Chiều
25/10 vừa qua, Quốc hội đã chính thức công bố kết quả lấy phiếu tín nhiệm đối
với 44 người giữ chức danh do Quốc hội khóa XV bầu hoặc phê chuẩn bảo đảm khách
quan, nghiêm túc, công khai, minh bạch, đúng quy trình, thủ tục theo quy định
của pháp luật, được cử tri và Nhân dân cả nước quan tâm, đánh giá cao. Thế
nhưng bất chấp thực tế đó, các đối tượng thù địch lại tung ra những luận điệu
hết sức sai trái, lố bịch.
Lấy phiếu tín nhiệm là
việc Quốc hội, Hội đồng nhân dân thực hiện quyền giám sát, đánh giá mức độ tín
nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê
chuẩn để làm cơ sở xem xét đánh giá cán bộ.
Các chức danh do Quốc
hội bầu, phê chuẩn được lấy phiếu tín nhiệm gồm: Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch
nước; Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc
hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc
hội; Thủ tướng, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, thành viên khác của Chính phủ; Chánh
án TAND Tối cao, Viện trưởng VKSND Tối cao và Tổng Kiểm toán Nhà nước.
Theo đó, có 49 chức danh
do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. Tuy nhiên, những trường hợp có thông báo nghỉ
công tác chờ nghỉ hưu hoặc được bầu, bổ nhiệm trong năm lấy phiếu tín nhiệm
không thuộc diện lấy phiếu tín nhiệm. Vì vậy, Quốc hội sẽ không lấy phiếu tín
nhiệm đối với 5 nhân sự: Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, các Phó Thủ tướng Trần
Hồng Hà và Trần Lưu Quang, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh
và Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh, do được
bầu, phê chuẩn bổ nhiệm trong năm 2023.
Vậy nhưng cố tình phớt
lờ sự thật trên, các thế lực thù địch, phản động cơ hội chính trị lại bẻ lái,
xuyên tạc đưa ra bài viết với lời lẽ lố bịch như “việc lấy phiếu là hình thức”,
“không có gì thay đổi sau khi bỏ phiếu”, “tại sao không bỏ phiếu với các chức
danh khác?”; tỏ vẻ quan tâm khi đưa ra yêu cầu rằng “lấy phiếu tín nhiệm phải
có “bất tín nhiệm” trong phiếu”… Đây là những luận điệu hết sức xảo trá của
những kẻ có mưu đồ chống phá Đảng, Nhà nước.
Việc xuyên tạc công tác
lấy phiếu tín nhiệm là vấn đề không mới, được dùng đi dùng lại nhiều lần, đặc
biệt vào dịp Đảng, Quốc hội ra các quy định, nghị quyết về lấy phiếu tín nhiệm
thì những ngôn từ bịa đặt, những bài viết, video, hình ảnh sai trái, xuyên tạc
lại được dịp “bung nở” trên các trang mạng xã hội. Thậm chí, có hãng truyền
thông hải ngoại vốn thù địch với Việt Nam mở các diễn đàn, tiến hành phỏng vấn
số đối tượng núp bóng “luật sư nhân quyền”, “nhà dân chủ” giả hiệu để bình
luận, cổ xúy, diễn trò bôi nhọ, phủ nhận các quy đinh, nghị quyết về lấy phiếu
tín nhiệm và kết quả thực thi trên thực tế. Tuy là trò cũ nhưng âm mưu, thủ
đoạn hết sức nguy hiểm, thâm độc, nếu không tỉnh táo nhận diện thì rất dễ rơi
vào cái bẫy do các thế lực thù địch, phản động giăng ra.
Có thể thấy những luận điệu xảo trá trên nhằm kích thích sự
quan tâm của công chúng, cung cấp những thông tin sai lệch để đánh lừa nhận
thức dư luận về việc lấy phiếu tín nhiệm; tìm cách làm xói mòn niềm tin của cử
tri, nhân dân về vị trí vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Quốc hội; làm giảm sự
đóng góp, giúp đỡ, xây dựng của Nhân dân đối với hoạt động của Quốc hội, HĐND
các cấp; bôi nhọ cán bộ và công tác cán bộ của Đảng; xuyên tạc mối quan hệ giữa
Đảng với Quốc hội…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét