Hội đồng Nhân
quyền Liên Hợp Quốc là một tổ chức liên chính phủ trực thuộc Đại hội đồng Liên
Hợp Quốc, có sứ mệnh thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền trên thế giới. Hội đồng gồm
47 quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc, các thành viên được Đại hội đồng Liên Hợp
Quốc bầu vào với tư cách đại diện nhóm quốc gia theo phân vùng địa lý tại Liên
Hợp Quốc. Mỗi nhiệm kỳ của thành viên kéo dài ba năm. Tổ chức này được ra đời
ngày 15/3/2006 theo Nghị quyết (A/RES/60/251) sau khi Đại hội đồng Liên Hợp
Quốc thông qua nghị quyết thành lập một tổ chức nhân quyền mới, thay thế Ủy ban
Liên Hợp Quốc về Nhân quyền đã chấm dứt hoạt động năm 2006. Năm 2013, Việt Nam lần đầu tiên trúng cử vào Hội đồng Nhân
quyền LHQ nhiệm kỳ 2014-2016 với số phiếu 184/192, cao nhất trong số các nước
thành viên mới (14 thành viên mới).
Hiện nay, Việt Nam cũng là một trong
những nước tích cực, chủ động tham gia vào hầu hết các công ước quốc tế về
quyền con người do Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế khác ban hành. Tính đến
nay, Việt Nam đã phê chuẩn, gia nhập 7/9 công ước cơ bản của Liên hợp quốc về
quyền con người; phê chuẩn, gia nhập 25 công ước của Tổ chức Lao động Quốc tế
(ILO), trong đó có 7/8 công ước cơ bản. Các công ước quốc tế về quyền con người
mà Việt Nam là thành viên, Việt Nam cam kết thực hiện và coi đó là trách nhiệm
chính trị, pháp lý của Nhà nước.
Việc Việt Nam tiếp tục trúng cử
vào Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2023-2025 là sự tiếp nối chính sách đối ngoại
của Đảng, là thành viên tích cực và có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, là nỗ
lực đóng góp tiếp theo sự thành công của nhiệm kỳ Hội đồng Bảo an vừa qua. Nỗ
lực đó cũng sẽ góp phần khẳng định nỗ lực, cam kết và thành tựu cũng như khả
năng đóng góp của Việt Nam trong bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, thể hiện
thiện chí của Việt Nam sẵn sàng tăng cường hợp tác với các nước bạn bè, các
nước đối tác, kể cả những nước có quan điểm khác biệt về quyền con người.
Tuy nhiên, trước đó Việt Nam liên tục bị các tổ chức thiếu thiện chí lợi dụng, tiến hành
hoạt động chống phá. Với các luận điệu như “CSVN không xứng đáng là
thành viên của hội đồng nhân quyền LHQ”. Mục đích là kêu gọi các thành viên của
Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc không bầu cho Việt Nam. Một vài tổ chức nhân danh quốc tế về nhân quyền gửi cái gọi là “thư ngỏ”
tới các quốc gia thành viên Đại hội đồng LHQ nhằm vận động không bỏ phiếu cho
Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2023-2025. Ngăn cản Việt
Nam đại diện cho ASEAN ứng cử Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2023-2025.
Bên cạnh đó,
dưới chiêu bài “phản biện, góp ý xây dựng, đấu tranh chống tham nhũng, tiêu
cực, bảo vệ dân chủ, nhân quyền”, các tổ chức phản động lôi kéo, kích động quần
chúng đòi tự do dân chủ, nhân quyền theo tiêu chí Mỹ, phương Tây, kêu gọi chính
giới Mỹ, phương Tây can thiệp, tác động chính quyền; dung túng, hậu thuẫn cho
số chống đối, kêu gọi đưa Việt Nam trở lại “danh sách các nước cần quan tâm đặc
biệt về tự do tôn giáo”, trả tự do cho tất cả “tù nhân lương tâm”, đòi sửa đổi,
xóa bỏ các điều luật hình sự quy định về tội Xâm phạm an ninh quốc gia.
Đáng tiếc là các tổ chức đó tầm nhìn
còn hạn hẹp, nhận thức lệch lạc cùng tư tưởng phản động, không nhận thức được
hết vai trò cũng như những công lao đóng góp to lớn của Việt Nam vào quá trình
thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền trên thế giới, cũng như chính sách, nỗ lực và
thành tựu của Việt Nam trong việc bảo đảm quyền con người và quyền công dân của
người dân, đồng thời bày tỏ tin tưởng việc Việt Nam tham gia Hội đồng Nhân
quyền LHQ sẽ góp phần thúc đẩy những giá trị và hoạt động của Hội đồng trong
việc bảo vệ quyền con người.
Việc Việt Nam được bầu là thành viên
Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc với số phiếu rất cao thể
hiện sự tín nhiệm của các quốc gia thành viên Liên hợp quốc, cũng như sự ghi
nhận, đánh giá cao của cộng đồng quốc tế dành cho Việt Nam. Ngay sau khi được
công bố trúng cử, Việt Nam đã nhận được những lời chúc mừng của bạn bè quốc tế,
chia sẻ niềm vui với Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam, bày tỏ Việt Nam hoàn
toàn xứng đáng trở thành thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc.
Dư luận quốc tế tin tưởng rằng: Việt
Nam sẽ hoàn thành tốt vai trò thành viên Hội đồng Nhân quvền LHQ. Chính giới,
giới ngoại giao nước ngoài và báo chí quốc tế đánh giá Việt Nam trúng cử là
thành công của chính sách đối ngoại chủ động hội nhập quốc tế của Việt Nam,
phản ánh vị thế và uy tín quốc tế ngày càng cao, thể hiện thế và lực của Việt
Nam đang ngày một vững chắc hơn. Một số tổ chức phát triển quốc tế cho rằng,
nhiệm kỳ sắp tới của Việt Nam trong Hội đồng Nhân quyền LHQ sẽ tạo điều kiện
cho Việt Nam bày tỏ quan điểm và chia sẻ các kinh nghiệm và thành công trong
lĩnh vực nhân quyền, góp phần làm phong phú thêm và góp phần nâng cao chất
lượng, hiệu quả các hoạt động của Hội đồng Nhân quyền và các cơ chế khác của LHQ.
Cùng với các thành viên khác, Việt Nam tranh thủ được những kinh nghiệm quốc tế
phù hợp.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét