Hội nghị Trung ương 8 của Đảng diễn ra theo đúng chương trình, kế hoạch đã để ra; nội dung, chương trình của Hội nghị cũng đã được các cơ quan truyền thông, báo chí đăng tải, công bố công khai, rộng rãi, trong đó nổi bật là các nội dung (1) Trung ương bàn bạc và cho ý kiến kết luận về tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2023, kế hoạch năm 2024; kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm 2024-2026 và lộ trình thực hiện chế độ tiền lương mới. (2) Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5, khóa XI về một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020. (3) Tổng kết 20 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7, khóa IX về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. (4) Tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7, khóa X về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. (5) Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8, khóa XI về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. (6) Quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV và một số vấn đề quan trọng khác…
Những ngày trước, trong và sau Hội nghị Trung
ương 8 của Đảng, trên mạng xã hội đã xuất hiện không ít những bài viết mang
tính "giật tít, câu view" xuyên tạc trắng trợn vấn đề nhân sự, công
tác cán bộ của Đảng nói riêng, nội dung Hội nghị Trung ương 8 nói chung…của một
số đối tượng thù địch, phần tử cơ hội, bất mãn, có tư tưởng chống phá Việt
Nam..
Họ tung
ra luận điệu cho rằng nội bộ Đảng “đang bắt đầu cuộc đua tranh vào Trung ủy” và
các phe cánh “sẽ tìm mọi cách, mọi thủ đoạn để triệt hạ lẫn nhau”, nên Hội nghị
“phải họp kéo dài” để gây dư luận hiểu lầm, xuyên tạc, bôi đen sự thật…
Thực tế, nhìn vào nội dung, chương trình, thông cáo báo chí từng
ngày họp và diễn văn bế mạc của Hội nghị, có thể thấy Trung ương đã thảo luận,
bàn bạc và quyết nghị nhiều nội dung quan trọng, liên quan đến những vấn đề hệ
trọng của đất nước. Hơn nữa, những kết quả của Hội nghị đã không chỉ “thể
hiện tinh thần trách nhiệm, sự đoàn kết thống nhất cao của Trung ương”,
không chỉ “góp phần quan trọng vào việc củng cố, phát huy những kết quả,
thành tích rất đáng trân trọng mà toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã nỗ lực phấn
đấu đạt được từ đầu nhiệm kỳ đến nay”, mà còn đồng thời “góp phần tạo ra
khí thế mới, xung lực mới cho sự nghiệp tiếp tục đổi mới đồng bộ và toàn diện;
xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát triển đất nước
nhanh và bền vững vì Tổ quốc Việt Nam yêu quý của chúng ta” như lời Tổng Bí
thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định.
Vậy mà, những người "nhân danh" yêu nước, yêu dân chủ và
đấu tranh cho dân chủ không những không đồng ý với nhận định của Tổng Bí thư,
mà còn xuyên tạc rằng: Trong bài phát biểu bế mạc hội nghi, người đứng đầu Đảng
Cộng sản Việt Nam “tuy không còn quá tự tin trong so sánh “đất nước ta chưa bao
giờ có được tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”, nhưng vẫn lạc
quan khi so sánh toàn cầu rằng, “trong 9 tháng đầu năm vừa qua, kinh tế nước ta
vẫn tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh không mấy sáng sủa của kinh tế toàn
cầu; kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định; lạm phát, nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước
ngoài, bội chi ngân sách nhà nước được kiểm soát; các cân đối lớn của nền kinh
tế được bảo đảm”.
Đến khi, đồng chí Tổng Bí thư nhấn mạnh yêu cầu “tập trung ưu
tiên thực hiện thắng lợi đồng bộ các nhiệm vụ chính trị: Phát triển kinh tế -
xã hội là trung tâm; xây dựng Đảng là then chốt; phát triển văn hóa là nền tảng
tinh thần; bảo đảm quốc phòng, an ninh là trọng yếu, thường xuyên” cũng đã
bị các phần tử cơ hội, cực đoan, phản động xuyên tạc thành “ở đây ý ngầm của
ông là kinh tế phát triển trước tiên phải dành phục vụ cho Đảng, sau đó mới là
đời sống nói chung của dân chúng”; họ cũng bẻ cong sự thật khi cho rằng Tổng Bí
thư Nguyễn Phú Trọng đã thay cụm từ “Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa” bằng
cụm từ “Tổ quốc Việt Nam yêu quý của chúng ta” và xuyên tạc rằng “một ghi nhận
là ở diễn văn bế mạc, cụm từ “xã hội chủ nghĩa” được nhắc đến mức tiết chế. Đó
chính là trong phần kết diễn văn, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “kêu gọi xây
dựng “hệ thống chính trị trong sạch” - “vì Tổ quốc Việt Nam yêu quý của chúng
ta” - đã không có cụm từ “xã hội chủ nghĩa” thường thấy ở mẫu câu dạng thức lễ nghi
này”.
Trên thực
tế, Việt Nam luôn kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, kiên
định xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là điều không thể phủ
nhận. Nội dung này cũng đã được Tổng Bí thư khẳng định trong phần Tổng kết 10
năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc
trong tình hình mới” là: Việt Nam “kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và
chủ nghĩa xã hội; kiên quyết, kiên trì, chủ động tạo lập thời cơ, bảo vệ vững
chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; giữ vững môi trường
hòa bình, ổn định và điều kiện thuận lợi để xây dựng, phát triển đất nước”.
Cho nên, “vì Tổ quốc Việt Nam yêu quý của chúng ta” hay vì “Tổ quốc Việt Nam xã
hội chủ nghĩa” cũng chỉ là một; đều là nghĩa vụ, trách nhiệm của cả hệ thống
chính trị và của mỗi người dân Việt Nam yêu nước chân chính. Vì thế, mọi sự
xuyên tạc đều là phản động!.
Đặc biệt, dù một nội dung quan trọng đã được Tổng Bí thư khẳng
định là: Việt Nam “chú trọng bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc
trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc, luật pháp quốc
tế, bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi” và “kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ
chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tăng cường đầu tư thích đáng cho việc
xây dựng nền quốc phòng toàn dân, nền an ninh nhân dân, lực lượng vũ trang nhân
dân, đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa; giữ nước từ khi nước chưa
nguy; tuyệt đối không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống. Kết hợp sức
mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; chủ động, tích cực hội nhập, nâng cao hiệu
quả hợp tác quốc tế”, song các thế lực thù địch vẫn cố tình kích động và cổ
súy cho rằng Việt Nam cần phải “chọn phe”. Vì họ cho rằng “ngày nay, không một
quốc gia nào có thể trung lập mà bắt buộc phải chọn phe. Vấn đề là chọn phe
nào. Chiến tranh luôn có thể xảy ra, phải sẵn sàng khi nó xảy ra”. Và vì Việt
Nam không chọn phe mà chọn lẽ phải, chọn chính nghĩa, nên họ thấy “chưa thấy có
gì mới sau khi Hội nghị Trung ương 8 kết thúc”...
Về vấn đề nhân sự BCH Trung ương khoá XIV, có thể khẳng định, quy
hoạch nhân sự nói riêng, công tác cán bộ nói chung chỉ là một trong những nội
dung quan trọng của Hội nghị Trung ương 8 chứ không phải là Hội nghị chỉ bàn về
vấn đề này như các tít bài đã tung lên mạng xã hội. Bởi rằng, xuyên suốt và
nhất quán trong các kỳ Đại hội của Đảng cũng như những Hội nghị Trung ương có
bàn nội dung về vấn đề nhân sự thì công tác cán bộ nói chung, quy hoạch nhân sự
nói riêng cho nhiệm kỳ Đại hội tiếp theo của Đảng luôn được quan tâm, chú trọng
thực hiện và triển khai nghiêm túc theo đúng kế hoạch, lộ trình. Đảng luôn
nghiêm túc, cẩn trọng lựa chọn những cán bộ đủ tiêu chuẩn về đức và tài, xứng
đáng để quy hoạch, bồi dưỡng, sau đó tín nhiệm, bổ nhiệm vào những vị trí lãnh
đạo theo đúng yêu cầu của tình hình, nhiệm vụ cách mạng cần.
Vì thế, không phải chỉ đến nhiệm kỳ Đại hội XIV của Đảng thì công
tác nhân sự mới trở nên quan trọng và cẩn trọng mà chính là Đảng và Nhân dân
luôn cần những cán bộ, nhất là cán bộ trẻ có phẩm chất đạo đức, năng lực trí
tuệ, ý chí, bản lĩnh chính trị kiên trung và tầm nhìn xa, trông rộng, “dám
nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm” để quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và tin
tưởng giao phó trọng trách. Hơn nữa, công tác cán bộ, công tác nhân sự không
phải chỉ diễn ra tại một Hội nghị Trung ương mà đó luôn là một nhiệm vụ quan
trong, được thực hiện suốt tiến trình xây dựng và phát triển của Đảng, trong
từng nhiệm kỳ và nối tiếp nhau giữa các nhiệm kỳ Đại hội của Đảng. Do đó, những
luận điệu xuyên tạc cho rằng, công tác nhân sự ở Hội nghị Trung ương 8 sẽ “gay
cấn” vì “cánh bảo thủ chưa chịu bó tay”, nên vẫn “cần sự dàn xếp giữa các
khuynh hướng để thỏa hiệp” chỉ là sự hồ đồ, thiển cận…!
Thực tế, những vấn đề liên quan đến công tác nhân sự tại Hội nghị
Trung ương 8 đương nhiên không phải là vì sự tranh giành phe cánh, “không
những giành nhau ghế khuyết, mà còn giành nhau cả ghế trong tương lai” như
lời bịa đặt, bôi nhọ của các phần tử phá hoại mà thực tế công tác đảng, việc
bầu bổ sung cho đủ số lượng theo quy định là đương nhiên; việc quy hoạch nhân
sự cũng đã nằm trong chương trình nghị sự, không phải là “chuyện ăn chia bầu
bán” “chia chác ghế cho Trung ương” khóa XIV, nhiệm kỳ 2026 - 2031..
Tổng Bí
thư Nguyễn Phú Trọng là một người lãnh đạo bản lĩnh, trí tuệ và gương mẫu về
phẩm chất đạo đức, là người sống giản dị, cần kiệm, gương mẫu trong mọi công
việc cũng như cuộc sống đời thường, luôn thống nhất giữa nói và làm; chí công
vô tư trong từng công việc, nhất là những việc liên quan đến vấn đề con người.
Vì thế, đối với một công việc quan trọng của Đảng như công tác cán bộ, công tác
nhân sự cho nhiệm kỳ Đại hội tiếp theo thì Tổng Bí thư càng cẩn trọng chứ không
“cảm tính”… Việc xuyên tạc, bôi nhọ Tổng Bí thư cũng là bôi nhọ, phá hoại Đảng
ta…
Do đó, mỗi người dân cần hết sức cảnh giác với những luận điệu,
thủ đoạn xuyên tạc vấn đề nhân sự, công tác
cán bộ của Đảng nói riêng, nội dung Hội nghị Trung ương 8 nói chung…để góp phần
chung tay ngăn chặn tư tưởng xấu, độc, phá hoại, để cùng nhau xây dựng đất nước
Việt Nam thân yêu ngày càng giàu mạnh, hùng cường./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét