Một
số nguyên tắc, chuẩn mực cơ bản về bảo vệ, đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn
giáo và tự do không tín ngưỡng, tôn giáo đã được ghi nhận trong các luật và bộ
luật quan trọng của Việt Nam như: Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 (Điều 9); Bộ
luật Hình sự năm 2015 (Điều 116), Luật Giáo dục năm 2019 (Điều 13, 20); Luật Tổ
chức Chính phủ năm 2015 (Điều 17); Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016, v.v..
Theo
đó, luật pháp Việt Nam có quy định rất rõ ràng về quyền và đảm bảo quyền tự do
tín ngưỡng, tôn giáo và tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người dân.
Luật Tín ngưỡng, tôn giáo quy định rõ quyền tự do tin hoặc không tin theo tôn
giáo, tự do bày tỏ niềm tin, thực hành nghi lễ tín ngưỡng, tôn giáo, tham gia
lễ hội, học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo của mọi người; quyền
của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc; quyền tự do tôn giáo của
người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam.
Đã
từ lâu, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm đến các hoạt động tôn giáo và
ban hành những chủ trương, chính sách nhằm tạo điều kiện cho các tôn giáo hoạt
động đúng tôn chỉ mục đích và Hiến pháp, pháp luật. Quan điểm nhất quán của
Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam là tôn trọng và bảo đảm quyền tự do
tín ngưỡng, tôn giáo, quyền theo hoặc không theo tôn giáo của người dân, bảo đảm
sự bình đẳng, không phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo, tín ngưỡng, bảo hộ hoạt
động của các tổ chức tôn giáo bằng pháp luật. . Tín đồ các tôn giáo ở
Việt Nam hiện nay đều được thực hiện các sinh hoạt tôn giáo bình thường tại gia
đình và các cơ sở tôn giáo hoặc các địa điểm hợp pháp khác theo nghi lễ truyền
thống của tôn giáo mình. Các cá nhân và tổ chức tôn giáo được Nhà nước tạo
thuận lợi và đảm bảo điều kiện sinh hoạt tôn giáo bình thường theo quy định của
pháp luật như: tạo điều kiện cho các tôn giáo hoàn thiện cơ cấu tổ chức giáo
hội; tạo điều kiện về cơ sở thờ tự và sinh hoạt tôn giáo, về kinh sách phục vụ
cho việc tu học và hành đạo, về đào tạo, bồi dưỡng chức sắc, người hướng dẫn
việc đạo, về mở rộng các mối quan hệ quốc tế, .v.v..
Đến
năm 2018, Nhà nước Việt Nam đã công nhận và cấp đăng ký hoạt động cho 41 tổ
chức thuộc 16 tôn giáo với 26.689.748 tín đồ, trong đó có 57.716 chức sắc,
130.167 chức việc; các tôn giáo ở Việt Nam có 29.854 cơ sở thờ tự và hơn
60 cơ sở đào tạo, trong đó có 17 trường đào tạo trình độ đại học.
Mỗi
năm, ở Việt Nam có hàng trăm đầu sách và các ấn phẩm tôn giáo, với hàng triệu
bản in được xuất bản phục vụ nhu cầu học tập và tìm hiểu của người dân. Chỉ
riêng hai tôn giáo là Công giáo và đạo Tin lành, trong năm 2020 đã xuất bản hơn
1 triệu bản Kinh Thánh. Hiện nay, các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam có 15 tờ báo
và tạp chí; hầu hết các tổ chức tôn giáo đều có các trang thông tin điện
tử.
Từ
năm 2003 đến năm 2019, có 9.343 cơ sở thờ tự của tôn giáo ở Việt Nam được phục
hồi và xây mới đến năm 2022, hầu hết cơ sở thờ tự của các tôn giáo đã được
trùng tu, sửa chữa, trong đó có khoảng 1/3 cơ sở được tu sửa ở quy mô
lớn.
Thời
gian gần đây, Nhà nước đã tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam
đăng cai tổ chức nhiều hoạt động tôn giáo quy mô lớn, mang tầm khu vực và quốc
tế, diễn ra trong thời gian dài, như: Công giáo với Lễ Năm thánh 2010 và Hội
nghị Liên Hội đồng Giám mục Á châu năm 2012; Phật giáo với Đại lễ Phật đản
Vesak các năm 2008, 2014, 2019; đạo Tin lành với Lễ kỷ niệm 500 năm Tin lành
cải chính năm 2017...
Ngoài
ra, Hoạt động đối ngoại tôn giáo ở Việt Nam không
chỉ thực hiện theo quy định của Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, mà còn được tạo điều
kiện thuận lợi để các tổ chức tôn giáo nâng cao vai trò, vị thế trong hoạt động
quốc tế, cũng như tạo điều kiện để các tổ chức nước ngoài có dịp tiếp cận với
thực tế đời sống tôn giáo ở các vùng miền của Việt Nam, góp phần vào công tác
bảo đảm ngày càng tốt hơn quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của cá nhân, tổ chức
tôn giáo.
Từ một số vấn đề trên cho thấy, chính sách nhất quán tôn trọng tự do
tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta và người dân Việt Nam không hề bị
ngăn cản hay gây khó trong việc thực hành tín ngưỡng, tôn giáo. Điều đó bác bỏ
luận điệu xuyên tạc, bóp méo tình hình thực tế khách quan về tôn giáo của các
tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí với Việt Nam để chống phá sự nghiệp cách mạng
của nhân dân ta trên lĩnh vực tôn giáo dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của
Nhà nước ta./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét