Gần 40 năm qua kể từ khi bước vào thời kỳ đổi mới, Việt Nam đã đạt
được những thành tựu to lớn, trong đó có việc bảo đảm nhân quyền góp phần ổn định
và phát triển bền vững đất nước. Việt Nam cũng là thành viên Hội đồng Nhân quyền
Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023 - 2025 và luôn được đánh giá là thành viên tích cực,
có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, nhằm chống phá Đảng, Nhà nước
ta, các thế lực thù địch không ngừng đưa ra những luận điệu xuyên tạc về việc bảo
đảm nhân quyền ở Việt Nam.
Nhiều năm trở lại đây, vấn đề
dân chủ, nhân quyền là một trong những mục tiêu trọng tâm mà các thế lực thù địch,
đối tượng cơ hội, phản động thường xuyên lợi dụng, khai thác để chống phá Đảng,
Nhà nước ta. Các đối tượng liên tục đưa ra những luận điệu xuyên tạc, bôi nhọ về
tình hình nhân quyền ở Việt Nam.
Theo đó, một số phúc trình,
báo cáo về nhân quyền thế giới đưa ra những nhận định, đánh giá thiếu khách
quan, không chính xác về vấn đề tự do tôn giáo, dân chủ nhân quyền ở Việt Nam.
Mặt khác, các đối tượng chống phá không ngừng rêu rao về cái gọi là “tù nhân
lương tâm”, từ đó lợi dụng, đòi quyền can thiệp tình hình nội bộ Việt Nam, cổ
súy, kích động những đối tượng vi phạm pháp luật, bất mãn và cơ hội chính trị tố
cáo Việt Nam vi phạm quyền con người.
Gần đây ngày 21/11, nhiều trang mạng,
trong đó có VOA Tiếng Việt, RFI… đưa tin: “Tổ chức Mạng lưới Nhân quyền Việt
Nam vừa công bố tên của ba nhà hoạt động đoạt giải nhân quyền 2023 gồm các ông
Trần Văn Bang, Y Wô Niê và Lê Trọng Hùng”.
VOA Tiếng Việt thông tin: Ba nhân
vật đó phản ánh ba hướng tranh đấu khác nhau... Ông Trần Văn Bang, nhà hoạt động
ở TP Hồ Chí Minh, thường gọi
là Trần Bang, đang thụ án 8 năm tù với cáo buộc “Tuyên truyền chống nhà nước”
theo điều 117 Bộ luật Hình sự. Ông được biết là người lên tiếng phản đối sự bá
quyền của Trung Quốc, ô nhiễm môi trường và đòi hỏi công bằng cho những tù nhân
lương tâm.
Ông Y Wô Niê, một cựu chấp sự của
Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam), can đảm tiếp tục con đường đấu tranh bất
bạo động cho quyền của đồng bào Êđê, đặc biệt là quyền tự do tôn giáo và tín
ngưỡng. Ông đang thụ án 4 năm tù với cáo buộc “Lợi dụng các quyền tự do, dân chủ”
theo điều 331 Bộ luật Hình sự, sau khi bị Công an Đắk Lắk bắt vào tháng
9/2021.
Nhà báo độc lập Lê Trọng Hùng, người
từng nộp hồ sơ tự ứng cử vào Quốc hội Việt Nam hồi đầu năm 2021, nhưng ngay sau
đó bị Công an Hà Nội bắt
giam với cáo buộc “Tuyên truyền chống nhà nước” theo điều 117 Bộ luật Hình sự.
Ông đang thụ án 5 năm tù giam.
Theo trang này, lễ trao giải năm
nay sẽ được tổ chức tại TP Toronto (Canada), vào ngày 10/12/2023, nhân dịp kỷ
niệm Ngày Quốc tế nhân quyền lần thứ 75.
Vậy tổ chức Mạng lưới Nhân quyền
Việt Nam là ai?
Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam tên
tiếng Anh là Vietnam Human Rights Network, là một tổ chức phi chính phủ và phi
lợi nhuận, có trụ sở chính đặt tại California (Hoa Kỳ). Ngày 1/11/1997, một đại
hội đã được tổ chức tại Santa Ana, California, tập hợp một nhóm các nhà hoạt động
đại diện cho nhiều tổ chức nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới. Đại hội đã quyết
định thành lập Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam.
Đến năm 2000, mạng lưới trên được
cấp quy chế tổ chức bất vụ lợi theo khoản 501(c)(3) của Luật Thuế liên bang Hoa
Kỳ. Tính đến năm 2021, mạng lưới đã tổ chức 15 đại hội định kỳ, quy tụ thành
viên từ nhiều quốc gia.
Trong cương lĩnh của mạng lưới này
có ghi: “Khuyến khích, ủng hộ và đấu tranh dân chủ, nhân quyền cho Việt Nam”,
“gia tăng có hiệu quả các hoạt động dân chủ, nhân quyền trên thế giới để thúc đẩy
tiến trình cải tiến dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam”.
Thực chất, mạng lưới này đã móc nối
với một số tổ chức tự nhận “phi chính phủ” nhưng thường xuyên chống phá Nhà nước
Việt Nam như Ân xá Quốc tế, Nhà báo Không biên giới, Ủy ban Bảo vệ ký giả. Đồng
thời gây dựng quan hệ với hàng chục nhóm, tổ chức người Việt ở nước ngoài vốn
có thành kiến với chế độ, thường chống phá Việt Nam. Tất cả nhằm mục tiêu chống
phá cách mạng Việt Nam.
Ba đối tượng Trần Văn Bang, Y Wô
Niê và Lê Trọng Hùng mà mạng lưới trên vinh danh thực tế đã bị tòa án tại Việt
Nam xét xử, đang chấp hành án. Đây là một trò hề khi họ trao giải thưởng cho những
người vi phạm pháp luật Việt Nam và nó chẳng phải là hoạt động cổ xúy cho những
kẻ vi phạm pháp luật Việt Nam hay sao?
Mang danh nhân quyền để đi cổ xúy
cho hành vi vi phạm pháp luật thì đó là loại nhân quyền gì? Chẳng phải là đi
xúi giục con người ta vi phạm pháp luật hay sao? Một giải thưởng vô hình, một
danh hiệu mĩ miều để đổi lấy những tháng ngày ngồi tù liệu có xứng đáng? Xin
thưa rằng dù họ có tung hô thế nào, đưa ra báo cáo “xuyên tạc” ra sao thì bất cứ
ai vi phạm pháp luật Việt Nam vẫn bị xử lý. Pháp luật Việt Nam sẽ không có vùng
cấm để nương tay với những người vi phạm.
Từ mấy chục năm nay, các tổ chức
phản động núp dưới nhiều danh nghĩa đã tìm mọi cách quy kết chính quyền Việt
Nam “độc đảng”, vi phạm nhân quyền. Chúng không ngừng tìm cách gán ghép các
hành vi phạm tội, mọi hiện tượng tiêu cực trong xã hội đều xuất phát từ chế độ
chính trị hiện nay… thực chất là để tiếp tục đòi xóa bỏ điều 4 Hiến pháp nước
ta, đòi Đảng từ bỏ quyền lãnh đạo, đòi đa đảng, phải chấp nhận sự can thiệp,
giám sát nhân quyền và tình hình chính trị - xã hội trong nước từ các nước
phương Tây và tổ chức quốc tế.
Trong bối cảnh hiện nay xuất
hiện những đối tượng có mục đích đen tối, thiếu trách nhiệm với đất nước, với cộng
đồng, cố tình lợi dụng quyền tự do, dân chủ để làm tổn hại lợi ích của Nhà nước
và các tổ chức, cá nhân; thường xuyên sử dụng chiêu bài tự do, dân chủ, nhân
quyền để chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa.
Để không bị kẻ xấu dẫn dắt,
tin nghe theo những luận điệu sai sự thật, mỗi người cần nâng cao nhận thức, tỉnh
táo và cảnh giác trước những thông tin không chính thống xuyên tạc việc bảo đảm
nhân quyền ở Việt Nam. Các cá nhân trong điều kiện và khả năng thực tế cần tích
cực tham gia đóng góp công sức vào quá trình phát triển của đất nước; chủ động
đấu tranh, ngăn chặn làm thất bại những âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế
lực thù địch, phản động./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét