Sự chống phá điên cuồng, xuyên tạc sự thật của các thế lực cơ hội, thù địch về đổi mới kinh tế ở Việt Nam là sự tiếp nối của cuộc đấu tranh ý thức hệ trong điều kiện mới nhằm phá hoại, làm mất ổn định, phát triển đất nước. Những luận điểm này tuy không có ý nghĩa gì về tri thức, lý luận, nhưng chúng ta không được coi nhẹ, phải kiên quyết, kiên trì đấu tranh, phê phán. Vấn đề đổi mới kinh tế ở Việt Nam luôn bị các thế lực cơ hội, thù địch quan tâm, chống phá. Bởi đây là vấn đề hệ trọng, liên quan đến sự ổn định và phát triển đất nước, đặc biệt là vào những thời điểm khó khăn. Mục tiêu sâu xa của chúng là xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, xoá bỏ chủ nghĩa xã hội, thành quả cách mạng của đất nước, nhân dân ta dày công xây dựng dưới sự lãnh đạo của Đảng; thông qua việc chống phá, gây mất ổn định, mất lòng tin, làm cho kinh tế không phát triển, xã hội tất yếu dẫn tới rối loạn, khủng hoảng và sụp đổ; hoặc làm cho kinh tế không phát triển, tất yếu cũng dẫn tới xoá bỏ chế độ chính trị.
Chúng tấn công thẳng vào những vấn đề
mang tính ý thức hệ, như quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình
độ phát triển của lực lượng sản xuất. Chúng phủ định quy
luật này, “lớn tiếng” rằng, các nước tư bản chủ nghĩa không thừa nhận
quy luật này nhưng vẫn phát triển, hay quy luật này chỉ đúng thời của
Mác-Lênin, khi khoa học và công nghệ chưa phát triển; ngày nay người lao động
gắn bó với tư bản, có cổ phần trong các doanh nghiệp tư bản, không bị bóc lột
như trước đây, được quan tâm nhiều đến lợi ích, chủ nghĩa tư bản đã có nhiều
điều chỉnh, do đó không còn mâu thuẫn đối kháng giữa giai cấp công nhân và giai
cấp tư sản. Từ đó, chúng cho rằng, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
là lỗi thời.
Vấn đề sở hữu
công cộng dưới hai hình thức toàn dân và tập thể vẫn là một trong
những nội dung các thế lực xuyên tạc, chống phá. Lợi dụng một số yếu kém
trong quản lý kinh tế ở một số nước đi lên chủ nghĩa xã hội; tình trạng
tham nhũng, suy thoái đạo đức lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên; tình
hình một số doanh nghiệp nhà nước làm ăn kém hiệu quả, thất thoát tài sản, tình
trạng khiếu kiện đông người vẫn diễn biến phức tạp liên quan đến đất đai; đất
nơi thờ tự, đất tôn giáo, đất quốc phòng, an ninh sử dụng lãng phí, tiêu
cực…, các thế lực thù địch đưa ra luận điệu rằng, còn duy trì sở hữu
công cộng, nguồn lực đất nước còn lãng phí, sẽ không chống được tham nhũng,
lãng phí, kinh tế tiếp tục chậm phát triển.
Về các thành
phần kinh tế, chúng nhấn mạnh rằng, cho dù đến nay, chế độ cộng sản
đã có những đổi mới về kinh tế, các thành phần kinh tế, nhưng không căn bản,
không thực chất, do vẫn giữ kinh tế nhà nước có vị trí chủ đạo. Lập luận
của chúng là các thành phần kinh tế bình đẳng trước pháp luật, nhưng trên
thực tế, các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh vẫn bị phân biệt đối xử,
không công bằng trong môi trường kinh doanh, trong tiếp cận nguồn lực. Cơ chế
phân chia lợi ích chưa rõ ràng ngay trong doanh nghiệp nhà nước, trong việc
thực hiện nghĩa vụ đóng góp đối với xã hội của các thành phần kinh tế. Tuy coi
kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất, nhưng kinh tế tư nhân vẫn bị
phân biệt đối xử, chưa minh bạch trong chính sách, vẫn còn tình trạng “vỗ béo
để thịt”, bị sách nhiễu, kiểm tra, vòi vĩnh vô lý.
Chúng lập luận
rằng, việc chấp nhận kinh tế thị trường đối với các nước đi lên chủ nghĩa xã
hội vẫn còn khiên cưỡng, nửa vời. Đã chấp nhận kinh tế thị trường, tuân thủ
theo quy luật thị trường lại còn “ định hướng xã hội chủ nghĩa”, trên thực tế
chưa rõ về mô hình, hoặc chỉ danh nghĩa, thực chất đã chuyển sang theo mô hình
chủ nghĩa tư bản. Một số nước xã hội chủ nghĩa còn lại, kinh tế gặp nhiều khó
khăn, nhìn chung đó là sự mâu thuẫn.
Biện pháp phản
bác hữu hiệu nhất là nỗ lực góp phần xây dựng đất nước ổn
định, kinh tế phát triển, đời sống người dân không ngừng được nâng
lên. Sức mạnh tổng hợp của đất nước được tăng cường, vị thế quốc gia ngày càng
tăng trên trường quốc tế. Nhìn lại thực tiễn lịch sử nước ta, những thành
tựu đất nước đã đạt được trong những năm qua, càng khẳng định tính đúng
đắn, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, mô hình phát triển đất
nước do Đảng, nhân dân ta lựa chọn là đúng đắn.
Nhìn lại
75 năm ra đời nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam á, dưới sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam, dù phải trải qua nhiều khó khăn, gian khổ,
sự chống phá của các thế lực cơ hội, thù địch, sự thoái trào của
phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, nhưng đất nước Việt Nam thống
nhất, phát triển và đạt được nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa
lịch sử. Trong quá trình đó, xét về bản chất, phải giải quyết nhiều vấn đề to
lớn, trong đó có mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế. Khi thực hiện cách mạng giải
phóng dân tộc, thống nhất đất nước, nhờ có giải quyết tốt mối quan hệ giữa kinh
tế Việt Nam mới giành chiến thắng trong cuộc đấu tranh bảo vệ nền độc lập trước
các thế lực xâm lăng có sức mạnh hơn ta nhiều lần.
Khi đất nước đã
thống nhất, dưới sự lãnh đạo của Đảng, từ một nước có điểm xuất phát thấp, bị
tàn phá sau chiến tranh, sau hơn 35 năm đổi
mới, phát triển nền kinh tế, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý
nghĩa lịch sử. Đất nước chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín
quốc tế như ngày nay. Việt Nam thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao trong khu vực
và trên thế giới; chất lượng tăng trưởng được cải thiện, năng suất lao động được
nâng lên rõ rệt; kinh tế vĩ mô ổn định vững chắc hơn, lạm phát được
kiểm soát ở mức thấp, các cân đối lớn của nền kinh tế được cải thiện đáng kể; huy
động các nguồn lực cho đầu tư phát triển được đẩy mạnh, đầu tư khu vực ngoài
nhà nước tăng nhanh và chất lượng, hiệu quả được cải thiện… Nhiều tổ chức quốc
tế uy tín đánh giá, Việt Nam là một trong 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất
thế giới; là điểm sáng trên toàn cầu trong việc thực hiện thành công “mục tiêu
kép”, vừa phòng, chống dịch, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm
an sinh xã hội và đời sống nhân dân. Những thành tựu đạt được trên nhiều lĩnh vực của Việt Nam
được thế giới ghi nhận, đất nước “chưa bao giờ có được cơ đồ như ngày
nay”.
Từ thực tiễn
thành tựu trong đổi mới kinh tế cho thấy, những kết quả đạt được trong phát
triển của đất nước là cơ bản, to lớn và có ý nghĩa lịch sử, càng khẳng định con
đường, mô hình phát triển và những đổi mới kinh tế của Việt Nam là đúng hướng;
những hạn chế, thiếu sót khuyết điểm không làm thay đổi bản chất, tính đúng
đắn, ưu việt của chế độ chính trị, nền tảng tư tưởng và vai trò lãnh đạo của
Đảng. Những kết quả đó là minh chứng thuyết
phục, tự nó đanh thép phản bác lại những luận điệu xuyên tạc, sai trái, thù địch
về phát triển nền kinh tế ở nước ta./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét