Thông tin xấu độc là những thông tin có nội dung sai trái, bịa
đặt, bóp méo, xuyên tạc sự thật, lẫn lộn đúng sai, thật giả hoặc có một phần sự
thật nhưng được đưa tin với dụng ý xấu, chưa được kiểm chứng gây ảnh hưởng đến
cá nhân, tổ chức. Có ngôn từ thô tục, nội dung phản cảm, soi mói, xúc phạm danh
dự, nhân phẩm cá nhân. Xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận Chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chống phá đường lối, chủ trương, chính sách của
Đảng, Nhà nước. Bịa đặt, vu cáo, bôi nhọ các đồng chí lãnh đạo cấp cao của
Đảng, Nhà nước, Quân đội, Công an và gây chia rẽ đoàn kết nội bộ, đoàn kết dân
tộc, tôn giáo, đe dọa an ninh quốc gia.
Những thông tin xấu độc trên Internet và mạng xã
hội do các thế lực phản động, các phần tử chống đối cơ hội chính trị và cả
những cá nhân thiếu hiểu biết tung ra có tác động tiêu cực đến tình hình tư
tưởng, dư luận xã hội, gây nghi ngờ, gieo rắc sự hoang mang, dao động, làm giảm
sút lòng tin của một bộ phận cán bộ, đảng viên và Nhân dân đối với Đảng, Nhà
nước và chế độ xã hội chủ nghĩa. Gây nhiễu loạn thông tin, tạo tâm lý hoài
nghi, hoang mang trong Nhân dân.
Thông tin xấu độc
có rất nhiều hệ lụy nguy hiểm nhất là đối với cán bộ, đảng viên, lớp trẻ hiện
nay. Do vậy, cần có kỹ năng nhận diện và đấu tranh vô hiệu hóa, vạch trần những
phương thức thủ đoạn của các thế lực thù địch, phản động và phần tử xấu lợi
dụng không gian mạng đưa thông tin xấu độc, giả mạo. Một số kỹ năng khi tiếp
cận thông tin trên không gian mạng cần chú ý kiểm tra, đánh giá thông tin đó
là:
1. Thứ nhất, cần
xem xét kỹ các tiêu đề: Những thông tin xấu độc thường có tiêu đề hấp dẫn, đặc
biệt là những thông tin trong tiêu đề giật title, gây sốc.
2. Thứ hai, chú ý
tới các đường dẫn liên kết: Đây là dấu hiệu cảnh báo về tin giả khi chúng ta
phát hiện đường dẫn tới trang web giả mạo hoặc trông gần giống với đia
chỉ/đường dẫn của một trang web chính thống. Cảnh giác trước các đường dẫn có
dấu hiệu như: Lỗi chính tả, sai khác (lấy đường dẫn khác, nhưng tên website
giống hệt), thiếu hoặc thừa một vài ký tự, hoặc thay thế một vài ký tự với ký
tự khác gần giống (như “l” thay bằng “1”).
3. Thứ ba, kiểm
chứng cơ sở nguồn tin, xem thông tin đó đến từ nguồn nào, nếu đến từ một người
lạ, thông tin không rõ ràng cần cảnh giác, có thể xem mục giới thiệu để kiểm
tra. Đồng thời kiểm tra tên miền của trang mạng đăng tải thông tin, thường
nguồn phát của thông tin xấu độc là những trang mạng có tên miền nước ngoài
(.com, .org), không có đuôi tên miền Việt Nam “.vn”.
4. Thứ tư, xác
định đối tượng tán phát: Các thông tin bắt nguồn từ các đối tượng phản động
chống đối, cá nhân thiếu hiểu biết.
5. Thứ năm, đánh
giá về hình thức, nội dung: Tin tức xấu, độc hay bị lỗi chính tả hoặc có bố cục
lộn xộn, các hình ảnh, video trong tin xấu, độc thường bị chỉnh sửa, cắt ghép,
thay đổi nội dung, ngày tháng của sự kiện thường bị thay đổi. Nội dung chứa lỗi
chính tả. Nguyên nhân là do các trang web giả mạo thường không kiểm duyệt kỹ
nội dung. Hoặc, các trang này được tạo bởi kẻ xấu ở nước ngoài mà họ không
thành thạo ngôn ngữ được sử dụng để lừa đảo.
6. Thứ sáu, kiểm
tra hình ảnh: Những thông tin xấu độc thường chứa hình ảnh hoặc video bị chỉnh
sửa. Đôi khi bức ảnh được các đối tượng cố tình đưa ra khỏi bối cảnh gốc gây
nhầm lẫn, lầm tưởng cho người xem.
Những thông tin
xấu độc trên internet và mạng xã hội do các thế lực phản động, chống đối, cơ
hội chính trị và những cá nhân thiếu hiểu biết tung ra có tác động tiêu cực đến
tình hình tư tưởng dư luận xã hội gây nghi ngờ, gieo rắc sự hoang mang, dao
động, làm giảm sút lòng tin của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân đối
với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hôi chủ nghĩa.
Việc nhận diện,
vạch trần và đấu tranh vô hiệu hóa những phương thức, thủ đoạn của các thế lực
thù địch, phản động và phần tử xấu lợi dụng không gian mạng để đưa thông tin
xấu độc, giả mạo là rất quan trọng, góp phần bảo đảm an ninh mạng, giữ gìn trật
tự an toàn xã hội trên không gian mạng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét