Trong
những ngày qua, từ việc chính quyền TP HCM giải phóng mặt bằng khu đất thuộc
vườn rau Lộc Hưng (quận Tân Bình) để xây dựng trường học, công trình phúc lợi,
đã xuất hiện tình trạng các cá nhân vi phạm cản trở, chống đối người thi hành
công vụ, căng băng rôn, biểu ngữ gây mất trật tự.
Đáng chú
ý, đang có âm mưu kích động từ các thế lực thù địch, phản động hòng biến vụ
giải phóng mặt bằng này thành điểm nóng về “tranh chấp đất đai”, khoét sâu mâu
thuẫn giữa người dân với chính quyền, biến Lộc Hưng thành điểm nóng kiểu Đồng
Tâm, Tiên Lãng. Các báo đài hải ngoại như RFA, VOA… tung nhiều bài viết, hình
ảnh xuyên tạc “chính quyền cướp đất của dân”, “công an đánh dân”,“dân oan ca
thán, chính quyền bất chấp”…
Cổ suý
cho vụ việc này, nhiều tài khoản cá nhân có tên Lê Công Định, Lê Nguyễn Hương
Trà, Trịnh Sơn, Nguyễn Tín, Bạch Cúc, Phạm Thanh Nghiên… đã đăng tải nhiều bài
viết quy chụp chính quyền địa phương đang “đàn áp giáo hội”, “đập phá nhà dân”,
“cướp cơm của dân”. Chúng rêu rao, sắp có “ngòi nổ Tiên Lãng giữa Sài Gòn”,
thậm chí kêu gọi người dân xuống đường, căng băng rôn, biểu ngữ và hướng dẫn
dùng hung khí chống đối.
Tài khoản
facebook có tên Ngô Hoàng Bảo còn lộng ngôn:“Cướp đất, cướp nhà là nghề của
Việt Cộng”,“chính quyền TP.HCM không tôn trọng quyền con người ở vườn rau Lộc
Hưng”. Bên cạnh đó, những “nhà dân chủ” được dịp tung võ giương oai. Thậm chí,
yếu tố tôn giáo đã được lợi dụng để vu cáo thành “chính quyền đàn áp tôn giáo”,
cổ suý một số linh mục có tư tưởng chống đối, lên mạng viết hươu, viết vượn!
Đặc biệt, trên trang “Việt Tân”, tổ chức này tung rất nhiều bài viết,
hình ảnh kích động người dân, vu cáo chính quyền “cướp đất”, miệt thị chế độ,
bịa đặt vụ việc thành “Việc nhà cầm quyền CSVN dùng bạo lực tàn phá cả trăm
ngôi nhà xây cất hợp pháp trong vườn rau Lộc Hưng, thành Hồ tiếp tục gây phẫn
nộ trên mạng xã hội”.
Trang này
xuyên tạc thành: “Chưa có nơi nào trên thế giới có một chiến dịch thu hồi đất
như ở khu Vườn Rau Lộc Hưng. Không có quyết định thu hồi, không đền bù, không
tái định cư và không cả báo trước, nội trong 1 đêm, ĐCSVN đã san bằng khu vườn
rau Lộc Hưng thành bình địa”… Những lời lẽ đầy tính hiềm khích, kích động, bịa
đặt này đã cho thấy ai đứng đằng sau vụ việc và âm mưu của việc kích động đó là
gì.
Thực tế
cho thấy, những năm qua, lợi dụng những bức xúc, những tồn tại trong giải quyết
vấn đề thu hồi, giải phóng mặt bằng đất đai làm công trình phục vụ nhu cầu công
cộng, phúc lợi xã hội, các thế lực thù địch, phản động đã tìm cách can thiệp,
kích động, âm mưu biến vụ việc thành điểm nóng, khoét sâu mâu thuẫn giữa người
dân với chính quyền.
Từ việc
xuyên tạc một vụ việc cụ thể, chúng miệt thị thành “vấn đề của chế độ”, làm sai
lệch bản chất việc sở hữu toàn dân về đất đai. Vụ việc ở vườn rau Lộc Hưng, ý
đồ của các đối tượng không gì khác là tạo điểm nóng ngay giữa TP Hồ Chí Minh,
tạo cớ thành “ngòi nổ Tiên Lãng”, Đồng Tâm…
Giải
phóng mặt bằng đất đai là vấn đề phức tạp. Trong quá trình giải phóng mặt bằng,
thu hồi đất đai vì mục đích công cộng, phúc lợi xã hội thì chính quyền địa
phương cần phải rà soát, đảm bảo tính chặt chẽ về pháp lý và thực tiễn. Ý kiến
của người dân, tổ chức có quyền, lợi ích trên mảnh đất bị thu hồi phải được xem
xét, tính toán cẩn trọng.
Đối với
việc thu hồi đất do các cá nhân, tổ chức lấn chiếm, xây dựng trái phép thì cần
làm rõ các mốc thời gian bị lấn chiếm, diện tích. Việc thu hồi đất bị lấn
chiếm, xây dựng trái phép cần có thái độ kiên quyết, giải thích rõ cho người
dân, cho dư luận hiểu. Đồng thời, làm rõ nguyên nhân của tình trạng trên, giải
quyết các vấn đề phát sinh một cách thấu đáo.
Trong vụ
việc này, UBND quận Tân Bình, TP. HCM đã thông tin nhiều vấn đề liên quan đến
việc cưỡng chế đối với 110 hộ dân trên khu đất công trình công cộng tại phường
6, quận Tân Bình (thường gọi là “vườn rau Lộc Hưng”).
Theo đó,
chính quyền địa phương khẳng định việc cưỡng chế được tiến hành đúng pháp luật
và khu đất này sẽ được dùng để xây dựng khu trường học công lập đạt chuẩn quốc
gia.
Ngày
8-10-2018, HĐND TP đã ban hành Nghị quyết 21/NQ-HĐND, quyết định chủ trương đầu
tư các dự án đầu tư công trên địa bàn, trong đó có 3 dự án trường học và 1 dự
án đầu tư cơ sở hạ tầng tại khu đất trên.
Theo UBND
quận Tân Bình, trong thời gian triển khai các thủ tục pháp lý cần thiết để thực
hiện dự án thì nhiều hộ dân canh tác trồng rau tại khu đất trên đã tiến hành
xây dựng nhà không phép với nhiều mục đích khác nhau như để ở, cho thuê phòng
trọ, kinh doanh quán ăn, cà phê... Tính đến nay đã có 110 trường hợp vi phạm,
trong đó có 42 trường hợp phát sinh trong năm 2018.
Hành vi
xây dựng không phép đã được UBND quận Tân Bình chỉ đạo UBND phường 6 phối hợp
với Đội Thanh tra địa bàn thuộc Sở Xây dựng tiến hành lập biên bản vi phạm hành
chính, ban hành quyết định đình chỉ thi công, quyết định cưỡng chế tháo
dỡ.
Tuy
nhiên, quá trình lực lượng chức năng thực hiện xử lý hành vi xây dựng không
phép thì các cá nhân vi phạm đã có hành vi không hợp tác, cản trở và kể cả
chống đối người thi hành công vụ.
Mặc dù các cơ quan chức năng của quận và phường đã có nhiều giải pháp
như: ngăn chặn không cho chở vật liệu xây dựng, phát thông báo, phát loa tuyên
truyền, vận động chấp hành... nhưng vẫn không hiệu quả. Tình trạng xây dựng
không phép tại khu vực này vẫn diễn ra, nhất là trong khoảng thời gian từ cuối
năm 2016 đến nay.
Không những vậy, thời gian qua tại đây còn phát sinh nhiều hệ lụy như
lừa đảo mua bán nhà, đất trái phép, tệ nạn xã hội, mất mỹ quan đô thị... gây
mất an ninh trật tự.
Chính vì vậy,
ngày 4-1-2019, UBND quận Tân Bình tổ chức cưỡng chế với các trường hợp vi phạm
để đảm bảo kỷ cương pháp luật. Nhà nước sẽ hỗ trợ theo chính sách đất nông
nghiệp đối với các hộ dân có quá trình canh tác trên đất do Nhà nước quản lý
theo quy định, đơn giá đất để tính hỗ trợ do UBNDTP phê duyệt.
Từ vụ
việc trên đòi hỏi mỗi người dân cần phải cảnh giác trước các thông tin sai
trái, bịa đặt, không cổ suý các bài viết, quan điểm lợi dụng vụ việc để kích
động, chống phá của kẻ địch.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét