Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 25 tháng 12, 2023

NVD41 - CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC VÀ GIÁO DỤC

 

            Chủ tịch Hồ Chí Minh được thế giới suy tôn là một nhà văn hóa lớn bởi những thành tựu xuất sắc của người trong lĩnh vực hoạt động và sáng tạo văn học. Với quan điểm “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng sự dốt nát cũng là giặc phải chống. Xác định rõ nhiệm vụ học tập để làm người, làm việc, để phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân và nhân loại. Người thường xuyên nhấn mạnh tới nhiệm vụ, giáo dục lý tưởng, giáo dục đạo đức “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”, và chỉ rõ rằng “Một dân tộc biết cần kiệm, biết liêm chính là một dân tộc văn minh, tiến bộ”. Là giáo dục vĩ đại, với tinh thần “Vì lợi ích 10 năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ rằng việc “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và cần thiết”. Với mục tiêu của chiến lược “trồng người” là giáo dục thế hệ trẻ thành người tốt, Đảng và Nhà nước đã đưa ra những chủ trương nhằm phát triển nền giáo dục, xây dựng chủ nghĩa xã hội, ngày càng đưa nước ta đi lên theo kịp với tiến độ của nhân loại.

            Theo người phải xây dựng một nền giáo dục toàn diện, để đào tạo những con người có đức, có tài cần kết hợp chặt chẽ giữa học và hành, lý luận gắn với giáo dục của nhà trường với gia đình và xã hội. Học suốt đời, kết hợp tự học với học trong nhà trường, học trong sách vở và học trong cuộc sống. Văn hóa có cốt lõi là đạo đức, đạo đức mà chủ tịch Hồ Chí Minh xây dựng xuất phát từ chính nghĩa văn hóa, đạo đức hết sức nhân văn của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng xã hội chủ nghĩa. Bởi vậy, người đòi hỏi Đảng cách mạng phải “là đạo đức, là văn minh”; người làm cách mạng phải có đạo đức cách mạng; muốn xây dựng xã hội chủ nghĩa phải có người thấm nhuần đạo đức và xây dựng xã hội chủ nghĩa.

            Chủ tịch Hồ Chí Minh có câu: “Việc nước lấy Đoàn thể làm cốt cán. Việc đoàn thể lấy cán bộ làm cốt cán. Cán bộ lấy đức làm cốt cán” đó là đạo đức làm người, hoàn thiện con người, đạo đức vì thắng lợi của sự nghiệp cách mạng, vì đạo đức giải phóng con người và xây dựng xã hội đem lại tự do, hạnh phúc cho con người. Cũng chính vì thế, người coi đạo đức là gốc, là đạo đức hành động và người không chỉ để lại một hệ thống quan điểm về đạo đức để học tập mà còn là một tấm gương, một kiểu mảng về thực hành đạo đức cách mạng, về sự nhất quán giữa tư tưởng và hành động, sự thống nhất giữa đạo đức với chính trị, đạo đức với tài năng, giữa đạo đức cách mạng với đạo đức đời thường. Những yêu cầu về đạo đức mà người đưa ra cho cán bộ, đảng viên nay đã trở hành hệ chuẩn mực đạo đức cơ bản của người Việt Nam mới như: “Quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng”, “Trung với Đảng, hiếu với dân, cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư”, “Việc gì có lợi cho dân, ta phải hết sức làm; việc gì có hại đến dân, ta phải hết sức tránh”, “Phải lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ” đấy là những đức tính tốt đẹp và cao cả, chính những đức tính đó ở người cán bộ, đảng viên sẽ đưa nước ta phát triển theo con đường chủ nghĩa xã hội ngày càng giàu mạnh hơn./. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NVI42 - CÁC THỦ ĐOẠN NÓI XẤU, XUYÊN TẠC VỀ TỶ LỆ NỮ GIỚI TRONG CÁC CƠ QUAN LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC HIỆN NAY

  Ngày 01/11/2024, trên trang blog Đài Á Châu Tự Do (RFA) tán phát bài “Chính trường Việt Nam ít chỗ cho phụ nữ”, nội dung nói xấu, xuyên tạ...