Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài hiện khoảng 5,3 triệu người sinh sống, làm việc trên 130 quốc gia và vùng lãnh thổ. Dù ở bất cứ nơi đâu, đồng bào ta vẫn luôn hướng về Tổ quốc, là bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Với cơ đồ, tiềm lực, vị thế, uy tín quốc tế của đất nước ngày càng được nâng cao, niềm tin của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài cũng ngày càng được củng cố. Trong công cuộc xây dựng và phát triển Tổ quốc ngày nay, kiều bào trở thành nguồn lực quan trọng đóng góp cho sự phát triển của đất nước.
Trong những năm qua Bộ Ngoại giao, đã
nỗ lực phối hợp với các bộ, ban, ngành Trung ương và địa phương tiếp tục đẩy
mạnh triển khai mọi mặt công tác, tạo chuyển biến trên nhiều mặt, tăng cường sự
gắn bó giữa kiều bào với quê hương, góp phần phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân
tộc phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Các quan điểm, chủ
trương, chính sách đại đoàn kết dân tộc đối với kiều bào “hợp ý Đảng, lòng dân”
đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ và đồng lòng thực hiện của người dân ở trong
và ngoài nước. Trong đó, công tác đại đoàn kết, vận động, thu hút nguồn lực
kiều bào tiếp tục được chú trọng; nhờ đó, ngày càng nhiều kiều bào tham gia
đóng góp nguồn lực kinh tế, nguồn lực tri thức và nguồn lực “mềm” cho quê
hương, đất nước. Đóng góp vào thành tựu chung của đất nước hiện có 376 dự án
đầu tư của kiều bào với tổng vốn đăng ký hơn 1,7 tỷ USD và vốn góp vào hàng
nghìn doanh nghiệp tại Việt Nam. Dòng kiều hối về Việt Nam khá ổn định và có
thể tăng 3,6-4,5% trong năm 2023. Tiêu biểu, Thành phố Hồ Chí Minh luôn là địa
phương dẫn đầu cả nước về lượng kiều hối nhận được. Năm 2021, bất chấp ảnh
hưởng của đại dịch, lượng kiều hối chảy về Thành phố đạt khoảng 6,5 tỷ USD,
tăng 9% so với năm trước đó và năm 2022 đạt khoảng 6,8 tỷ USD.
Vì vậy để tiếp tục phát huy người Việt
Nam ở nước ngoài là nguồn lực ngày càng quan trọng đóng góp cho sự nghiệp xây
dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc. Ngày 10/11, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ký
Quyết định số 1334/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Phát huy nguồn lực của người Việt
Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới”. Về mục tiêu
tổng quát của Đề án nhằm huy động nguồn lực người Việt Nam ở nước ngoài tham
gia phát triển đất nước trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước, gắn với mục tiêu của Việt Nam trở thành nước phát triển, có thu nhập
cao vào năm 2045 như Đại hội XIII của Đảng đã đề ra; tăng cường khối đại đoàn
kết toàn dân tộc Việt Nam trong và ngoài nước; củng cố sức mạnh, tiềm năng của
cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đóng góp cho đất nước.
Mục tiêu cụ thể là tăng cường thống
nhất nhận thức người Việt Nam ở nước ngoài là nguồn lực ngày càng quan trọng
đóng góp cho sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc, từ đó xây dựng
các định hướng, chủ trương, biện pháp mang tính tổng thể, cơ bản, lâu dài nhằm
thu hút và phát huy tối đa nguồn lực này. Các bộ, cơ quan, địa phương xây dựng
đề án, chương trình, kế hoạch về thu hút nguồn lực của người Việt Nam ở nước
ngoài; thiết lập cơ chế triển khai, phối hợp đồng bộ từ Trung ương đến cơ sở và
trên phạm vi toàn quốc, trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, tạo môi trường, cơ
chế trong nước để người Việt Nam ở nước ngoài yên tâm gắn bó, phát huy nguồn
lực của mình với đất nước; xây dựng hành lang pháp lý để người Việt Nam ở nước
ngoài cơ bản được hưởng môi trường pháp lý tương đương với người trong nước khi
tiến hành các hoạt động đầu tư, kinh doanh, khoa học công nghệ, văn hóa thể
thao, nhân đạo...
Mục tiêu tiếp
theo là tạo khuôn khổ, cơ chế bền vững khuyến khích người Việt Nam ở nước ngoài
tham gia phát triển đất nước trên các lĩnh vực phù hợp với nguồn lực của cộng đồng;
duy trì đà tăng trưởng của kiều hối; thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư FDI của
người Việt Nam ở nước ngoài; đẩy mạnh phát huy hiệu quả nguồn lực của tri thức
người Việt Nam ở nước ngoài thúc đẩy chuyển giao tri thức và kỹ năng; thu hút
và sử dụng hiệu quả lực lượng lao động, du học sinh trở về; triển khai hiệu quả
các sáng kiến, đóng góp từ thiện nhân đạo, xã hội của các cá nhân, tổ chức người
Việt Nam ở nước ngoài tại Việt Nam; phát huy vai trò cầu nối của người Việt Nam
ở nước ngoài trên các lĩnh vực khoa học - công nghệ kinh tế - thương mại, văn hóa,
xã hội...
Mục tiêu của Đề
án là củng cố mạng lưới người Việt Nam ở nước ngoài trên toàn thế giới; hoàn
thành xây dựng Đề án cơ sở dữ liệu về người Việt Nam ở nước ngoài; phấn đấu
100% các địa bàn có đông cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài thành lập được
các hội, đoàn. Ngoài ra, hỗ trợ cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài phát triển,
có vị thế ở sở tại; tăng cường sự gắn kết, giao lưu trong nước giữa người Việt
Nam ở nước ngoài với các tổ chức nhân dân, hội đoàn trong nước; nâng cao hiệu
quả công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, công tác lãnh sự, bảo hộ công
dân, thông tin, trao đổi với người Việt Nam ở nước ngoài, quản lý lao động, du
học sinh Việt Nam ở nước ngoài.
Có thể khẳng định
những đóng góp của bà co kiều bào về nước là vấn đề quan trọng trong phát triển
kinh tế xây dựng đất nước, thể hiện được các giá trị văn hóa cũng như tinh thần
đoàn kết, dân tộc của người Việt Nam, cùng với đó là tấm lòng của kiều bào luôn
ổn định, phát triển, hướng về Tổ quốc và thể hiện rõ bản sắc văn hóa, giá trị
Việt Nam với bạn bè quốc tế./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét