các tôn giáo. Chỉ tính riêng Nhà xuất bản Tôn
giáo, mỗi năm đã cấp phép xuất bản hơn 1.000 ấn phẩm liên quan đến tôn giáo.
Hằng năm, có khoảng trên 8.000 nghìn lễ hội về tín ngưỡng, tôn giáo với hàng
vạn tín đồ tham gia lễ hội tín ngưỡng, tôn giáo được tổ chức ở các quy mô khác
nhau trên phạm vi cả nước; trong đó, các sự kiện trọng đại của các tôn giáo đều
được chính quyền các cấp tạo điều kiện tổ chức, hỗ trợ đảm bảo an toàn giao
thông, an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ,... để nhân dân được tự do hành lễ,
thoả mãn nhu cầu đời sống tâm linh và được lãnh đạo Đảng, Nhà nước, địa phương
quan tâm, động viên, chúc mừng. Chẳng hạn như Đại lễ Vesak của Phật giáo thế
giới đã được tổ chức 3 lần ở Việt Nam với 1000 đại biểu quốc tế đến từ 120 quốc
gia. Đối với công giáo, Hội nghị toàn thể lần thứ X Liên hội đồng Giám mục Á
Châu đã được tổ chức tại Việt Nam. Ngoài ra, quan hệ đối ngoại của các tôn giáo
cũng được Nhà nước tạo điều kiện và ngày càng mở rộng, nhất là quan hệ với các
tổ chức tôn giáo ở khu vực Đông Nam Á, Tây Âu và Tòa thánh Va-ti-căng, góp phần
hiện thực hoá chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nước về tự do tín ngưỡng, tôn giáo ngày càng tốt hơn.
Ngày 11/10/2022, với 145 phiếu ủng hộ, Việt Nam là một
trong 14 thành viên trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Đây là lần
thứ hai Việt Nam trúng cử Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Điều này, khẳng
định uy tín và vị thế của Việt Nam trong thực hiện quyền tự do tôn giáo được
cộng đồng quốc tế ghi nhận. Đây cũng là minh chứng mà kẻ chống phá lấy bút danh
Việt Nam Quốc dân Đảng và các thế lực thù địch không thể phủ nhận, xuyên tạc
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét