Để chống phá cách mạng nước ta, các thế lực thù địch từ lâu xem tôn giáo là một trong những mũi nhọn để công kích, chống phá. Những đối tượng phản động, cơ hội chính trị lợi dụng tôn giáo và quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo để kích động và tiến hành các hoạt động chống chính quyền, chống chế độ XHCN dưới chiêu bài “đấu tranh cho tự do tôn giáo, dân chủ, nhân quyền”, tiến tới phủ nhận, xóa bỏ vai trò của Đảng, Nhà nước ta. Việt Nam là quốc gia đa tôn giáo với nhiều loại hình khác nhau và có sự phát triển nhanh cả về tổ chức, số lượng tín đồ, cơ sở thờ tự. Đa số các hoạt động tôn giáo được diễn ra bình thường và tuân thủ pháp luật của Nhà nước; tín đồ và chức sắc các tôn giáo yên tâm, tin tưởng và hăng hái thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần tích cực vào công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Tuy nhiên, trong thời gian qua, các thế lực phản động, thù địch tiếp tục triệt để lợi dụng vấn đề tôn giáo để kích động, gây rối làm mất ổn định chính trị, phủ nhận quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo, chia rẽ Đảng, Nhà nước, quân đội với nhân dân; chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Với
những thủ đoạn các thế lực thù địch ở ngoài nước thông qua các trang mạng xã
hội: youtube, facebook, tiktok, zalo, instagram… chỉ đạo, móc nối với các phần
tử cực đoan, phản động ở một số địa bàn trong nước nhằm vu cáo, dựng chuyện chính
quyền địa phương đàn áp, vi phạm “dân chủ”, “nhân quyền”, “tự do tôn giáo”,
kích động đồng bào dùng vũ lực chống lại chính quyền các cấp. Chúng triệt để
lợi dụng và dựa vào hệ thống tổ chức tôn giáo để tập hợp lực lượng, đẩy mạnh
phát triển các hội đoàn tôn giáo, gia tăng phát triển lực lượng chống đối trong
các tôn giáo, tạo thế liên tôn, liên kết bên trong với bên ngoài nhằm khuyếch
trương thanh thế, kết hợp với tăng cường truyền đạo trái phép, nhất là ở các
vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây
Nam Bộ để khống chế, kích động quần chúng bạo loạn, phá rối trật tự an ninh, an
toàn xã hội, hòng gây ra “Những bất ổn về chính trị”, tạo “điểm nóng về an
ninh” ở Việt Nam. Tiêu biểu đó là các phong trào về “Nhà nước của người Hmông”,
“Nhà nước Đề ga độc lập”, “Nhà nước Khơmer Crom”. Tổ chức Tin lành Đề ga thì
nay là “Tin lành đấng Christ Việt Nam” hay “Tin lành đấng Christ Tây Nguyên”
được các tổ chức phản động lưu vong người Việt ở nước ngoài giật dây, chống
lưng.
Với
những chiêu bài các phần tử theo chủ nghĩa cực đoan lợi dụng các vấn đề dân
tộc, tôn giáo trú chân tại một số quốc gia thiết lập cơ sở, chân rết, tổ chức
huấn luyện cho số đối tượng trong nước và cử người xâm nhập Việt Nam chỉ đạo
thực hiện hành động khủng bố ở Việt Nam. Hoạt động khủng bố của nhóm đối tượng
tấn công trụ sở chính quyền và người dân tại tỉnh Đắk Lắk vào ngày 11/6/2023 là
điển hình cho hình thức chống phá này của chúng. Chúng thúc đẩy phong trào đòi
ly khai và đưa ra những đòi hỏi hết sức phi lý, trái với pháp luật: “là tôn
giáo phải độc lập, không chịu sự quản lý của Nhà nước”. Đồng thời, chúng cũng
tâng bốc, ca ngợi “tự do tôn giáo”, “giá trị dân chủ phương Tây”; “nhân quyền
cao hơn chủ quyền”, “chủ nghĩa can thiệp nhân đạo”, một số phần tử cực đoan
ngang nhiên cho rằng "tự do tôn giáo" là quyền, không chịu sự quản lý
của Nhà nước, đòi xây dựng xã hội dân sự Việt Nam theo mô hình các nước phương
Tây.v.v..
Có
thể thấy, âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo chống phá
Đảng, Nhà nước Việt Nam là rất tinh vi, thâm độc và ngày càng trắng trợn; đối
tượng đa dạng, phức tạp; mục đích không thay đổi; hậu quả khó lường. Với tinh
thần cảnh giác của người dân, cùng với các biện pháp nghiệp vụ kiên quyết của
lực lượng chức năng, chúng ta đã phát hiện và đấu tranh ngăn chặn kịp thời âm
mưu, hành động nguy hiểm đó. Nhưng, các thế lực thù địch không dễ từ bỏ, chúng
vẫn ngoan cố và luôn tìm mọi cách phá hoại thành quả cách mạng của nhân dân
Việt Nam.
Để
đấu tranh với những âm mưu, thủ đoạn của chúng, chúng ta cần tập trung vào các
nội dung sau: Tăng cường tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trong các tầng lớp
nhân dân, nhất là đồng bào tôn giáo nắm vứng quan điểm, chủ trương của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo. Tiếp tục rà soát,
bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách đối với công tác tôn giáo. Chăm lo nâng
cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các tôn giáo. Tăng cường xây
dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, giữ vững ổn định chính trị- xã hội;
chủ động kịp thời giải quyết tốt các điểm nóng liên quan đến vấn đề tôn giáo.
Phát huy vai trò của hệ thống chính trị cơ sở và những người có uy tín trong
các tôn giáo tham gia đấu tranh phòng, chống các thế lực thù địch lợi dụng tôn
giáo chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam. Qua đó, phát huy các nguồn
lực tín ngưỡng, tôn giáo, lan tỏa trong xã hội và tạo nên sức mạnh tổng hợp
trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa thời kỳ
mới./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét