Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa:
Kế thừa, tiếp thu, chọn lọc những quan
điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, vận dụng vào điều kiện
thực tiễn cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh đã đưa ra tư tưởng về xây dựng Nhà
nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân. Trong suốt
quá trình tổ chức, xây dựng Nhà nước, Hồ Chí Minh luôn coi trọng hai
vấn đề cơ bản: một là. xây dựng một chính quyền mạnh mẽ và
sáng suốt của nhân dân; hai là, bộ máy nhà nước phải được tổ
chức hợp pháp và hoạt động trên cơ sở hiến pháp.
Theo Hồ Chí Minh, Nhà nước pháp quyền của dân là
nhà nước do nhân dân làm chủ, nhân dân được hưởng mọi quyền dân chủ, nghĩa là
có quyền làm bất cứ việc gì mà pháp luật không cấm và có nghĩa vụ tuân theo
pháp luật. Nhà nước của dân phải bằng mọi nỗ lực để xây dựng các thiết chế dân
chủ để thực thi quyền làm chủ của nhân dân. Nhà nước pháp quyền do dân,
tức là nhà nước đó phải do dân lựa chọn, bầu ra những đại biểu của mình; nhà
nước đó do dân ủng hộ, giúp đỡ, đóng thuế để nhà nước hoạt động; nhà nước do
nhân dân phê bình và xây dựng, giúp đỡ. Mọi cơ quan nhà nước phải dựa vào nhân
dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự kiểm soát của
nhân dân, không có một ngoại lệ. Hồ Chí Minh khẳng định: “nước ta là
nước dân chủ. Bao nhiều lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân...
Chính quyền từ xã đến Chính phủ trung ương do dân cử ra... Nói tóm lại, quyền
hành và lực lượng đều ở nơi dân”. Và chỉ có một nhà nước thực sự của
dân, do dân tổ chức, xây dựng và kiểm soát trên thực tế mới có thể là nhà
nước vì dân - phục vụ lợi ích và nguyện vọng của nhân
dân, không có đặc quyền, đặc lợi, thực sự trong sạch, cần, kiệm, liêm, chính.
Cũng theo Hồ Chí Minh, Nhà nước pháp quyền là nhà nước mà ở
đó pháp luật được đề cao. Nói cách khác, Nhà nước pháp quyền là nhà nước có
hiệu lực pháp lý mạnh mẽ - trước hết phải là nhà nước hợp hiến; tiếp đó là nhà
nước quản lý đất nước bằng pháp luật và phải làm cho pháp luật có hiệu lực trên
thực tế. Trong một nhà nước dân chủ, dân chủ và pháp luật phải luôn đi đôi với
nhau, nương tựa vào nhau mới bảo đảm cho chính quyền trở nên mạnh mẽ. Không thể
có dân chủ ngoài pháp luật. Mọi quyền dân chủ của người dân nhất thiết phải
được thể chế hóa bằng hiến pháp và pháp luật, ngược lại hệ thống pháp luật phải
bảo đảm cho quyền tự do, dân chủ của người dân được tôn trọng trong thực tế. Do
đó, để tiến tới một Nhà nước pháp quyền có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ, theo Hồ Chí
Minh, vấn đề căn bản cốt lõi là phải nhanh chóng đào tạo, bồi dưỡng hình thành
đội ngũ cán bộ, viên chức có trình độ văn hóa, am hiểu pháp luật, thành thạo
nghiệp vụ, có đạo đức cách mạng trong sáng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô
tư.
Quan điểm của đảng về nhà nước pháp
quyền qua các kỳ đại hội:
Nắm vững và xử lý tốt các
mối quan hệ lớn giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và Nhân dân làm chủ; giữa
Nhà nước, thị trường và xã hội; giữa thực hành dân chủ xã hội chủ nghĩa và tăng
cường pháp chế, bảo đảm kỷ cương xã hội.
Xây dựng nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa là sự nghiệp lâu dài, vấn đề này đã từng được đề cập qua
nhiều kỳ đại hội Đảng, gần đây nhất, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII
của Đảng tiếp tục làm rõ nội hàm “Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa”. Xây
dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là vấn đề lớn, phức tạp, lâu
dài.
Quan điểm nhất quán của Đảng về xây
dựng nhà nước pháp quyền là "kiên định, vận dụng và phát triển sáng tạo
chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc
và chủ nghĩa xã hội; kiên định đường lối đổi mới và bảo đảm sự lãnh đạo, cầm
quyền của Đảng.
Nắm vững và xử lý tốt các mối quan hệ
lớn giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và Nhân dân làm chủ; giữa Nhà nước,
thị trường và xã hội; giữa thực hành dân chủ xã hội chủ nghĩa và tăng cường
pháp chế, bảo đảm kỷ cương xã hội".
“Qua hơn 35 năm đổi
mới và hơn 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ
lên Chủ nghĩa xã hội (Cương lĩnh năm 1991, bổ sung, phát triển năm 2011), công
cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do
Nhân dân, vì Nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng đã đạt được những thành tựu rất
quan trọng. Nhận thức, lý luận về Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam
ngày càng thống nhất, đầy đủ và sâu sắc hơn.
Hệ thống pháp luật đã được hoàn thiện
một bước cơ bản; vai trò của pháp luật và việc thực thi pháp luật được chú
trọng trong tổ chức, hoạt động của Nhà nước và xã hội. Cơ chế phân công, phối
hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong thực hiện các quyền lập pháp,
hành pháp, tư pháp ngày càng rõ hơn và có chuyển biến tích cực. Bộ máy nhà nước
từng bước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Tổ chức và hoạt động của Quốc
hội có nhiều đổi mới, chất lượng được nâng cao.
Hoạt động của Chính phủ chủ động, tích
cực, tập trung hơn vào quản lý, điều hành vĩ mô, tháo gỡ rào cản, phục vụ, hỗ
trợ phát triển. Cải cách hành chính, cải cách tư pháp có bước đột phá trên một
số lĩnh vực. Tổ chức bộ máy của toà án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân, cơ
quan điều tra, cơ quan thi hành án, cơ quan bổ trợ tư pháp tiếp tục được kiện
toàn, chất lượng hoạt động được nâng lên.
Quyền con người, quyền công dân theo
Hiến định tiếp tục được cụ thể hoá bằng pháp luật và thực hiện tốt hơn trên
thực tế; dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện được tăng cường. Hoạt động của
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội từng bước được đổi
mới.
Mô hình Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam không ngừng được hoàn thiện, vận hành theo cơ chế “Đảng lãnh
đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ”, góp phần quan trọng vào những thành
tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc.
Công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền
Xã hội chủ nghĩa Việt Nam vẫn còn những hạn chế, bất cập, có mặt chưa đáp ứng
yêu cầu phát triển, quản lý và bảo vệ đất nước trong tình hình mới. Một
số vấn đề lý luận và thực tiễn chưa được luận giải một cách đầy đủ, thuyết
phục; tổ chức bộ máy nhà nước, hệ thống pháp luật còn một số bất cập, chưa đáp
ứng yêu cầu.
Quyền lực nhà nước chưa được kiểm soát
hiệu quả, cơ chế kiểm soát quyền lực chưa hoàn thiện; vai trò giám sát của Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và Nhân dân chưa được
phát huy mạnh mẽ; ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận cán bộ, công chức,
đảng viên và Nhân dân chưa nghiêm; cơ chế bảo đảm quyền làm chủ của Nhân dân,
quyền con người, quyền công dân có mặt chưa được phát huy đầy đủ; cải cách hành
chính, cải cách tư pháp chưa đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước.
Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập
nêu trên chủ yếu là do: việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt
Nam là vấn đề lớn, phức tạp, lâu dài. Công tác tổng kết thực tiễn, nghiên
cứu, hoàn thiện lý luận chưa được quan tâm đúng mức. Quyết tâm chính trị, công
tác lãnh đạo, chỉ đạo của một số cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền trong thực
hiện các chủ trương, nhiệm vụ về xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa Việt Nam chưa tương xứng với yêu cầu đặt ra”. Đoạn trích trong
ngoặc kép là đánh giá của Đảng tại Hội nghị lần thứ 6, Ban Chấp hành Trung ương
khoá XIII.
Đại hội lần thứ XIII của Đảng diễn ra
vào thời điểm toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta nỗ lực phấn đấu vượt qua nhiều
khó khăn, thách thức, đạt được nhiều thành tựu rất quan trọng, khá toàn diện,
tạo nhiều dấu ấn nổi bật trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đánh giá 35 năm
thực hiện công cuộc đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và tổng kết thực hiện Chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội 2011-2020, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định:
“Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như
ngày nay”.
Nội dung văn kiện của Đảng (qua các kỳ
đại hội) ngày càng nhiều đổi mới, tiến bộ về chất. Nghiên cứu, tìm hiểu kỹ nội
dung các văn kiện đại hội Đảng và Đại hội lần thứ XIII sẽ thấy, Đảng kết hợp
nhuần nhuyễn giữa lý luận và thực tiễn, giữa kiên định và đổi mới, giữa kế thừa
và phát triển, trên cơ sở phát huy tối đa dân chủ, trân trọng lắng nghe ý kiến
đóng góp của các nhà khoa học, cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Nội dung các văn kiện đồng thời đã thể
hiện sự tiếp thu có chọn lọc nhiều giá trị chung của nhân loại. Quan điểm, tư
tưởng về xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Pháp quyền Việt Nam XHCN đã được đặt
ra từ lâu và tiếp tục được đại hội lần thứ XIII của Đảng phát triển với nhiều
nội dung đột phá, sáng tạo, đáp ứng yêu cầu của tình hình đất nước.
Tư tưởng về nhà nước pháp quyền là một
giá trị quý báu của nhân loại được hình thành từ thời xa xưa, trong quan điểm
của các nhà tư tưởng như Xôcrat (469-399 Tr.CN), Arixtốt (384-322 Tr.CN),
Xixêrôn (l06-43 Tr.CN). Sau đó, tư tưởng về nhà nước pháp quyền được các nhà
chính trị và pháp lý như John Locke (1632 - 1704), Montesquieu (1698 - 1755),
J.J. Rút-xô (1712 - 1778), I.Kant (1724 - 1804), Hêghen (1770 - 1831)… phát
triển như một thế giới quan pháp lý mới, đó là thế giới quan chống lại sự
chuyên quyền, đặc quyền, tình trạng vô pháp luật, khẳng định mạnh mẽ những tư
tưởng nhân đạo, các nguyên tắc tự do bình đẳng. Đây chính là nội dung cốt lõi
của học thuyết nhà nước pháp quyền.
Khái niệm nhà nước pháp quyền, theo
các nhà nghiên cứu, nguyên nghĩa của từ này là thuật ngữ “The Rule of
Law”, được hiểu là sự tối thượng của pháp luật. Một trong những đặc trưng
cơ bản của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là nhà nước được tổ chức và
hoạt động trên cơ sở Hiến pháp, pháp luật.
Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp
luật, bảo đảm vị trí tối thượng của pháp luật trong đời sống xã hội; mở rộng
dân chủ đi đôi với tăng cường pháp chế XHCN, kỷ luật, kỷ cương trong mọi lĩnh
vực của đời sống xã hội. Nguyên tắc “thượng tôn pháp luật” là yếu tố cốt lõi
của Nhà nước pháp quyền và là điều kiện để xây dựng XHCN dân giàu, nước mạnh,
dân chủ, công bằng và văn minh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét