Kinh tế thị trường định hướng XHCN là mô
hình kinh tế đặc thù trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam, chưa có tiền lệ
trong nền kinh tế thế giới. Thời gian qua, các thế lực thù địch, những đối
tượng cơ hội chính trị có nhiều quan điểm sai trái, lệch lạc về vấn đề này, nhằm mục đích xuyên tạc chủ trương, chính
sách của Đảng, Nhà nước ta trong phát triển nền kinh tế, phủ nhận các yếu tố
tạo điều kiện phát triển cho thành phần kinh tế tư nhân, kêu gọi các quốc gia
không công nhận cơ chế kinh tế thị trường của Việt Nam.
Những luận điệu trên thực
chất là mưu đồ đen tối, cố tình xuyên tạc đường lối phát triển nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam; gây tâm lý hoài nghi, dao động,
thiếu niềm tin trong một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân, ảnh hưởng đến
sự thống nhất nhận thức, tư tưởng trong Đảng và trong xã hội. Đây là những luận
điệu hết sức phản khoa học, không có cơ sở lý luận và thực tiễn.
Từ thực tiễn quá trình đổi
mới đã khẳng định, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam về cơ bản đã hội đủ các yếu tố của nền kinh tế thị trường hiện đại theo các
chuẩn mực quốc tế, như đa dạng các hình thức sở hữu, các thành phần kinh tế, tự
do sản xuất, kinh doanh, lưu thông những hàng hóa mà pháp luật không cấm, các
chủ thể kinh tế cạnh tranh bình đẳng, hệ thống các loại thị trường phát triển
ngày càng đồng bộ… Nền KTTT định hướng XHCN Việt Nam có nhiều
hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó: kinh tế nhà nước giữ vai
trò chủ đạo; kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác không ngừng được củng cố, phát
triển; kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng; kinh tế có vốn đầu tư nước
ngoài được khuyến khích phát triển phù hợp với chiến lược, quy hoạch và kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội”.
Đảng xác
định mục tiêu xây dựng và phát triển nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta là:
“Giải phóng mạnh mẽ và không ngừng phát triển sức sản xuất, nâng cao đời sống
nhân dân; đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo, khuyến khích mọi người vươn lên làm giàu
chính đáng, giúp đỡ người khác thoát nghèo và từng bước khá giả hơn”.
Về mục tiêu
cụ thể, Đại hội XIII của Đảng khẳng định: “Phấn đấu đến năm 2030, là nước đang
phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; có thể chế quản lý
hiện đại, cạnh tranh, hiệu lực, hiệu quả; kinh tế phát triển năng động, nhanh
và bền vững, độc lập, tự chủ trên cơ sở khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo
gắn với nâng cao hiệu quả trong hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế”.
Trong điều kiện đó, các quy
luật của kinh tế thị trường vận hành đồng bộ, các chủ thể kinh tế cạnh tranh để
tồn tại và phát triển; giá cả hàng hóa cơ bản do thị trường quyết định; sản
xuất và lưu thông hàng hóa phải chú ý đến tín hiệu giá cả, quan hệ cung - cầu
trên thị trường; thị trường đóng vai trò trực tiếp điều tiết sản xuất và lưu
thông hàng hóa, điều tiết hoạt động của các chủ thể kinh tế, huy động và phân
bổ các nguồn lực của sản xuất,… Các yếu tố bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa
của nền kinh tế thị trường gắn với vai trò quản lý của Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo để hạn chế, khắc phục những
tác động tiêu cực của cơ chế thị trường, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh
tế, ổn định xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ tài nguyên
thiên nhiên và môi trường, phát triển nhanh và bền vững đất nước.
Thực tiễn sau gần 40 năm thực hiện công cuộc đổi
mới, đất nước đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát
triển mạnh mẽ, toàn diện so với những năm trước đổi mới. Nền kinh tế của đất
nước ngày càng phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, trở thành một trong
những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khu vực và thế giới.
Những thành tựu to lớn, có ý nghĩa
lịch sử đã tiếp tục khẳng định đường lối đổi mới của Đảng ta là đúng đắn, sáng
tạo; khẳng định con đường đi lên CNXH của nước ta là phù hợp với thực tiễn Việt
Nam và xu thế phát triển của thời đại; khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng
là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét