Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lê nin, tư tưởng ngoại
giao Hồ Chí Minh và phát huy truyền thống, bản sắc ngoại giao hòa hiếu, giàu
tính nhân văn của dân tộc, đường lối đối ngoại của Đảng ta luôn được phát triển
và hoàn thiện trong các giai đoạn cách mạng. Trên cơ sở kế thừa đường lối đối
ngoại qua các kỳ đại hội Đảng trong thời kỳ đổi mới, Đại hội Đảng toàn quốc lần
thứ XIII tiếp tục phát triển và hoàn thiện đường lối đối ngoại của Đảng trong
giai đoạn phát triển mới của đất nước.
Phát huy
mạnh mẽ tư duy đổi mới được khởi xướng từ Đại hội VI (năm 1986), đường lối đối
ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa phương
hóa, đa dạng hóa, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, vì lợi ích quốc gia
dân tộc là sợi chỉ đỏ xuyên suốt đối ngoại thời kỳ đổi mới và được nhận thức
ngày càng sâu sắc. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói “ngoài lợi ích của dân tộc,
của Tổ quốc, thì Đảng không có lợi ích gì khác”, Đảng ta luôn nhận thức sâu
sắc lợi ích quốc gia -
dân tộc là mục tiêu cao nhất của đối ngoại. Nghị quyết Trung ương 8
khóa IX (năm 2003) lần đầu tiên nêu rõ các thành tố cơ bản của lợi ích quốc gia
dân tộc. Từ Đại hội XI (năm 2011), Đảng khẳng định lợi ích quốc gia dân tộc là
mục tiêu cao nhất của đối ngoại, trong đó lợi ích giai cấp, lợi ích quốc gia và
lợi ích dân tộc thống nhất với nhau trong lợi ích quốc gia dân tộc.
Trong
thời kỳ đổi mới, đối ngoại luôn thực hiện nhiệm vụ bao trùm và thường xuyên là giữ vững môi
trường hòa bình, ổn định, tranh thủ các yếu tố quốc tế thuận lợi cho công cuộc
đổi mới và bảo vệ Tổ quốc, nâng cao vị thế đất nước. Nhiệm vụ này được nhận
thức ngày càng sâu sắc qua các nhiệm kỳ đại hội Đảng.
Từ chủ trương “thêm bạn, bớt thù”, Đảng đã phát triển
thành hệ thống quan
điểm, phương châm chỉ đạo xuyên
suốt đối ngoại Việt Nam thời kỳ đổi mới là nhất quán thực hiện đường lối đối
ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; đa phương
hóa, đa dạng hóa “là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của
cộng đồng quốc tế”; nắm vững hai mặt đối tác - đối tượng, vừa hợp tác, vừa đấu
tranh; kiên định nguyên tắc, mục tiêu chiến lược, nhưng linh hoạt, khôn khéo về
sách lược, “dĩ bất biến, ứng vạn biến”... Cơ chế thực hiện đối ngoại là phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa đối ngoại
đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân dưới sự lãnh đạo thống nhất của
Đảng và quản lý tập trung của Nhà nước.
Với nhận thức Việt Nam là một bộ phận của thế giới, hội
nhập kinh tế quốc tế (Đại hội IX) được triển khai mạnh mẽ, sau đó mở rộng sang
các lĩnh vực khác và hình thành chủ trương chủ động, tích cực hội nhập quốc tế (Đại
hội XI). Chủ trương này là định hướng chiến lược lớn để xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc, là sự nghiệp của toàn dân và cả hệ thống chính trị. Nhận thức về quan hệ
giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế ngày càng sâu sắc, trong đó nhất quán
kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, nội lực là quyết định, nguồn
lực bên ngoài là quan trọng.
Đối ngoại song phương và đa phương từng bước điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện. Từ
tham gia các diễn đàn quốc tế đến “nỗ lực vươn lên đóng vai trò nòng cốt, dẫn
dắt hoặc hòa giải tại các diễn đàn, tổ chức đa phương có tầm quan trọng chiến
lược”. Việc thực hiện đường lối đối ngoại đúng đắn của Đảng đã
góp phần rất quan trọng giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, thuận lợi cho
công cuộc đổi mới, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn
lãnh thổ, nâng cao vị thế đất nước.
Việt Nam là thành viên của hầu hết tổ chức quốc tế và
diễn đàn đa phương quan trọng, đã tổ chức thành công nhiều hội nghị quốc tế lớn
cũng như hoàn thành nhiều trọng trách quốc tế như Ủy viên không thường trực Hội
đồng bảo an Liên hợp quốc, Hội nghị cấp cao ASEAN, Hội nghị cấp cao ASEM, Hội
nghị thượng đỉnh APEC, Diễn đàn Kinh tế giới về ASEAN, Hội nghị thượng đỉnh Hoa
Kỳ - Triều Tiên, cử hàng trăm lượt cán bộ, chiến sỹ tham gia lực lượng gìn giữ
hòa bình Liên hợp quốc,…
Những thành tựu đối ngoại nói trên là kết tinh nỗ lực của
toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta, là điểm sáng trong thành tựu chung của đất
nước như Nghị quyết Đại hội XIII đã khẳng định “đất nước ta chưa bao giờ có
được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”, trong đó có đóng
góp rất quan trọng của đối ngoại, bao gồm đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước
và đối ngoại nhân dân.
Có thể
khẳng định rằng, đường lối đối ngoại Đại hội Đảng XIII kế thừa, phát triển và
hoàn thiện đường lối đối ngoại của Đảng ta thời kỳ đổi mới, chính là kim chỉ
nam cho triển khai đối ngoại đồng bộ, sáng tạo và hiệu quả trong thời gian tới.
Để các chủ trương, định hướng đối ngoại của Đại hội XIII đi vào cuộc
sống, cần sớm có chiến lược
tổng thể về đối ngoại gắn kết chặt chẽ với chiến lược bảo vệ Tổ quốc và chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội,
trên cơ sở đó thống nhất nhận thức và hành động, xây dựng và triển khai các
chiến lược, đề án, kế hoạch, biện pháp đối ngoại trong từng lĩnh vực, với từng
đối tác. Có như vậy, sẽ phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính
trị, các cấp, các ngành và toàn dân để đối ngoại đóng góp xứng đáng vào thực
hiện thắng lợi tầm nhìn, mục tiêu phát triển đất nước mà Nghị quyết Đại hội
Đảng XIII đã đề ra./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét