Việt Tân vừa tung ra cái tus: “Võ Văn Thưởng thoát danh sách 44
lãnh đạo “bị lấy phiếu tín nhiệm”. Phe củi, phe lò nó phải khác nhau chứ!”.
Đọc nó, nhiều phẫn nộ: Cái tus tuy ngắn cỡn nhưng lại phơi bày
cái “n.gu lâu, ng.u dài” của Việt Tân. Và họ giải thích: N.gu lâu, ng.u dài là
bởi lòng dạ Việt Tân tăm tối, hè.n hạ. Kèm đó, là động cơ của những kẻ luôn
chống phá, xuyên tạc bất kỳ điều gì tích cực, cần thiết mà nhà nước Việt Nam
thực hiện. Hay nói cách khác, Việt Tân là kẻ cố tình chối bỏ, quay lưng lại với
sự thật.
Chẳng cần ngẫm lâu, cũng thấy quả có thế thật. Cái thật thể hiện
ở những điểm sau:
Thứ nhất, việc lấy phiếu tín nhiệm tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội
khóa 15 là thực hiện theo Nghị quyết số 96/2023/QH15 (Nghị quyết 96) về việc
lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội,
Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn. Nghị quyết 96 này đã quy định rõ đối
tượng, nguyên tắc, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân… trong việc lấy
phiếu tín nhiệm.
Về mục đích yêu cầu, Nghị quyết đã nêu rõ rằng: “Việc lấy phiếu
tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám
sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động
của bộ máy nhà nước; góp phần đánh giá uy tín và kết quả thực hiện nhiệm vụ,
quyền hạn được giao của người được lấy phiếu tín nhiệm…”
Vì ý nghĩa và tầm quan trọng đó, lấy phiếu tín nhiệm trong kỳ
họp này được Quốc hội Việt Nam chuẩn bị chu đáo, trong đó, có việc xác định
danh sách những người được lấy phiếu tín nhiệm.
Những người nằm trong danh sách nhận thức rõ trách nhiệm của
mình nên chẳng ai coi đó là bị. Ngược lại, họ coi đây là cái được, dù có thể có
hồi hộp trước một thách thức.
Suy cho cùng, có hồi hộp thì cũng là chuyện thường. Một khóa
quốc hội trước, có ông “thượng thư” từng suýt “rớt” trong lần lấy phiếu tín
nhiệm đầu. Vậy mà nhờ nỗ lực, trong lần lấy phiếu tín nhiệm sau, chính ông này
đã “đỗ” cao một cách vẻ vang đó sao! Điều đó thể hiện rằng sự nhìn nhận, đánh
giá của Quốc hội là công bằng, khách quan, chứ không cảm tính hay khư khư định
kiến.
Thế nên, báo chí Việt Nam đưa tin lần lấy phiếu tín nhiệm này
cũng thế, đều dùng từ “được” để tránh đi sự hiểu nhầm. Tỷ như những cái tít của
các cơ quan truyền thông lớn: “Danh sách 44 người được Quốc hội lấy phiếu tín
nhiệm tại kỳ họp thứ 6 quốc hội khóa 15” (Cổng thông tin Quốc hội); “Danh sách
nhân sự được lấy phiếu tín nhiệm tại kỳ họp thứ 6 quốc hội khóa 15” (Công thông
tin điện tử Chính phủ); “Danh sách 44 người được Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm
năm 2023” (Báo Thanh niên); “Quốc hội thông qua danh sách 44 người được lấy
phiếu tín nhiệm” (VnExpress)…
Thực tế đó bác bỏ luận điệu và vạch trần thủ đoạn ranh ma, cách
diễn ngôn thâm hiểm về cái gọi là “danh sách 44 lãnh đạo Việt Nam “bị lấy phiếu
tín nhiệm” (?) của Việt Tân, nhằm bóp méo một hoạt động thiết thực của Quốc hội
Việt Nam.
Thứ hai, liên quan việc Quốc hội kỳ này không lấy phiếu tín
nhiệm đối với Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng. Chẳng hề có cái gọi là “Võ Văn
Thưởng thoát danh sách…”. Ai cũng thừa hiểu, đó chỉ là cớ tự Việt Tân dựng bịa.
Họ dựng bịa để làm gì? Để hô hoán, kích động dư luận. Để gieo rắc hoài nghi về
cái gọi là phe nhóm “lò”, “củi” trong nội bộ nhà nước Việt Nam – điều mà họ
chưa từng che giấu.
Trong thực tế, theo quy định tại Điều 2 (Khoản 1. Đối tượng lấy
phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm) Nghị quyết 96, ông Võ Văn Thưởng thuộc đối
tượng lấy phiếu tín nhiệm. Tuy nhiên, cũng tại Điều 2 (Khoản 5) quy định:
“Không lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ quy định tại khoản 1 và
khoản 2 Điều này đã có thông báo nghỉ công tác chờ nghỉ hưu hoặc được bầu, bổ
nhiệm trong năm lấy phiếu tín nhiệm.”
Như vậy, việc ông Võ Văn Thưởng – người được Quốc hội bầu giữ
chức vụ Chủ tịch nước tại Kỳ họp bất thường lần thứ 4, Quốc hội khóa XV diễn ra
ngày 2/3/2023 – không thể nằm trong danh sách lấy phiếu tín nhiệm tại kỳ họp
này là không thể khác.
Làm khác đồng nghĩa với “phạm luật”.
Cùng ông Võ Văn Thưởng, còn có 4 nhân sự khác là các ông Phó Thủ
tướng Trần Hồng Hà, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi
trường Đặng Quốc Khánh và Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Lê Quang Mạnh.
Những ông này cũng không thể đưa vào danh sách lấy phiếu tín nhiệm do được bầu,
phê chuẩn bổ nhiệm trong năm 2023.
Đằng sau câu chuyện này chẳng có gì khuất tất. Ai cũng hiểu, cái
chính, ông Võ Văn Thưởng và 4 nhân sự trên chỉ mới đảm nhận nhiệm vụ trong thời
gian ngắn. Ngắn thì liệu đủ dữ liệu để mà đánh giá? Ngắn mà đã h.ấp tấp lấy
phiếu tín nhiệm – điều đó liệu có cần thiết và kết quả liệu có khách quan?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét